Đặc điểm tâm lý

Một phần của tài liệu xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên bóng bàn 8-11 tuổi tại thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 29)

Tâm lý là sự phản ánh thực tại trong bộ não của con người, là thuộc tính của vật chất phát triển cao, là khả năng phản ánh khách quan trong chủ quan [56].

Trẻ em từ 6 đến 10 tuổi tri giác không chủ định và chú ý không chủ định chiếm ưu thế. Dần dần do yêu cầu học tập, tri giác có chủ định phát triển, khi dạy động tác mới giáo viên cần sử dụng phương tiện trực quan, biểu bảng, tranh vẽ... với nội dung đơn giản dễ hiểu, cần nhấn mạnh những bộ phận những yếu tố cần thiết. Tri giác nhịp điệu của các em có những đặc điểm riêng. Dưới 8 tuổi cảm giác thời gian của trẻ chưa tốt, các em chưa nắm được nhịp nhanh, chậm. Khi phải thực hiện nhịp với thời gian ngắn trẻ lại gõ nhịp quá chậm, khi phải thực hiện nhịp với khoảng thời gian tương đối dài trẻ lại gõ nhịp quá nhanh. Các em không tự biết mình làm sai, chỉ nhờ luyện tập tri giác nhịp điệu mới được hoàn thiện.

Trẻ em từ 6 đến 10 tuổi khả năng chú ý không chủ định chiếm ưu thế, sức tập chung chú ý thấp. Ví dụ, chú ý nâng dần gối khi tập thể dục, nhưng lại quên động tác khác. Khối lượng chú ý tăng dần, 6 tuổi chỉ chú ý được từ 2 - 3

đối tượng, 9 tuổi các em đã chú ý được 4 - 5 đối tượng. Sự chú ý của các em dễ bị phân tán. Ví dụ, khi dẫn bóng các em thường quên quan sát xung quanh. Vì thế việc phát triển khả năng chú ý cho các em cần được quan tâm.

Hoạt động trí nhớ của học sinh tiểu học có những biến chuyển bước đầu về chất lượng. Đặc điểm chủ yếu của tuổi này là trí nhớ trực quan hình tượng. Trẻ dễ dàng nhớ sự việc, khái niệm, đối tượng hoặc hình ảnh cụ thể. Tư duy của học sinh lứa tuổi này có những tiến bộ rõ. Trong quá trình tiếp thu tri thức mới, bao gồm nhiều khái niệm mà trẻ không nhìn thấy trực tiếp, thì các em phải dựa vào lời giảng của giáo viên mới có biểu tượng của những khái niệm đó. Tư duy sáng tạo được phát triển chủ yếu trong quá trình vui chơi và tập kể chuyện.

Cảm xúc phụ thuộc nhiều vào hệ thần kinh. Quá trình hưng phấn mạnh hơn quá trình ức chế, dễ mệt mỏi.

Tình cảm được biểu hiện ra ngoài, như tình yêu tổ quốc, yêu lao động, tinh thần tập thể, tinh thần trách nhiệm, bạn bè.

Ý thức của trẻ phát triển chưa tốt. Tính kỹû luật, sự quyết tâm còn yếu, ví dụ, trong giờ học thể dục các em hay chen hàng để thực hiện nhiều lần.

Một phần của tài liệu xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên bóng bàn 8-11 tuổi tại thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)