2.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.1.1. Phương pháp tham khảo tài liệu:
Phương pháp này dùng để tập hợp kiến thức, tìm hiểu xu thế, thực trạng cùng động thái của vấn đề rút ra các luận cứ khoa học về đặc điểm môn bóng bàn, các nhân tố ảnh hưởng đến thành tích và các vấn đề liên quan đến tuyển chọn VĐV bóng bàn 8 – 11 tuổi. Phương pháp này giúp xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài; lựa chọn phương pháp nghiên cứu; lựa chọn các nội dung tuyển chọn VĐV bóng bàn và bàn luận kết quả nghiên cứu.
Nguồn tài liệu nghiên cứu bao gồm 69 tài liệu tiếng Việt Nam, 3 tài liệu tiếng Anh, 9 tài liệu tiếng Trung Quốc và 5 trang web được ban hành bởi các Nxb, tạp chí khoa học TDTT, kỷ yếu Hội nghị khoa học uy tín trong và ngoài nước như Nxb TDTT, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Nxb Y học, Nxb Human Kinetic, thông tin khoa học TDTT. Tài liệu trên là công trình nghiên cứu, các báo cáo khoa học .v.v. của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến tuyển chọn và đánh giá trình độ tập luyện của VĐV bóng bàn và các tài liệu mang tính lý luận phục vụ mục đích nghiên cứu. Danh mục các tài liệu nêu trên được trình bày trong "Danh mục tài liệu tham khảo".
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm:
Dùng phương pháp phỏng vấn bằng phiếu; phỏng vấn, tọa đàm trực tiếp. Qua đó tham khảo ý kiến các chuyên gia, các nhà chuyên môn, các trọng tài quốc gia, các nhà quản lý có kinh nghiệm và hiểu biết sâu về tuyển chọn VĐV bóng bàn.
Đối tượng phỏng vấn gồm 16 chuyên gia - HLV, 4 nhà quản lý môn bóng bàn tại Thành phố Hồ Chí Minh về những vấn đề mà đề tài quan tâm. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn - tọa đàm trực tiếp, phỏng vấn bằng phiếu qua đó chọn các chỉ tiêu tuyển chọn VĐV bóng bàn 8 – 11 tuổi [phụ lục 1].
2.1.3. Phương pháp kiểm tra chức năng:
2.1.3.1. Hệ tim mạch.
Công năng tim HW: đây là bài test có hoạt động định lượng, là phương pháp kiểm tra y học rất có giá trị, cho ta lượng thông tin về trình độ tập luyện của VĐV cũng như tuyển chọn.
Trong và ngay sau khi thực hiện một lượng vận động định lượng, VĐV nào có trình độ tập luyện tốt hơn thì nhịp tim tăng chậm hơn và khả năng hồi phục nhanh hơn. Nghĩa là sau 1 đến 2 phút nhịp tim nhanh chóng trở lại sát với nhịp tim lúc nghỉ.
Phương pháp tiến hành thử nghiệm (phụ lục 2).
2.1.3.2. Hệ hô hấp:
Dung tích sống:
Dung tích sống là toàn bộ thể tích khí trao đổi sau 1 lần hít vào sâu và thở ra hết sức. Hệ số di truyền của dung tích sống dao động từ 0,48 đến 0,93. Do vậy dung tích sống được phát triển dưới tác động của tập luyện TDTT và nó là chỉ số quan trọng để đánh giá trình độ tập luyện và có giá trị trong tuyển chọn VĐV.
Dụng cụ: máy phế dung kế.
Phương pháp tiến hành (phụ lục 3).
Đánh giá năng lực ưa khí: sử dụng test YMCA [39].
Phương pháp tiến hành (phụ lục 4).
Đánh giá năng lực yếm khí:sử dụng Wingate test, Inbar (1996) [39]. Mục đích: Đánh giá công suất yếm khí alactic và lactic (ATP - CP và đường phân yếm khí).
Phương pháp tiến hành (phụ lục 5).
2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm:
Tố chất vận động:
Chạy 30m xuất phát cao (s)
Mục đích: Test này dùng để đánh giá sức nhanh.
Phương pháp kiểm tra và công nhận thành tích (phụ lục 6).
Nhảy dây 45 giây (8 – 9 tuổi), 1 phút (10 – 11 tuổi)(lần)
Mục đích: nhằm đánh giá sức bền tốc độ và khả năng khéo léo.
Phương pháp kiểm tra và công nhận thành tích (phụ lục 6).
Ném cầu lông đi xa (cm)
- Mục đích: đánh giá sức mạnh bột phát.
- Dụng cụ, sân bãi: Thước dây, quả cầu lông, sân cầu lông.
Phương pháp kiểm tra và công nhận thành tích (phụ lục 6).
Đánh bóng nảy tường trong 1 phút (lần)
Mục đích: Test này dùng để đánh giá độ khéo léo, khả năng cảm giác và điều khiển bóng trong không gian.
Phương pháp kiểm tra và công nhận thành tích (phụ lục 6).
Di chuyển bước chân nhặt bóng 21 quả x 3m (s)
Phương pháp kiểm tra và công nhận thành tích (phụ lục 6).
Kỹ thuật:
Phương pháp kiểm tra và công nhận thành tích (phụ lục 7).
Gò bóng thuận và trái tay xen kẻ theo đường chéo vào ô 1/8 bàn trong 1 phút (lần) (Hình 2.3)
- Mục đích: nhằm đánh giá kỹ thuật gò bóng
Phương pháp kiểm tra và công nhận thành tích (phụ lục 7).
Giao bóng thuận và trái tay 20 quả xen kẻ vào ô 30 x 30cm gần lưới và cuối bàn (quả) (hình 2.4)
Phương pháp kiểm tra và công nhận thành tích (phụ lục 7).
Chiến thuật:
Líp bóng thuận và trái tay xen kẻ theo đường chéo trong 1 phút (lần)
- Mục đích: nhằm đánh giá chiến thuật đôi công
Phương pháp kiểm tra và công nhận thành tích (phụ lục 8).
Giao bóng tấn công 20 quả (lần)
- Mục đích: nhằm đánh giá chiến thuật giao bóng tấn công
Phương pháp kiểm tra và công nhận thành tích (phụ lục 8).
2.1.5. Phương pháp quan sát sư phạm:
Phương pháp này giúp các huấn luyện viên quan sát đánh giá VĐV theo các mặt sau:
- Tiềm năng phát dục của VĐV về hình thái và thực trạng thể chất; bao gồm chiều cao, sự cân đối và thực trạng sức khỏe.
- Năng lực tiếp thu kỹ thuật động tác: Khả năng tiếp thu động tác (nhanh hay chậm). Tính nhịp nhàng, tiết tấu động tác, khả năng phối hợp động tác. Tính linh hoạt của VĐV, kỹ thuật đánh bóng (không gò bó, hợp lý và nhịp nhàng). Ý thức thực hiện chiến thuật của VĐV.
2.1.6. Phương pháp kiểm tra chức năng thần kinh – tâm lý:
Nguyễn Thị Tuyết [8], [12], [59], [60].
Test khả năng phản xạ đơn (Bôikô – nhà Sinh lý học người Nga). Phản xạ đơn (ms) với ánh sáng:
Mục đích: đánh giá trạng thái hoạt động của hệ thần kinh trung ương và các cơ quan phân tích. Từ kết quả đo được, cho phép đánh giá năng lực vận động của vận động viên.
Phương pháp kiểm tra và công nhận thành tích (phụ lục 9).
Phản xạ phức (phản xạ lựa chọn) (ms) với ánh sáng.
Mục đích: Trong chuỗi kích thích, cán bộ kiểm tra không dùng một kích thích mà dùng 3 kích thích khác nhau (ánh sáng vàng, đỏ và xanh). Trên cơ sở thời gian phản xạ của đối tượng, chúng ta khảo sát được quá trình ức chế phân biệt và quá trình tồn lưu hưng phấn. Nếu như trong quá trình kiểm tra có cài bẫy (ít nhất là 5 bẫy) ta còn đánh giá được tính chất quá trình thần kinh của đối tượng như tính cân bằng, tính linh hoạt, tính cường độ.
Phương pháp kiểm tra và công nhận thành tích (phụ lục 9).
Test phân loại loại hình thần kinh.
Phương pháp kiểm tra và công nhận thành tích (phụ lục 10).
Test đánh giá chú ý tổng hợp.
- Mục đích của test: Đánh giá khả năng chú ý tổng hợp.
Phương pháp kiểm tra và công nhận thành tích (phụ lục 11).
Test đánh giá năng lực xử lý thông tin.
- Mục đích của test: Quan điểm lý thuết thông tin của LB Intenson về điều khiển họat động bao gồm 2 thành phần: tốc độ thu nhận và xử lý thông tin biểu thi đặc tính các khả năng cảm giác vận động và trí tuệ con
người trong các điều kiện hạn chế thời gian và lượng thông tin lớn cần phải điều chỉnh và trả lời chính xác. Năng lực tâm lý này cực kỳ quan trọng đối với VĐV các môn bóng nói chung và bóng bàn nói riêng.
Phương pháp kiểm tra và công nhận thành tích (phụ lục 12).
2.1.8. Phương pháp toán học thống kê:
Phương pháp này được sử dụng trong việc phân tích và sử lý các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu của đề tài.
Các công thức sử dụng theo tài liệu “Đo lường thể thao” của Dương Nghiệp Chí [3], [68]. Sử dụng phần mềm SPSS 13.5, Microsoft Excel được xây dựng trên máy vi tính để phân tích và xử lý số liệu thu thập được.
Tính toán các tham số đặc trưng theo các công thức sau: Giá trị trung bình (X ), Độ lệch chuẩn (S), Hệ số biến thiên (V%), Sai số tương đối ( ), Hệ số tương quan Pearson (r), Hệ số tương quan thứ bật Spirmen (r), Hệ số ảnh hưởng ( ), Hệ số tương quan bội (R), So sánh kết quả giữa hai lần phỏng vấn: 2 (khi bình phương), Kiểm định tính chuẩn của tập hợp số liệu theo phương pháp Shapyro – Winki, thang điểm C.
2.2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU:
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: tiêu chuẩn tuyển chọn vận động viên bóng bàn 8 – 11 tuổi, tại thành phố Hồ Chí Minh. bóng bàn 8 – 11 tuổi, tại thành phố Hồ Chí Minh.