Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu luận văn nghiên cứu thành phần côn trùng bắt mồi và đặc điểm sinh vật học bọ xít đen bắt mồi orius sauteri (poppius) của sâu hại chính trên đậu rau vụ xuân hè 2005 tại thường tín hà tây (Trang 68 - 70)

5.1. Kết luận

1. Đ2 điều tra và xác định đ−ợc 34 loài sâu hại, các loài có ý nghĩa quan trọng trên các ruộng đậu rau là: ruồi đục lá (L. sativae), bọ phấn trắng (P. myricae), rệp đậu (A. craccivora), rầy xanh lá mạ (E. flavescens) và bọ trĩ sọc vàng (T. palmi).

2. Đ2 điều tra và xác định đ−ợc 17 loài côn trùng bắt mồi, các loài có ý nghĩa trong khống chế mật độ sâu hại là bọ rùa 6 vằn (M. sexmaculatus), bọ rùa đỏ (M. discolor), ruồi ăn rệp (E. balteatus), ruồi ăn rệp bụng vàng (I. scutellaris), bọ xít đen bắt mồi (O. sauteri) và bọ xít xanh nhỏ bắt mồi (C. chinensis).

3. Trên cây đậu đũa, đậu trạch, 2 loài bọ trĩ (T. palmi)và bọ xít đen bắt mồi (O. sauteri) có mối t−ơng quan mật độ chặt (r = 0,78 - 0,93).

4. Bọ xít đen bắt mồi có kích th−ớc tăng dần từ trứng đến tr−ởng thành, trứng có kích th−ớc nhỏ nhất (trung bình là: chiều dài 0,34 ± 0,05 (mm), chiều rộng 0,12 ± 0,02 (mm)), tr−ởng thành có kích th−ớc lớn nhất (trung bình là: chiều dài 1,82 ± 0,11 (mm), chiều rộng 0,82 ± 0,08 (mm)).

5. Thời gian phát dục của bọ xít đen bắt mồi khác nhau giữa các pha, trong đó trứng có thời gian phát dục trung bình là 3,56 ± 0,4 (ngày), ở pha sâu non thì thời gian phát dục tăng dần từ sâu non tuổi 1 đến sâu non tuổi 5 (thấp nhất là tuổi 1: 1,52 ± 0,21 (ngày), cao nhất là tuổi 5: 3,26 ± 0,21 (ngày)), tr−ởng thành cái có thời gian phát dục trung bình (7,90 ± 1,16 (ngày)) ngắn hơn trung bình của tr−ởng thành (8,00 ± 1,16 (ngày). Vòng đời của bọ xít đen nhỏ bắt mồi là 17,01 ± 1,86 (ngày).

Trường ðại hc Nụng nghip 1 - Lun văn Thc s khoa hc Nụng nghip ------ 62 6. Tr−ởng thành bọ xít đen bắt mồi (O. sauteri)có khả năng ăn bọ trĩ cao nhất (23,32 ± 1,25 (con/ngày)), giai đoạn sâu non thì tuổi 5 có khả năng ăn bọ trĩ cao nhất (22,66 ± 2,09 (con/ngày)), còn tuổi 1 chỉ có khả năng ăn 9,07 ± 1,59 (con/ngày).

7. Bọ xít đen bắt mồi có khả năng đẻ trứng cao (44,06 ± 3,43 (quả/con)), nhiệt độ có ảnh h−ởng sâu sắc đến khả năng đẻ trứng. Trứng đ−ợc đẻ tập trung từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 7 sau giao phối (chiếm 87% tổng số trứng trong giai đoạn đẻ trứng). Trứng có tỷ lệ nở cao vào buổi sáng (từ 6 giờ sáng đến 12 giờ tr−a chiếm tỷ lệ là 79,8% số trứng nở).

8. Tỷ lệ giới tính của bọ xít đen bắt mồi có sự khác nhau ở ngoài đồng ruộng và trong phòng thí nghiệm, cụ thể là tỷ lệ (đực/cái) ngoài đồng là 0,87:1, trong phòng thí nghiệm là 1:0,89, con cái có khả năng chống chịu tốt hơn với điều kiện môi tr−ờng.

5.2. Đề nghị

- Tiếp tục điều tra thành phần, mức độ phổ biến, diến biến mật độ sâu hại chính và bọ xít đen bắt mồi trong vụ Thu Đông.

- Sử dụng các kết quả của luận văn làm cơ sở để xây dựng biện pháp lợi dụng, bảo vệ thiên địch ngoài tự nhiên và nhân nuôi hàng loạt bọ xít đen nhỏ bắt mồi thả ra ngoài đồng ruộng để phòng chống bọ trĩ T. palmihại đậu rau.

Trường ðại hc Nụng nghip 1 - Lun văn Thc s khoa hc Nụng nghip ------ 63

Một phần của tài liệu luận văn nghiên cứu thành phần côn trùng bắt mồi và đặc điểm sinh vật học bọ xít đen bắt mồi orius sauteri (poppius) của sâu hại chính trên đậu rau vụ xuân hè 2005 tại thường tín hà tây (Trang 68 - 70)