Nội Dung và ph−ơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu luận văn nghiên cứu thành phần côn trùng bắt mồi và đặc điểm sinh vật học bọ xít đen bắt mồi orius sauteri (poppius) của sâu hại chính trên đậu rau vụ xuân hè 2005 tại thường tín hà tây (Trang 30 - 35)

3.1. Đối t−ợng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.1.1. Đối t−ợng nghiên cứu 3.1.1. Đối t−ợng nghiên cứu

- Sâu hại chính trên đậu ăn quả: bọ trĩ và các loài sâu hại khác

- Côn trùng bắt mồi: bọ xít đen bắt mồi (Orius sauteri)và các loại côn trùng bắt mồi khác.

3.1.2. Vật liệu nghiên cứu

- Cây ký chủ: đậu trạch, đậu bở, đậu côve, đậu đũa... + Đậu trạch: Phaseolus vulgaris (L.)

+ Đậu cô ve xanh: Vigna radiata

+ Đậu cô ve vàng: Phaseolus vulgaris L. + Đậu đũa: Vigna unguiculata

- Dụng cụ nghiên cứu:

+ ống hút côn trùng, vợt thu mẫu, bẫy côn trùng + Lồng l−ới nuôi sâu

+ Giá nuôi sâu

+ ống nghiệm từ φ 0,5 (cm) - φ 2,5 (cm) + Hộp nhựa thí nghiệm, đĩa petri các loại + Tủ sinh thái (ổn định ôn, ẩm độ) + Nhiệt kế, ẩm kế Trung Quốc

+ Kính lúp cầm tay, kính lúp điện tử, pince, kéo, bút lông, kim cắm mẫu cỡ 0,1, lọ đựng mẫu, sổ sách ghi chép số liệu điều tra, số liệu thí nghiệm.

+ Chậu trồng cây, giống đậu sạch, phân bón...

Trường ðại hc Nụng nghip 1 - Lun văn Thc s khoa hc Nụng nghip ------ 24 3.1.3. Địa điểm nghiên cứu

Đề tài đ−ợc tiến hành nghiên cứu tại:

- Các hợp tác x2 Vân Tảo, Hồng Vân, Hà Hồi - Th−ờng Tín - Hà Tây. - Phòng sinh thái Bộ môn côn trùng - Khoa Nông Học - Tr−ờng ĐHNN I - Hà Nội.

3.1.4. Thời gian nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu từ 01/2005 – 06/2005. 3.2. Nội dung và ph−ơng pháp nghiên cứu 3.2.1. Nội dung nghiên cứu

1. Xác định thành phần sâu hại và côn trùng bắt mồi trên đậu rau vụ xuân hè 2005 tại Th−ờng Tín - Hà Tây.

2. Điều tra diễn biến mật độ bọ trĩ (Thrips palmi)và diễn biến bọ xít đen bắt mồi(Orius sauteri) trên đậu rau vụ xuân hè 2005 tại Th−ờng Tín - Hà Tây.

3. Nuôi sinh học bọ xít đen bắt mồi (Orius sauteri) trong phòng thí nghiệm để tìm hiểu một số đặc điểm sinh vật học của chúng.

3.2.2. Ph−ơng pháp nghiên cứu

3.2.2.1. Nghiên cứu ngoài đồng

a. Điều tra thành phần sâu hại và côn trùng bắt mồi trên đậu rau.

- Điều tra định kỳ 5 - 7 ngày 1 lần theo ph−ơng pháp điều tra tự do, không cố định điểm (càng nhiều điểm càng tốt).

+ Quan sát bằng mắt để phát hiện sâu hại, côn trùng bắt mồi, đồng thời theo dõi hoạt động của chúng (săn mồi, đẻ trứng, giao phối...).

+ Thu mẫu về phòng thí nghiệm để giám định và phân loại.

+ Điều tra mức độ phổ biến của các loài sâu hại, côn trùng bắt mồi... * Đối với bọ trĩ: Để xác định thành phần bọ trĩ, chúng tôi chọn 10 điểm ngẫu nhiên trên khu đồng điều tra, thu mẫu bằng cách ngắt ngẫu nhiên bộ

Trường ðại hc Nụng nghip 1 - Lun văn Thc s khoa hc Nụng nghip ------ 25 phận cây trồng có bọ trĩ gây hại (10 - 15 (lá/điểm điều tra)), cho vào túi nilon mang về phòng thí nghiệm, đổ cồn 70o, lắc đều cho bọ trĩ chết rồi dùng bút lông thu bọ trĩ đặt vào lọ đựng mẫu (chứa cồn 70o), ngoài lọ có ghi: ngày thu mẫu, địa điểm thu mẫu, giai đoạn sinh tr−ởng của cây, bộ phận của cây... Sau đó đem ra giám định và phân loại.

* Đối với bọ xít bắt mồi bọ trĩ: Những côn trùng bị nghi ngờ là bọ xít bắt mồi chúng tôi tiến hành: thu mẫu đem về phòng thí nghiệm, chuyển chúng vào hộp petri (1 cá thể 1 hộp) không có vật mồi, không có lá đậu, bỏ đói 24 giờ. Sau đó đ−a chúng sang hộp petri mới có lá đậu rau và khoảng 30 sâu non bọ trĩ (Thrips palmi). Sau đó quan sát, nếu là côn trùng bắt mồi của bọ trĩ thì chỉ vài phút sau chúng sẽ tấn công bọ trĩ ngay lập tức: thu mẫu, giám định và phân loại.

b. Điều tra diễn biến của bọ trĩ (Thrips palmi)và bọ xít đen bắt mồi (Orius sauteri).

- Tại mỗi x2 chúng tôi tiến hành điều tra trên 3 ruộng đậu rau cố định, điều tra định kỳ 5 - 7 ngày 1 lần, mỗi ruộng điều tra chọn 5 điểm chéo góc, mỗi điểm có diện tích 1 (m2), tại mỗi điểm thu thập ngẫu nhiên 10 lá (giai đoạn cây con đến khi bắt đầu ra hoa), 5 lá và 5 chồi (giai đoạn cây ra hoa đến hết thu hoạch), đếm trực tiếp số l−ợng bọ trĩ (Thrips palmi)(sâu non, tr−ởng thành) cũng nh− số l−ợng bọ xít đen bắt mồi (Orius sauteri)(sâu non, tr−ởng thành). Ghi nhận số liệu vào bảng điều tra.

3.2.2.2. Nghiên cứu trong phòng

* Ph−ơng pháp nuôi bọ xít đen bắt mồi (Orius sauteri)bằng thức ăn là bọ trĩ (Thrips palmi).

Chúng tôi thu bắt tr−ởng thành bọ xít đen bắt mồi (O. sauteri) rồi thả vào hộp nuôi sâu. Trong hộp nuôi sâu có đặt lá đậu rau (lá sạch đ−ợc trồng trong lồng l−ới), sau 24 giờ đem lá đậu ra kiểm tra d−ới kính lúp 2 mắt, để

Trường ðại hc Nụng nghip 1 - Lun văn Thc s khoa hc Nụng nghip ------ 26 đếm số l−ợng trứng đẻ đ−ợc. Chúng tôi tiếp tục theo dõi hàng ngày đến khi trứng nở thành sâu non, ghi nhận ngày trứng nở, sau đó lại chuyển chúng vào hộp nuôi sâu khác trong đó có đặt giấy lọc giữ ẩm lá đậu sạch và sâu non bọ trĩ (Thrips palmi) tuổi 1 hoặc tuổi 2. Ghi nhận số sâu non bọ trĩ bị ăn hàng ngày. Khi sâu non chuyển sang tuổi 3, chúng tôi tăng số bọ trĩ cho ăn hàng ngày lên, ghi nhận khả năng ăn hàng ngày ở mỗi hộp. Tiếp tục nuôi nh− vậy cho đến khi tất cả các cá thể theo dõi đều hoá tr−ởng thành. Sau đó lại lần l−ợt đặt từng cặp tr−ởng thành (đực, cái) bọ xít vào các hộp nuôi sâu có giấy lọc giữ ẩm lá đậu sạch và sâu non bọ trĩ tuổi 1 hoặc tuổi 2 để làm giá thể cho bọ xít đẻ trứng.

Quan sát đo đếm kích th−ớc các pha phát dục của bọ xít, theo dõi thời gian phát dục từng pha của bọ xít, khả năng ăn vật mồi của bọ xít non các tuổi và khả năng ăn mồi của tr−ởng thành, tỷ lệ đực cái... cho đến khi kết thúc thí nghiệm.

3.2.3. Ph−ơng pháp giám định loài

Các mẫu côn trùng gây hại và côn trùng bắt mồi trên đậu rau đ−ợc TS. Trần Đình Chiến và GS., TS. Hà Quang Hùng trong Bộ môn côn trùng, Khoa Nông học, Tr−ờng Đại học Nông nghiệp I Hà Nội giám định.

3.2.4. Chỉ tiêu theo dõi

- Tần suất xuất hiện các loài sâu gây hại và côn trùng bắt mồi Tổng số lần xuất hiện

Tần suất xuất hiện (%) =

Tổng số lần điều tra * 100 - Mật độ sâu hại chính (con/lá)

Tổng số sâu bắt gặp Mật độ sâu hại chính (con/lá) =

Tổng số lá điều tra - Mật độ thiên địch (con/lá)

Tổng số cá thể bắt mồi Mật độ thiên địch (con/lá) =

Trường ðại hc Nụng nghip 1 - Lun văn Thc s khoa hc Nụng nghip ------ 27 - Thời gian phát triển từng pha (ngày, giờ)

ΣXini X =

N

X: Thời gian phát triển trung bình Xi: Thời gian phát triển của cá thể thứ i ni: Số ngày sống của cá thể thứ i N: Tổng số cá thể theo dõi. - Kích th−ớc từng pha phát dục (mm) ΣXini X = N

X: Kích th−ớc trung bình của từng pha phát dục (mm) Xi: Kích th−ớc của cá thể thứ i

ni: Số cá thể theo dõi thứ i N: Tổng số cá thể theo dõi. 3.2.5. Ph−ơng pháp xử lý số liệu

Số liệu đ−ợc tính toán và xử lý theo ch−ơng trình thống kê thông th−ờng (Xtb ± ∆ ở độ tin cậy 95%) trong phần mềm ứng dụng Excel.

S * t

∆ =

N

Trong đó: ∆: Là sai số −ớc l−ợng

t:Tra bảng Student ở mức tin cậy 95%, bậc tự do N - 1 N: Là dung l−ợng mẫu thí nghiệm

S: Là độ lệch chuẩn

Σ(Xi – X)2

S 2 =

Trường ðại hc Nụng nghip 1 - Lun văn Thc s khoa hc Nụng nghip ------ 28

Một phần của tài liệu luận văn nghiên cứu thành phần côn trùng bắt mồi và đặc điểm sinh vật học bọ xít đen bắt mồi orius sauteri (poppius) của sâu hại chính trên đậu rau vụ xuân hè 2005 tại thường tín hà tây (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)