- Về các thiết bị an toàn, hầu hết KS tuy có chú ý nhưng chưa thật phong phú theo đúng tiêu chuẩn của KS 4 sao, các KS cần đầu tư nhiều hơn để khách cảm thấy yên tâm hơn khi lưu lại ở đây.
2. Lý do chọn đề tà
Thành phố Cần Thơ được xác định là trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống kết cấu hạ tầng đã và đang được xây mới, nâng cấp và mở rộng mang tính chất liên kết vùng, quốc gia, tạo điều kiện cho các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế - xã hội diễn ra thuận lợi hơn. Thành phố Cần Thơ hiện là nơi tập trung số lượng các doanh nghiệp đông nhất đồng bằng sông Cửu Long, với 3125 doanh nghiệp [GSO, 2010], trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm hơn 97%. Trong thời gian, mặc dù doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Cần Thơ đã có nhiều bước phát triển quan trọng, ngày càng giữ vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế của thành phố, nhưng thực tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về vốn.
Ngày nay, vốn được xem là một yếu tố đầu vào đặc biệt quan trong của doanh nghiệp. Vốn không chỉ là cơ sở đề doanh nghiệp mở rộng nhà xưởng, đào tạo, huấn luyện nhân viên, dự trữ nguyên liệu, tìm kiếm thị trường mới … để tăng năng lực sản xuất kinh doanh mà còn góp phần đáng kể vào việc đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hóa quá trình sản xuất. Do đó, việc đảm bảo có đủ vốn với chi phí sử dụng vốn thấp là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Mục tiêu tổng quát của bài viết là đi sâu vào việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu là nguồn thông tin quan trọng cho các tổ chức tín dụng và các cơ quan hữu quan để cung cấp và hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung.
3. Thiết lập mô hình
Mô hình toán kinh tế:
Y = Loge = B0 + B1X1 + B2X2 + B3X3 + B4X4 + B5X5 + B6X6 + B7X7 + B8X8 + B9X9 + B10X10 + B11X11
Mô hình kinh tế lượng:
Y = Loge = B0 + B1X1 + B2X2 + B3X3 + B4X4 + B5X5 + B6X6 + B7X7 + B8X8 + B9X9 + B10X10 + B11X11 + u
Y: là biến quyết định vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp và được đo lường bằng hai giá trị 1 và 0 (1 là có vay vốn, 0 là không có vay vốn).
X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7, X8, X9, X10, X11: là các biến độc lập (biến giải thích). u: là sai số ngẫu nhiên.
X1: tuổi của doanh nghiệp (TUOIDN)
X2: trình độ học vấn của doanh nghiệp (HOCVAN) X3: loại hình doanh nghiệp (LOAHINH)
X4: lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (LVSXKD) X5: quy mô doanh nghiệp (QUYMO)
X6: tốc độ tăng doanh thu của doanh nghiệp (TANGDT) X7: lợi nhuận (LOINHUAN)
X8: vốn xã hội (VONXAHOI)
X9: các khoản vay khác (VAYKHAC)
X10: tiếp cận chính sách hỗ trợ tín dụng của nhà nước (TIEPCANS) X11: số lượng vốn trên mỗi lao động (VONLD)
4. Phương pháp thu thập số liệu
Cuộc khảo sát được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 6/2010 đến tháng 8/2010 với 385 doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Cần Thơ, trong đó có 206 doanh nghiệp không vay vốn ngân hàng và 179 doanh nghiệp có vay vốn ngân hàng.
Bộ dữ liệu bảng.
Nguồn dữ liệu: sơ cấp và thứ cấp.
Nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp thu thập theo phương pháp chọn mẫu 385 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Cần Thơ bằng cách phỏng vấn trực tiếp. Đồng thời bài nghiên cứu còn sử dụng số liệu thứ cấp từ Tổng cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế thành phố Cần Thơ.
5. Ước lượng mô hình
Y = -3,558 + 0,017X1 + 0,414 X2 – 0,137X3 + 0,511X4 + 1,614X5 + 0,007X6 + 0,001X7 + 0,697X8 – 0,509 X9 + 0,555 X10 + 0,001X11 + e
6. Diễn dịch kết quả
X1 = 0,017: TUOIDN là biến không có ý nghĩa trong mô hình, có thể là do tuổi cùa doanh nghiệp vừa và nhỏ trong mẫu khảo sát đều tương đối trẻ, chỉ vào khoảng 5 tuổi, nên chưa tạo được nhiều uy tín và mối quan hệ vững vàng với các tổ chức tín dụng.
X2 =0,041: HOCVAN là biến có hệ số dương với mức ý nghĩa 1%, điều này cho thấy trình độ học vấn của doanh nghiệp vừa và nhỏ là một yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp, vì khi trình độ học vấn càng cao, các chủ doanh nghiệp càng có khả năng tiếp cận các phương thức khoa học quản lý hiện đại cũng như tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật, giúp công ty phát triển hơn và có nhiều cơ hội hơn, thông hiểu về các thể vhế, quy định cho vay hơn, đó chính là động lực và điều kiện để doanh nghiệp đi vay thuận lợi hơn.
X3 =-0,137: LOAIHINH là biến không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, lĩnh vực hoạt động lại là biến số ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
X4 =0,511: LVSXKD là biến có hệ số dương với mức ý nghĩa 1%, điều này cho thấy nếu doanh nghiệp vừa và nhỏ họat động trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng thì có nhu cầu vay vốn ngân hàng nhiều hơn và thường xuyên hơn các doanh nghiệp họat động trong lĩnh vực khác.
X5 =1,614: QUYMO là biến có ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp vừa và nhỏ với mức ý nghĩa 1%, những doanh nghiệp có quy mô càng lớn thường có nhiều tài sản thế chấp, có tiếng tăm, có rủi ro phá sản thấp và uy tín tín dụng tốt nên dễ được vay hơn và thường có xu hướng đi vay nhiều hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
X6 =0,007: TANGDT là biến có hệ số dương với mức ý nghĩa 5%, điều này chứng tỏ tốc độ tăng doanh thu cũng có ảnh hưởng đến quyết định vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng doanh thu càng cao thì phản ánmh doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội kinh doanh, mở rộng đầu tư hơn các doanh nghiệp khác, do đó doanh nghiệp có xu hướng đi vay để tận dụng các cơ hội có được vì thông thường nguồn vốn tự có không đủ để họat động kinh doanh và đầu tư vào các cơ hội mới.
X7 = 0,001: LOINHUAN là biến không có ý nghĩa trong thống kê mô hình, điều này có thể được giải thích rằng lợi nhuận cao chưa chắc sẽ là động lực giúp doanh nghiệp đi vay, vì khi lợi nhuận cao. Doanh nghiệp có thể tự tài trợ cho các hoạt động của mình.
X8 = 0,697: VONXAHOI là biến có hệ số dương với mức ý nghĩa 1%, điều này chứng tỏ các mối quan hệ ngoài xã hội cũng tác động đến việc vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi chủ doanh nghiệp có mối quan hệ với các hiệp hội, tổ chức tín dụng, chủ các doanh nghiệp khác sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp, đồng thời làm giảm mức độ bất đối xứng của thông tin vì các ngân hàng có thể tìm hiểu thông tin về các doanh nghiệp thông qua các đối tượng này. Do đó, những doanh nghiệp có mối quan hệ xã hội tốt thường dẽ vau vốn ngân hàng hơn.
X9 = - 0,509: VAYKHAC là biến có hệ số âm với mức ý nghĩa 5% cho thấy rằng khi doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có vốn vay từ các nguồn khác thì doanh nghiệp có xu hướng ít đi vay từ ngân hàng. Bên cạnh đó, việc nắm bắt và hiểu biết về các chính sách hỗ trợ tín dụng của nhà nước cũng ảnh hưởng đến quyết định vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp.
X10 = 0,555: TIEPCANS là biến có hệ số dương với mức ý nghĩa 5% cho thấy những doanh nghiệp khi có hiểu biết về chính sách hỗ trợ tín dụng của nhà nước, họ sẽ thông hiểu về những quy, những điều kiện để được hỗ trợ cũng như các bước chuẩn bị cho việc đi vay, do đó họ sẽ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng hơn các doanh nghiệp không nắm bắt được các thông tin về chính sách này.
X11 = 0,001: VONLD là biến có hệ số dương với mức ý nghĩa 5% cho thấy các doanh nghiệp có mức độ thâm dụng vốn cao hơn thì có xu hướng đi vay thường xuyên hơn để duy trì hoạt động của mình do sự giới hạn của vốn tự có.
Theo kết quả nghiên cứu, quyết định vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ tỷ lệ thuận với các nhân tố: trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng doanh thu, các mối quan hệ xã hội, sự hiểu biết về chính sách hỗ trợ tín dụng của nhà nước, số lượng vốn trên mỗi lao động và tỷ lệ nghịch với nhân tố vay vốn từ nguồn khác. Trong đó, lĩnh vực sản xuất kinh doanh là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tài liệu tham khảo
1. Lê Khương Ninh, Tống Văn Thắng (2008), Quyết định vay vốn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở đồng bằng song Cửu Long. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 365, 2008.
2. Võ Thành Danh (2008), Khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các