Về kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng hình thành khu vực thương mại tự do Đông Bắc Á trong những thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 36 - 40)

1.2. Những yếu tố tác động đến việc hình thành khu vực thương mại Đông

1.2.4. Về kinh tế

Kinh tế là động lực chủ yếu trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, là lợi ích và mục tiêu hướng đến trong chính sách đối ngoại. Sự phát triển của kinh tế là không ngừng đi kèm với quá trình mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác. Kinh tế thúc đẩy hợp tác đa phương và liên kết khu vực. Những mối liên hệ về kinh tế góp phần làm tăng tính tương tác giữa các quốc gia.

Về vấn đề này, Nguyễn Văn Trình nhận định: “Nền kinh tế thế giới là tổng hòa của các nền kinh tế quốc dân độc lập. Các nền kinh tế quốc dân độc lập của các quốc gia và vùng lãnh thổ đều có mối liên hệ tác động qua lại với nhau hợp thành một hệ thống tồn tại như một chỉnh thể thống nhất hữu cơ, vận động theo các quy luật khách quan trong quá trình phân công lao động quốc tế cụ thể và phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế của chúng” [80, tr. 11]. Hai bộ phận cấu thành nền kinh tế là chủ thể kinh tế và quan hệ kinh tế. Chủ thể kinh tế là các thực thể hoạt động trong nền kinh tế bao gồm các quốc gia, vùng lãnh thổ, các công ty, tập đoàn, xí nghiệp, các thiết chế thương mại quốc tế…Mối quan hệ của các chủ thể được thể hiện qua các hiệp định kinh tế, văn hóa, khoa học-công nghệ, các hợp đồng thương mại, đầu tư. Quan hệ kinh tế là sự đan xen các quan hệ vật chất và tài chính, liên quan đến nhiều lĩnh vực như kinh tế, khoa học, công nghệ và quá trình tái sản xuất giữa các quốc gia với nhau và với tổ chức kinh tế quốc tế.

Trên góc độ quan hệ kinh tế của một quốc gia với quốc gia khác trong cùng khu vực hoặc bên ngoài được gọi là quan hệ kinh tế đối ngoại. Quan hệ này được hình thành trên cơ sở hợp tác và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Trên cơ sở đó, ở khu vực Đông Bắc Á, các mối quan hệ kinh tế chính là quan hệ giữa các chủ thể quốc gia trong khu vực, cụ thể là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cấu thành, ngoài ra không thể không kể đến vai trò của các Công ty xuyên quốc gia (TNC), các tổ chức kinh tế. Do có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và tốc độ phát triển giữa các quốc gia nên nhu cầu thị trường trong nội bộ quốc gia sẽ không được thỏa mãn. Điều tất yếu xảy ra ra là các quốc gia phải có những mối quan hệ khăng khít với nhau mới có thể thỏa mãn nhu cầu riêng bản thân mình, hơn thế do tác động của nhiều yếu tố chủ quan

và khách quan của các yếu tố bên ngoài như tình hình quốc tế, bối cảnh khu vực có nhiều thay đổi buộc các quốc gia phải tiến lại gần nhau hơn không chỉ ở cấp độ song phương mà cả đa phương.

Kinh tế châu Á, đặc biệt Đông Bắc Á trong thời gian gần đây tăng trưởng cao chính là nhờ các nền kinh tế như Trung Quốc, Hàn Quốc có tốc độ phát triển vượt bậc. Đi cùng với nó là thị trường khu vực được mở rộng, kích thích đầu tư nước ngoài và sự phân công, di chuyển lao động quốc tế, nâng cao nguồn thu nhập cho các nền kinh tế. Thu nhập quốc dân tăng cũng đồng thời kích thích sự gia tăng của nhu cầu tiêu dùng. Ngoài ra, việc tăng cường xuất, nhập khẩu giữa các quốc gia trong khu vực cũng tăng cường lưu thông hàng hóa. Trong thời gian gần đây, dưới tác động của toàn cầu hóa, xuất hiện ngày càng nhiều hơn các hình thức liên kết khu vực và liên khu vực, đặc biệt là kết hiệp định thương mại tự do (FTA). Hiện nay, các hiệp định thương mại khu vực đã chiếm hơn 50% giao dịch thương mại quốc tế. Các hiệp định thương song mại song phương và tiểu vùng được phát triển mạnh ở khu vực châu Á, Thái Bình Dương, đặc biệt tại Đông Á. Tại khu vực Đông Bắc Á, các quốc gia cũng đang nỗ lực ký kết FTA trong nội vùng. Trong bối cảnh các nước Đông Á hướng tới việc thành lập Cộng đồng chung châu Á trên khuôn khổ ASEAN+3, hợp tác ba bên Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hướng tới một FTA Đông Bắc Á sẽ là tiền đề vững chắc tiến đến một liên kết lớn hơn của khu vực.

Tiền đề kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng giúp hình thành nên mối quan hệ đồng thời thúc đẩy mục tiêu phát triển của các quốc gia, đóng góp vào xu hướng phát triển của khu vực Đông Bắc Á. Các tiền đề hướng tới khu vực thương mại tự do Đông Bắc Á vừa là điều kiện vừa là nguyên do của tiến

trình hợp tác này, chúng vừa có tác động tích cực lẫn tiêu cực thúc đẩy, định hướng mối quan hệ hữu nghị, tốt đẹp hơn giữa các nền kinh tế.

Tóm lại, các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương đã và đang đóng góp một vai trò không nhỏ vào sự biến đổi không ngừng của nền kinh tế thế giới. Sự gia tăng của các hiệp định thương mại tự do được xem như nỗ lực không ngừng nghỉ của các quốc gia dưới tác động của toàn cầu hóa, khu vực hóa, và xu hướng liên kết kinh tế. Khu vực Đông Bắc Á cũng không nằm ngoài ngoại lệ ấy, quá trình thay đổi này tạo nên một khu vực có tốc độ phát triển cực kì cao, đóng vai trò là cầu nối của khu vực Đông Á với thế giới. Quá trình hướng tới việc thiết lập khu vực thương mại tự do Đông Bắc Á chịu tác động của các yếu tố địa lý, an ninh - chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. Các yếu tố này góp phần tạo nên đặc điểm riêng của khu vực, tuy có nhiều khác biệt về thể chế, tồn tại nhiều mâu thuẫn nhưng vẫn không ngừng hợp tác. Trong đó, chúng ta không thể không khẳng định tầm quan trọng của yếu tố kinh tế trong quan hệ quốc tế hiện nay. Nằm trong mối quan hệ chính trị, kinh tế càng thể hiện vai trò của mình, nó “vừa là một yếu tố cấu thành sức mạnh, quyền lực, bảo đảm cho an ninh, chủ quyền của quốc gia, vừa là yếu tố của sự thịnh vượng, giàu mạnh và là lĩnh vực hợp tác giữa các nước” [56, tr. 53].

CHƢƠNG 2

NỖ LỰC HƢỚNG TỚI VIỆC THIẾT LẬP

KHU VỰC THƢƠNG MẠI TỰ DO ĐÔNG BẮC Á

2.1. Thuận lợi và khó khăn trong việc thiết lập khu vực thƣơng mại tự do Đông Bắc Á

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng hình thành khu vực thương mại tự do Đông Bắc Á trong những thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)