Về an ninh chính trị

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng hình thành khu vực thương mại tự do Đông Bắc Á trong những thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 30 - 34)

1.2. Những yếu tố tác động đến việc hình thành khu vực thương mại Đông

1.2.2. Về an ninh chính trị

Đối với khu vực Đông Á nói chung và Đông Bắc Á nói riêng, sự đa dạng, khác biệt về chính trị có thể dễ dàng nhận biết qua hai xu hướng chính, một bên là Trung Quốc và bên kia là Nhật Bản, Hàn Quốc. Khác hẳn với thời kỳ chiến tranh lạnh khi mâu thuẫn ý thức hệ luôn khắc họa lên tình trạng đối kháng, thời kỳ sau, quan hệ giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau tiến đến giai đoạn hợp tác, không bị ngăn cản bởi những khó khăn về hệ tư tưởng như trước đây. Các quốc gia dù cho ở bất kì thể chế nào, tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa đều thực hiện cải cách mạnh mẽ, hội nhập nhanh chóng vào tiến trình liên kết khu vực và quốc tế.

Nhật Bản là quốc gia nằm ở cực Đông so với Trung Quốc, Hàn Quốc. Các cuộc cải cách về hành chính trong hơn 10 năm trở lại đây đã giúp Nhật Bản thay

đổi phương thức hoạch định chính sách, đưa Nhật Bản vào trào lưu hội nhập của kinh tế quốc tế. Sự thay đổi trong cơ cấu chính trị đã ảnh hưởng rất lớn đến chính sách đối ngoại và an ninh theo hướng đa phương hóa, mở rộng hợp tác, tích cực tham gia các định chế toàn cầu nhằm xác lập ảnh hưởng khu vực và quốc tế. Bên cạnh việc củng cố và gia tăng các mối quan hệ với đồng minh bên ngoài, Nhật Bản còn tích cực thúc đẩy hợp tác với các nước châu Á, đặc biệt trong khu vực Đông Á. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã trực tiếp tác động đến vai trò của Nhật Bản ở Đông Á, đặt ra nhiệm vụ phải cải cách toàn bộ cơ chế phù hợp với tiến trình phát triển của thế giới. Do đó, để thực hiện cải cách về cơ cấu kinh tế trước tiên phải thay đổi chính trị, bản chất của quan hệ chính trị và kinh tế là sự tác động qua lại mật thiết. Phương thức lãnh đạo cũ không còn phù hợp cần phải được thay thế, cùng với nó là sự thay đổi cả trong chính sách đối ngoại, thực hiện mục tiêu to lớn giành vị thế xứng đáng trong khu vực và vị thế tương xứng với thực lực kinh tế.

Trung Quốc lại đứng ở một vị trí khác, quốc gia này đã và đang thực hiện cải cách rộng rãi, tạo cho mình tầm vóc và diện mạo khác khi bước vào xu thế toàn cầu hóa. Sự thay đổi của Trung Quốc những năm gần đây đều nhằm mục tiêu điều chỉnh cơ cấu kinh tế, tăng cường sản xuất, tăng cường hội nhập. Những cải cách về hành chính, phi tập trung hóa việc hoạch định chính sách và đưa ra các quyết định, hợp lý hóa chính quyền, tăng hiệu quả công việc và hợp lý hóa hệ thống pháp lý. Các cải cách chính trị của Trung Quốc được xem như một biện pháp để cải cách kinh tế, phục vụ mục đích phát triển nhanh chóng và hội nhập với khu vực. Những năm gần đây, Trung Quốc nổi lên như một cường quốc về kinh tế, hiện vị thế kinh tế đã tăng lên hàng thứ 2 sau Mỹ. Với việc trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO (2001), Trung Quốc cũng đã

tiến hành nhiều hoạt động ngoại giao, thiết lập quan hệ với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt quan tâm đến khu vực Đông Á và Đông Nam Á.

Vai trò của Hàn Quốc ở khu vực Đông Bắc Á và bán đảo Triều Tiên cũng không ngừng tăng trong thời gian gần đây. Nền chính trị theo kiểu phương Tây cùng với những chính sách kinh tế đúng đắn đã đưa Hàn Quốc nhanh chóng trở thành nước công nghiệp hóa có trình độ phát triển cao trong khu vực và thế giới. Hàn Quốc cũng đang ra sức cải thiện, thúc đẩy quan hệ với các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản đồng thời tìm kiếm giải pháp cải thiện quan hệ với Triều Tiên. Trong thời gian tới, Hàn Quốc tiếp tục chính sách mở rộng ảnh hưởng trong khu vực Đông Á lẫn Đông Bắc Á, tiến hành hợp tác đa dạng tiến đến mục tiêu hội nhập khu vực.

Sự phát triển theo nhiều khuynh hướng chính trị không làm mất đi xu thế hợp tác khu vực và quốc tế. Trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế, quan hệ hợp tác giữa các nước cũng vì thế mà hình thành và ngày càng mở rộng. Ý thức hệ về chính trị được đặt sang một bên vì mục tiêu lớn hơn. Khu vực Đông Bắc Á đan xen mối quan hệ phức tạp và lợi ích của các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Giữa các chủ thể này đều hình thành các quan hệ song phương, đa phương, những lợi ích hợp tác kinh tế cũng như mâu thuẫn, xung đột và kiềm chế lẫn nhau. Các quan hệ này đều có mặt trái của nó nhưng xét về tổng thể đều phát triển theo xu hướng hòa bình, ổn định.

Tại khu vực Đông Bắc Á, các quan hệ chính trị tồn tại theo từng đặc điểm đơn nhất, vừa đấu tranh lẫn nhau vừa hòa quyện vào nhau. Thật vậy, sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, khu vực này hình thành cục diện khu vực hai chế độ xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, ba loại hình quốc gia phát triển, đang phát triển và NICs. Đồng thời, với sự xuất hiện của cục diện chính trị đa cực, các nước lớn

như Trung Quốc, Nhật Bản đều có xu hướng cân bằng và kiềm chế lẫn nhau khiến cho tình hình khu vực tương đối ổn định. Trong xu thế toàn cầu hóa, kinh tế tăng trưởng nhanh và mạnh khiến các quốc gia có xu hướng liên kết chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, Đông Bắc Á vẫn là khu vực chứa đựng nhiều vấn đề mâu thuẫn, những xung đột với nhiều hình thái có thể gây chia rẽ, sự đa dạng trong ý thức hệ, sự gia tăng của các vấn đề an ninh phi truyền thống góp phần tạo nên mối quan hệ phức tạp giữa các quốc gia. Trung Quốc, Nhật Bản là những nước lớn trong khu vực đang không ngừng đua tranh vai trò lãnh đạo Đông Á. Cả hai quốc gia đều nhận thấy rõ vị trí địa chiến lược của khu vực liên quan đến tồn sự vong và phát triển của mình. Đối với Nhật Bản chính sách tập trung vào khu vực sẽ góp phần tạo lập vị trí riêng. Chính sách của Trung Quốc cũng ưu tiên Đông Á, vì thế cũng không ngừng tăng cường ảnh hưởng.

Những vấn đề an ninh - chính trị khu vực Đông Bắc Á vẫn còn đó những bất ổn ngăn cản con đường hợp tác đa phương. Thứ nhất, Đông Bắc Á vẫn tồn tại nhiều điểm nóng ở mức độ và hình thức khác nhau trong quan hệ chính trị khu vực: vấn đề biển đảo, Đài Loan và 2 miền Triều Tiên, bị phối bởi lợi ích của các nước lớn. Thứ hai, sự nổi lên của vấn đề gia tăng ngân sách quân sự, quốc phòng và phát triển vũ khí hạt nhân, xem như công cụ trong chiến lược ngoại giao. Thứ ba, chủ nghĩa bành trướng, đặc biệt những chính sách Trung Quốc ra biển Hoa Đông và biển Đông trong thời gian gần đây đã dấy lên quan ngại về hợp tác và an ninh trong khu vực. Thứ tư, sự nổi lên của các vấn đề an ninh phi truyền thống, những vấn đề về các loại tội phạm xuyên quốc gia, đặc biệt là tội phạm khủng bố và ma túy đe dọa an ninh khu vực và thế giới, đồng thời tạo ra những thách thức mới đối với hòa bình, ổn định trong và ngoài khu vực.

Những vấn đề nêu trên góp phần tạo nên đặc điểm riêng mà chung của khu vực. Sự thay đổi trong phương hướng chính trị góp phần tạo lập nên quan hệ đan xen, pha trộn lợi ích. Yếu tố an ninh - chính trị này góp phần mạnh mẽ hơn vào xu hướng liên kết khu vực cũng góp phần bổ sung vào bức tranh vốn đã quá rối rắm của Đông Bắc Á.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng hình thành khu vực thương mại tự do Đông Bắc Á trong những thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)