Tƣ tƣởng về đạo đức

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số tư tưởng triết học trong Kinh Dịch (Trang 51 - 66)

Trời trao mệnh cho nhà Chu thống trị thiên hạ. Chu Công đã coi mệnh trời là chủ tể chi phối tất cả. Ông yêu cầu mọi việc như yến tiệc, ăn mặc, cưới xin, ma chay, tế lễ, chiến trận v.v.. đều phải tuân thủ theo quy chế của lễ, theo trật tự tôn ty; già trẻ, trên dưới khác nhau. Coi trọng đức kính là tư tưởng đạo đức thể hiện trong Kinh Dịch.

Dịch học đặt ra nhiều đức để tu thân, các quẻ thể hiện chúng đều rất cụ thể:

Quẻ Thiên Trạch Lý ; tên quẻ này là Lý, trên là Càn , dưới là Đoài ; Lý có nghĩa là lễ, là dẫm lên nhưng cả sáu hào đều nói về cách ăn ở trong suốt đời người: Mới ra đời thì phải giữ tính chất phác trong trắng mà thì không có lỗi.

Sơ cửu (hào 1) nói: Tố lý, vãng vô cữu: Giản dị chân chất, hành sự cẩn trọng, cứ tiến tới không gặp rắc rối lầm lỗi gì [15, 151].

Cửu nhị (hào 2): Lý đạo thản thản, u nhân trinh cát: Cẩn thận đi trên con đường lớn bằng phẳng, người điềm tĩnh vẫn giữ trọn kiên trì trung chính nên có thể gặp may mắn [15, 152].

Lục tam (hào 3): Miễu, năng thị; bả, năng lý. Lý hổ vĩ, điệt nhân, hung.

Võ nhân vi vu đại quân [46, 232]: Chột mắt mà tự phụ là nhìn thấu tỏ, thọt

chân mà tự phụ là đi được nhanh; như vậy thì nguy như dẫm lên đuôi cọp mà bị nó cắn. Đó là kẻ vũ phu mà đòi làm việc của một ông vua lớn (tránh nguy, biết thận trọng, sợ hãi thì tốt).

Cửu tứ (hào 4): Lý hổ vĩ, sách sách (hoặc sóc sóc) chung cát: Dẫm lên đuôi cọp, nhưng biết sợ hãi, nên quẻ sẽ tốt [46, 233]. Ở địa vị cao nhất, đừng ỷ thế mà cương quyết qúa.

Cửu ngũ (hào 5): Quyết lý, trinh lệ: Quyết tâm hành động qúa thì tuy chính đáng cũng có thể nguy [46, 233]. Cách ăn ở được như vậy cho tới cuối đời thì không có gì tốt bằng.

Thượng cửu (hào trên cùng): Thị lý, khảo tường, kỳ toàn, nguyên cát: Xem cách ăn ở để đoán họa phúc, nếu hoàn toàn không khuyết điểm thì rất tốt [46, 233].

Quẻ Địa Sơn Khiêm , trên là Khôn (đất), dưới là Cấn (núi). Khiêm là cái cán của đức, khiêm là khiêm tốn, tự hạ.

Sơ lục (hào 1): Khiêm khiêm quân tử, dụng thiệp đại xuyên, cát: Nhún nhường, nhún nhường, người quân tử dùng đức ấy để qua sông lớn thì tốt [46, 251].

Qua sông lớn ở đây nên được hiểu là làm được việc lớn, có thể là lập

nên nghiệp lớn cho bản thân, gia đình hay xã hội; hay cũng có thể hiểu là qua được những biến cố, tai nạn to lớn trong cuộc đời, đó là những việc rất khó khăn.

Lục nhị (hào 2): Minh khiêm, trinh cát: Tiếng tăm lừng lẫy về đức khiêm; nếu chính đáng thì tốt [46, 251].

Cửu tam (hào 3): Lao khiêm, quân tử hữu chung, cát: Khó nhọc (có công lao) mà nhún nhường, người quân tử giữ được trọn vẹn, tốt [46, 251 – 252]. Bậc quân tử cần mẫn, khó nhọc mà khiêm thì vạn dân đều theo.

Lục tứ (hào 4): Vô bất lợi, huy khiêm: Phát huy sự nhún nhường thì không gì là không lợi [46, 252].

Lục ngũ (hào 5): Bất phú dĩ kỳ lân, lợi dụng xâm phạt, vô bất lợi: Chẳng cần giàu (có thế lực) mà thâu phục được láng giềng (được nhiều người theo); nhưng phải có chút uy, chinh phạt kẻ nào chưa phục mình thì mới không có gì là không lợi [46, 252].

Thượng lục (hào trên cùng): Minh khiêm, lợi dụng hành sư, chinh ấp quốc: Tiếng tăm lừng lẫy về đức khiêm, được nhiều người theo có thể lợi

dụng điều đó mà ra quân, nhưng cũng chỉ trị được những kẻ trong ấp của mình không phục mình thôi [46, 253].

Đa số các nhà triết học Trung Hoa rất đề cao đức khiêm, nhất là Khổng Tử và Lão Tử, vì các triết gia cho rằng luật đời hễ đầy qúa thì vơi, trong khi đầy phải nghĩ tới lúc sẽ vơi, phải khiêm hạ, đừng tự phụ. Tuy nhiên, khiêm nhu trong Dịch không thái qúa, vẫn trọng đức trung. Lục nhị (hào 2) nói Minh

khiêm, trinh cát: Tiếng tăm lừng lẫy về đức khiêm; nếu chính đáng thì tốt [46,

251].

Thoán từ quẻ Địa Sơn Khiêm cũng khuyên như sau: Khiêm: Hanh,

quân tử hữu chung: Nhún nhường: hanh thông, người quân tử giữ được trọn

vẹn tới cuối [46, 250].

Đức khiêm (khiêm tốn) chẳng những là đạo đức đẹp mà còn là điều tồn

tại phổ biến trong trời đất. Khiêm tốn chẳng những là đạo trời đạo đất, mà còn là đạo người, đạo qủy thần. Điều mà người ta nói đến “ích khiêm” (thêm vào khiêm), “lưu khiêm” (trôi vào chỗ khiêm), “phúc khiêm” (làm phúc cho khiêm), “hiếu khiêm” (yêu thích khiêm), có nghĩa khiêm là điều tốt lành và coi tự mãn là điều tổn hại. Do đó, tác giả Dịch truyện gắn liền đức khiêm tốn với củng cố địa vị thống trị. Họ cho rằng có công lao mà khiêm tốn có thể khiến cho muôn dân phục tòng thống trị.

Đức khiêm còn được nhắc đến ở một số quẻ khác nữa:

Hỏa Thiên Đại Hữu , Cửu tứ (hào 4) nói: Phỉ kỳ bành, vô cữu: Không nên giàu qúa thì mới tránh được hại [15, 202]. Ý hào này khuyên đừng làm ra vẻ thịnh vượng (khoe của cải, sống sang trọng qúa) thì không có lỗi (hay tuy giàu có mà đừng làm ra vẻ thịnh vượng, phải khiêm tốn thì không có lỗi). Chữ bành ở đây hiểu là qúa giàu có.

Lôi Trạch Quy Muội , Lục ngũ (hào 5) nói: Đế Ất qui muội, kì

quân chi duệ, bất như kỳ đệ chi duệ lương, nguyệt cơ vọng, cát [46, 400]: Vua

đẹp bằng tay áo của cô phù dâu (như vậy là rất khiêm tốn so với địa vị hoàng tộc của công chúa); như trăng đêm mười bốn (sắp đến rằm), tốt.

Quẻ Địa Hỏa Minh Di , Quẻ này đang ở thời kỳ bất lợi, đại ý khuyên nên giấu bớt sự sáng suốt của mình đi, mà vẫn giữ được chí hướng; không khoe tài khoe giỏi, cũng là khiêm tốn nữa.

Địa Lôi Phục , trên là Khôn (đất), dưới là Chấn (sấm). Vật không bao giờ tới tận cùng; cùng thượng thì phản hạ, phục là trở lại. Quẻ này dương bắt đầu phục hồi theo luật phản phục. Đại ý quẻ khuyên nên sửa lỗi, trở về đường chính.

Sơ cửu (hào 1): Bất viễn phục, vô chi hối, nguyên cát: Đi chưa xa (trên đường xấu) có thể quay trở lại (đường chính đạo), làm được như thế thì không phải gặp sự ân hận lớn, sẽ gặp chuyện hết sức tốt lành [15, 281].

Lục nhị (hào 2): Hưu phục, cát: Vui vẻ quay trở lại (đường chính đạo), rất tốt đẹp [15, 282].

Lục tam (hào 3): Tần phục, lệ, vô cữu: Buồn rầu quay trở về, tuy gặp nguy hiểm nhưng không có tai hại gì lớn [15, 282].

Lục tứ (hào 4): Trung hành, độc phục: Ở giữa các tiểu nhân (các hào âm: 2, 3 và 5, 6), mà một mình trở lại theo quân tử (hào 1), tức theo đạo [46, 286].

Lục ngũ (hào 5): Đôn phục, vô hối: Trở về một cách chân thành, đôn hậu thì không phải hối hận [15, 283].

Thượng lục (hào trên cùng): Mê phục, hung, hữu tai sảnh, dụng hành sư, chung hữu đại bại, dĩ kỳ quốc, quân hung, chí vu thập niên, bất khắc

chinh [15, 284]: Đã đi vào con đường mê muội mà không chịu trở về sẽ gặp

nguy hiểm, có tai họa, đem quân ra trận, cuối cùng sẽ thảm bại, nếu trị nước thì vua cũng gặp họa, đến mười năm sau cũng chưa phục hồi được.

Quẻ này xét về sự sửa lỗi để trở về đường chính. Tốt nhất là người tự nhận thấy lỗi rồi sửa ngay, không mắc phải lần nữa; rồi tới người ở gần người

tốt nên bắt chước vui vẻ làm điều nhân nghĩa… Xấu nhất là những người mê muội không biết trở lại đường chính.

Lôi Phong Hằng , trên là Chấn (sấm), dưới là Tốn (gió). Sơ lục (hào 1): Tuấn hằng, trinh hung, vô du lợi: Qúa nôn nóng muốn thiết lập những quan hệ bền vững ngay từ đầu, cứ tiếp tục khăng khăng theo kiểu đó thì mang họa, chẳng làm được cái gì có ích cả [15, 355].

Cửu nhị (hào 2): Hối vong: Sự hối tiếc đã qua [15, 356].

Cửu tam (hào 3): Bất hằng kỳ đức, hoặc thừa chi tu, trinh lận: (Nếu) không luôn luôn tu dưỡng đạo đức, (tất nhiên) sẽ gặp chuyện nhục nhã, cứ khăng khăng (không chịu tu dưỡng) thì sẽ hối tiếc [15, 357].

Cửu tứ (hào 4): Điền vô cầm: Đi săn (mà bói được hào này) chẳng được cầm thú gì (về tay không) [15, 357].

Lục ngũ (hào 5): Hằng kỳ đức, trinh, phụ nhân cát, phu tử hung: Luôn luôn tu dưỡng đạo đức bản thân, chuyện bói toán đối với đàn bà con gái thì tốt, còn đối với nam tử hán đại trượng phu là chuyện không nên làm [15, 357 - 358].

Thượng lục (hào trên cùng): Chấn hằng, hung: Lúc nào cũng hăng hái qúa mức thì sẽ gặp nguy hiểm [15, 358].

Quẻ Lôi Phong Hằng coi trọng Lục ngũ (hào 5), tức coi trọng đạo phu xướng phụ tùy của tư tưởng phong kiến ngày xưa. Ngoài ra, xét toàn quẻ ta thấy hào sơ lục hấp tấp muốn thi hành ngay đạo Hằng, dục tốc bất đạt; khuyên phải nên giữ chính phòng nguy. Hào cửu nhị thất vị, do có thể bền giữ cương trung nên mới được hối hận tiêu vong. Hào cửu tam giữ đức không bền nên phải hối hận hoặc bị kẻ khác làm nhục. Hào lục tứ ngồi lâu ở địa vị không thích đáng, có vất vả cũng vô ích mà thôi. Hào lục ngũ giữ đức nhu thuận bền bỉ, đối với phụ nữ thì điều này là tốt nhưng đối với nam giới thì lại chưa hẳn đã là tốt. Hào thượng lục thì hiếu động không thể giữ được đạo Hằng, sẽ phải gặp nguy hiểm. Xét qua toàn quẻ Hằng ta thấy thâm ý của người xưa như

lý mà tác giả Kinh Dịch nhằm khuyên người ta nên giữ trung chính mà xử theo đạo Hằng, con người ta qúy ở chỗ kiên trì bền bỉ, nhẫn nại.

Sơn Trạch Tổn , trên là Cấn (núi), dưới là Đoài (đầm). Quẻ này khuyên đại ý rằng khi bị tổn (mất) chưa chắc đã xấu, ích (tăng) chưa chắc đã tốt; xét việc được mất còn phải tùy việc tùy thời, hễ qúa thì nên tổn để được vừa phải, thiếu thì nên ích và bản thân mình nên chịu thiệt mà giúp đỡ cho những người khác còn khó khăn hơn.

Sơ cửu (hào 1): Dĩ sự thuyên vãng, vô cữu, chước tổn chi: Nghỉ việc của mình mà tiến lên gấp, giúp (cho hào 4) như vậy thì không có lỗi, nhưng nên châm chước, cái gì nên rút bớt của mình để giúp cho 4 thì hãy rút [46, 349].

Cửu nhị (hào 2): Lợi trinh, chinh hung, phất tổn ích chi: Bói được quẻ tốt, (nhưng) chinh chiến sẽ gặp nguy hiểm, không gây được tổn thương gì cho quân địch đâu, tốt hơn nên bảo toàn lực lượng (bằng cách rút quân về) [15, 453].

Lục tam (hào 3): Tam nhân hành tắc tổn nhất nhân, nhất nhân hành tắc

đắc kỳ hữu: Ba người cùng đi chắc chắn phải có một người bị lẻ loi (không có

cặp), một người độc hành chắc chắn muốn có một người cùng đi chung với mình cho có bạn [15, 453]. Tam nhân chỉ tình trạng thái qúa (thừa một) còn

nhất nhân chỉ tình trạng bất cập (thiếu một). Đại ý hào này khuyên cả hai thái

cực trên đều cần phải được điều chỉnh. Tình trạng dư cần phải bớt đi, tình trạng thiếu cần phải được bổ sung cho đủ.

Lục tứ (hào 4): Tổn kỳ tật, sử thuyên, hữu hỷ, vô cữu: Nếu làm cho các thói hư tật xấu trong bản thân được giảm bớt, mọi người sẽ mau chóng đến cộng tác với mình, đó là điều đáng mừng, không có gì tai hại [15, 454].

Lục ngũ (hào 5): Hoặc ích chi thập bằng chi qui, phất khắc vi, nguyên cát: Thình lình có người làm ích cho mình, một con rùa lớn đáng giá mười “bằng”, không từ chối được, rất tốt [46, 351].

Thượng cửu (hào trên cùng): Phất tổn ích chi, trinh cát, lợi hữu du

vãng, đắc thần vô gia: Làm ích cho người mà chẳng tổn hại gì của mình,

không lỗi, chính đáng thì tốt, làm việc gì cũng có lợi, vì được người qui phục, chẳng phải chỉ nhà mình mới là nhà (ý nói đâu cũng là nhà mình, ai cũng là người nhà mình) [46, 351].

Đại ý quẻ này là mất đi chưa chắc đã xấu, được thêm chưa chắc đã tốt; còn tùy việc tùy thời, hễ qúa thì nên tổn để được vừa phải, thiếu thì nên ích và mình nên chịu thiệt hại cho mình mà giúp cho người. Đạo Tổn chủ yếu là tổn dưới để ích trên. Suy ra, phải tự bớt lòng tư dục để làm ích theo lẽ phải; trong xử thế thì tự bớt của bản thân và gia đình để làm ích cho thiên hạ. Đó chính là đạt được đạo Tổn và hợp với thời trung.

Phong Lôi Ích , trên là Tốn (gió), dưới là Chấn (sấm). Quẻ Tổn vốn xấu mà hào cuối lại tốt, được các chữ cátlợi hữu du vãng. Còn quẻ Ích này vốn tốt mà hào cuối lại rất xấu, bị chê là hung. Điều đó muốn nói lên rằng nếu đầy tràn thì cuối cùng sẽ bị đổ (cuối quẻ Ích), còn nếu vơi thì cuối cùng sẽ được thêm vào (cuối quẻ Tổn). Đây cũng là một trong những quy luật xử thế trong xã hội.

Sơ cửu (hào 1): Lợi dụng vi đại tác, nguyên cát, vô cữu: Đây là thời cơ thuận lợi để tiến hành xây dựng, (vì bói quẻ) rất tốt, đại cát đại lợi, không có tai nạn gì [15, 462].

Lục nhị (hào 2): Hoặc ích chi thập bằng chi quy, phất khắc vi, vĩnh

trinh cát. Vương dụng hưởng vu đế, cát: Thình lình có người giúp cho mình

một con rùa lớn đáng giá bằng mười “bằng”, không từ chối được, rất tốt. Nếu là vua dùng đức để tế Thượng đế, Thượng đế cũng hưởng, mà được phúc, tốt [46, 354].

Lục tam (hào 3): Ích chi, dụng hung sự, vô cữu, hữu phu, trung hành,

cáo công dụng khuê: Tăng thêm lễ vật cúng tế khi có tang sự (Võ Vương) thì

không có lỗi, (nhân vì Võ Canh nhà Thương đảo loạn, Chu Công hưng binh thảo phạt, thắng trận trở về), bắt được nhiều tù binh làm nô lệ, Trọng Diễn

(em Vi Tử nhà Thương) báo cáo công việc lại cho Chu Công, sau đó tiến hành cúng tế thần linh [15, 465].

Đại ý hào này nói rằng nhân việc Chu Võ Vương băng hà, Võ Canh gây phản loạn nên Chu Công phải phát binh thảo phạt Võ Canh, đại thắng trở về; Trọng Diễn báo cáo mọi việc với Chu Công sau đó họ tiến hành tế lễ thần linh.

Lục tứ (hào 4): Trung hành cáo công, tòng, lợi dụng vi y thiên quốc

[15, 466]: Trọng Diễn báo cáo với Chu Công việc xử lý các tôn thất nhà Ân còn sót lại, Chu Công đồng ý (cách xử lý như vậy), đây là thời điểm thuận lợi để phân phong các dân nhà Ân (bây giờ đã trở thành nô lệ) cho các quốc gia chư hầu của nhà Chu.

Cửu ngũ (hào 5): Hữu phu, huệ tâm vật vấn, nguyên cát, hữu phu, huệ

ngã đức: Bắt được nhiều tù binh làm nô lệ, vỗ về an ủi chúng, bỏ qua không

truy cứu tội xưa, đây là thời kỳ đại cát đại lợi, những nô lệ tù binh này đều cảm đội ân đức (của nhà vua) [15, 467]. Hào này có ý nói nếu có lòng chí thành làm ân đức, thì chẳng cần hỏi cũng biết là rất tốt rồi. Thiên hạ ai cũng tin vào đức ban ân huệ (của hào 5).

Thượng cửu (hào trên cùng): Mạc ích chi, hoặc kích chi, lập tâm vật

hằng, hung: Không ai giúp đỡ cho mà lại còn bị người công kích, (trong tình

huống này) nếu không giữ ý chí kiên trì, nhẫn nại thì sẽ gặp nguy hiểm [15, 468].

Tương truyền, khi Khổng Tử đọc đến quẻ này ông đã áp dụng vào phép xử thế, khuyên người quân tử làm cho thân mình được yên ổn rồi sau mới hành động; tâm mình được thanh thản rồi sau mới thuyết phục người khác; làm cho mối giao tình được được bền chặt rồi sau mới yêu cầu thì nhân dân sẽ tuân theo, hưởng ứng.

Nếu so sánh hai quẻ Tổn và Ích ta thấy ý nghĩa hai quẻ bổ sung cho nhau. Tổn dưới đủ để ích trên, trên nhận ích lại phải ban ân cho dưới. Tổn trên đủ để ích dưới, dưới nhận ân huệ thì cũng chuyển ích lên trên. Rõ ràng,

cái lý chuyển hóa của tổn và ích một mặt cho thấy sự mộc mạc của các nhà làm Dịch đối với tác dụng và phản tác dụng giữa thượng tầng và hạ tầng của xã hội có giai cấp; mặt khác, trong triết lý tượng trưng theo nghĩa rộng nó cho thấy quy luật biến hóa qua lại giữa cái lợi và cái hại, cái họa và cái phúc thường thể hiện trong qúa trình phát triển của sự vật.

Trạch Thuỷ Khốn , trên là Đoài (đầm), dưới là Khảm (nước). Đại ý quẻ Khốn nói rõ tình cảnh của bậc quân tử khi phải sống trong cảnh khốn cùng, tuy rất thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần nhưng vẫn phải giữ được đạo của mình, giữ được đức hạnh, cốt cách của mình để chờ đợi sự thay đổi.

Sơ lục (hào 1): Đồn khốn vu chu mộc, nhập vu u cốc, tam tuế bất dịch: Mông bị một trận gậy trừng phạt, sau đó còn bị giam trong ngục tối, ba năm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số tư tưởng triết học trong Kinh Dịch (Trang 51 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)