3.2.3. Đáp án bài tập sử dụng chức năng SLOVE và các phƣơng pháp khác để giải. để giải. 01. D; 02. D; 03. B; 04. C; 05. C; 06. D; 07. B; 08. A; 09. A; 10. D; 11. A; 12. D; 13. C; 14. B; 15. A; 16. B; 17. A; 18. C; 19. C; 20. B; 21. B; 22. B; 23. C; 24. B; 25. A; 26. C; 27. B; 28. C; 29. B; 30. C; 31. B; 32. B; 33. B; 34. B; 35. B; 36. C; 37. B; 38. C; 39. C; 40. D; 41. B; 42. D; 43. D; 44. D; 45. D; 46. C; 47. C; 48. A; 49. D; 50. D;
KẾT LUẬN
Đối chiếu với mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã căn bản hoàn thành các vấn đề sau:
1. Đã nghiên cứu cơ sơ lí thuyết của tư duy hệ thống được toàn bộ lí thuyết quan trong về chương este- lipit. Để từ đó xây dựng được hệ thống bài tập rèn luyên khả năng tư duy cho học sinh.
2. Đã phân tích được một số phương pháp giải nhanh hay được học sinh dùng để giải nhanh bài tập chương este – lipit, giúp học sinh rèn luyện một kĩ năng sử dụng máy tính bỏ túi một cách thành thạo trước khi vào phòng thi. 3. Chúng tôi đã xây dựng và sưu tầm được hơn 100 câu bài tập trắc nghiệm
khách quan có đáp án và hướng dẫn giải, để giúp cho học sinh rèn luyện tốt khả năng giải các bài tập trắc nghiệm chương este - lipit trước khi thi và kiểm tra.
Từ những kết quả nghiên cứu đó cho phép kết luận:
- Hệ thống bài toán trắc nghiệm khách quan chương este- lipit có phương pháp giải nhanh để rèn luyện khả năng tư duy cho học sinh lớp 12 là hoàn toàn phù hợp với tinh thần bài tập trắc nghiệm khách quan của bộ giáo dục về thời gian để làm 1 câu thường từ 1 - 3 phút, nhiều bài tập đòi hỏi học sinh phải có tính suy luận cao mới có thể làm ra đáp án, giúp học sinh có thể chuẩn bị một tinh thần tự tin, thỏa mái trước khi vào phòng thi.
- Để phát huy được khả năng tư duy sáng tạo của học sinh chúng tôi đã mạnh dạng sắp xếp các bài tập lí thuyết đi từ dễ đến khó, sau đó đến các dạng bài tập trắc nghiệm phải có dùng đến các phương pháp giải nhanh để tạo một sự tự tin cho mỗi học sinh khi làm về những bài tập chương này.
- Giúp cho học sinh nhớ được khối lượng các chất hữu cơ hay dùng để rút ngắn thời gian tính toán, trong đó chúng tôi đã mạnh dạng đưa vào đề tài phương pháp nhớ khối lượng.
* Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm hay để làm tốt bài tập trắc nghiệm chương este – lipit nói chung và bài tập trắc nghiệm nói riêng khi chúng ta làm theo các bước sau:
+ Bước 1: Phải đọc thật kĩ đề, không được bỏ qua bất cứ giữ kiện nào.
+ Bước 2: Từ những dữ kiện đề cho lựa chọn phương pháp ngắn nhất hợp lí nhất để giải.
+ Bước 3: Phải thuộc càng nhiều khối lượng các chất hữu cơ, thao tác tính toán nhanh nhặn, sử dụng tốt các chức năng của máy tính để ứng dụng vào việc giải nhanh các bài toán hóa.
Chẳng hạn:
+ Đối với những bài toán đốt cháy, cần phải quan tâm đến số mol của CO2 và số mol của H2O.
+ Những bài toán cho khối lượng chất trước và chất sau phản ứng thường dùng định luật bảo toàn khối lượng để giải.
+ Đối với các bài toán hỗn hợp phức tạp thì học sinh cần phải đọc kĩ cân nhắc phương pháp làm hợp lí để trách mất nhiều thời gian.
+ Những câu khó thì làm sau tránh làm những câu này trước sẽ là ảnh hưởng đến tâm lí và thời gian làm các câu khác vì mỗi câu theo quy định thì chỉ 1- 2 phút/câu.
+ Khi đánh đáp án vào thì phải chọn đúng ô của câu mình đang làm, tránh đánh sang nhầm sang ô khác hoặc câu khác.
Để sử dụng tốt các phương pháp giải nhanh yêu cầu học sinh phải hiểu thật kĩ nội dung của từng phương pháp, làm đi làm lại nhiều lần để sử dụng nó một cách thành thạo, triển khai một cách chắc chắn.
Do năng lực bản thân hạn chế nên chúng tôi mới chỉ dừng lại ở mức độ sưu tập sau đó hệ thống thành từng dạng hay gặp của chương este – lipit nên không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quí báu của quí thầy cô và các bạn để đề tài được mở rộng hơn nhằm góp một phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa lớp 12 chương este lipit nói chung và các chương khác nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ths. Cao Thị Thiên An, (2009), Phương pháp giải nhanh các bài tập trắc nghiệm hữu cơ, NXB đại học quốc gia Hà Nội.
2. Ths. Phan Văn An, Những vấn đề về lí luận dạy học, NXB Đà Nẵng.
3. Nguyễn Trường Chấng, Nguyễn Thế Thách, Hướng dẫn sử dụng và giải toán trên máy Casio FX 570 ES, NXB giáo dục năm 2008.
4. TS. Cao Cự Giác, ( 2011), Những viên kim cương trong hóa học, NXB đại học sư phạm
5. Đỗ Xuân Hưng, (2011), Phương pháp mới giải nhanh các bài tập trắc nghiệmhóa học hữu cơ, NXB đại học quốc gia Hà Nội
6. Lê Thanh Xuân, ( 2009), Chuyên đề hóa học 12 este – lipit , NXB giáo dục. 7. Lê Xuân Trọng, (2009), Hóa học 12 nâng cao, NXB giáo dục.
8. Lê Xuân Trọng, (2009), Bài tập trắc nghiệm hóa học 12 nâng cao, NXB giáo dục
9. Ts. Nguyễn Văn Trang, (2005), Hướng dẫn sử dụng và giải toàn trên máy Casio FX 570 MS, NXB giáo dục.
10.Tạp chí hóa học và ứng dụng số19, năm 2011