KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và hoạt động thần kinh cấp cao của học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (Trang 88 - 91)

X : Giá trị trung bình

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Qua nghên cứu một số chỉ số sinh học và trí tuệ của học sinh 7 – 15 tuổi của hai trường tiểu học và trung học cơ sở xã Đình Tổ, tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi rút ra kết luận sau:

Các chỉ số chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình của học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Đình Tổ tăng dần theo tuổi, nhưng tốc độ tăng của ba chỉ số này không đồng đều trong các năm, có thời điểm tăng nhanh, có thời điểm tăng chậm.

Chiều cao trung bình của học sinh nam là 134,30 cm. Mỗi năm tăng trung bình 5,30 cm, tăng nhảy vọt ở thời điểm 13 – 14 tuổi (tăng 6,86 cm/ năm). Chiều cao trung bình của học sinh nữ là 143,30 cm. Mỗi năm tăng trung bình 4,71 cm, tăng nhảy vọt ở vào thời điểm 12 – 13 tuổi (tăng 6,78 cm/năm). Thời điểm tăng nhanh chiều cao của nữ xuất hiện sớm hơn so với nam một năm. Tốc độ tăng chiều cao của nam và nữ trong các năm không đồng đều, tạo nên điểm giao chéo tăng trưởng chiều cao lần thứ nhất ở thời điểm 8 – 9 tuổi và lần thứ hai ở thời điểm 13 – 14 tuổi.

Cân nặng trung bình của học sinh nam là 28,85 kg. Mỗi năm tăng trung bình 3,18 kg, tăng nhảy vọt ở thời điểm 14 – 15 tuổi (tăng 5,73 kg/năm). Cân nặng trung bình của học sinh nữ là 28,12kg, mỗi năm tăng trung bình 2,95 kg, tăng nhảy vọt ở thời điểm 13 – 14 tuổi (tăng 4,65 kg/năm). Thời điểm tăng nhảy vọt cân nặng của học sinh nữ xuất hiện sớm hơn so với một năm. Tốc độ tăng cân nặng của học sinh nam và học sinh nữ trong các năm không đồng đều. Do vậy, đã tạo nên giao chéo tăng trưởng cân nặng lần thứ nhất ở thời điểm 10 tuổi lần thứ hai ở thời điểm 14 tuổi.

Vòng ngực trung bình của học sinh nam là 64,46 cm. Mỗi năm tăng trung bình 2,14 cm, tăng nhảy vọt ở thời điểm 14 – 15 tuổi (tăng 3,36 cm/năm). Vòng ngực trung bình của học sinh nữ là 63,79 cm. Mỗi năm tăng trung bình 1,99 cm,

tăng nhảy vọt ở thời điểm 13 – 14 tuổi ( tăng 2,80 cm/năm). Thời điểm tăng nhảy vọt của học sinh nữ xuất hiện sớm hơn so với nam một năm.

Chỉ số pignet của học sinh nam và học sinh nữ tăng ở giai đoạn đầu, khi tốc độ tăng chiều cao nhanh hơn so với tốc độ tăng cân nặng và vòng ngực. Ở giai đoạn sau, chỉ số pignet giảm dần do tốc độ tăng chiều cao chậm lại, còn cân nậng và vòng ngực tăng nhanh. Ranh giới giữa hai giai đoạn này ở cả nam và nữ là 9 tuổi.

Chỉ số BMI của học sinh nam và học sinh nữ đều tăng dần theo tuổi (tốc độ tăng chỉ số BMI trung bình ở nam là 0,47 kg/m2, còn ở nữ tăng trung bình là 0,54

kg/m2).

Theo test Raven, chỉ số IQ trung bình của học sinh bằng 102,69. Xếp chung năng lực của học sinh vào loại trung bình (IQ = 90 – 109). Chỉ số IQ của học sinh tăng dần từ 7 – 15 tuổi. Chỉ số IQ đạt giá trị lớn nhất ở lứa tuổi 15 (104,82) và trị số thấp nhất ở lứa tuổi 7 (98,12). Tỉ lệ học sinh có chỉ số IQ ở mức trung bình nhiều nhất, tỉ lệ học sinh có trên mức trung bình lớn hơn tỉ lệ học sinh có trí tuệ dưới mức trung bình.

Điểm trí nhớ thị giác của học sinh tăng dần theo tuổi, điểm trí nhớ thị giác thấp nhất ở lứa tuổi 7 (5,65 điểm) và cao nhất ở lứa tuổi 15 (7,42 điểm).

Điểm trí nhớ thính giác của học sinh tăng dần theo tuổi, thấp nhất ở lứa tuổi 7 (5,10 điểm) và cao nhất ở lứa tuổi 14 (6,78 tuổi). Trong cùng một lứa tuổi, điểm trí nhớ thị giác và trí nhớ thính giác của học sinh có sự khác biệt (điểm trí nhớ thị giác cao hơn so với điểm trí nhớ thính giác). Còn giữa học sinh nam và học sinh nữ không có sự khác biệt về điểm trí nhớ thị giác cũng như điểm trí nhớ thính giác. KIẾN NGHỊ

Qua kết quả nghiên cứu ở trên chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến nhằm nâng cao tầm vóc thể lực, năng lực trí tuệ và khả năng học tập của học sinh như sau:

Các chỉ số thể lực và trí tuệ ở trẻ em có thể thay đổi phụ thuộc vào điều kiện sống, điều kiện văn hoá, xã hội và sự quan tâm chăm sóc. Trẻ em trong giai

đoạn từ 7 đến 15 tuổi là thời kỳ phát triển thể lực và trí tuệ một cách mạnh mẽ nhất. Chính vì vậy, muốn phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ em cần phải làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng hợp lý, xây dựng một môi trường văn hoá, xã hội lành mạnh.

Cần tăng cường nghiên cứu các chỉ số sinh học và trí tuệ của trẻ em nhiều, sâu rộng hơn. Các chỉ số này cần được tiến hành nghiên cứu thường xuyên và cần được tổng kết trong từng khoảng thời gian nhất định để rút ra kết luận. Có như vậy chúng ta mới có các dữ kiện làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp nâng cao sức khoẻ, tầm vóc và các biện pháp giáo dục, đào tạo phù hợp nhất cho thế hệ trẻ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và hoạt động thần kinh cấp cao của học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (Trang 88 - 91)