PHẦN NỘI DUNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và hoạt động thần kinh cấp cao của học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (Trang 100 - 127)

X : Giá trị trung bình

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ THỂ LỰC CỦA TRẺ EM

1.1.2. Các chỉ số về thể lực của trẻ em

Có nhiều chỉ tiêu đánh giá thể lực con người nhưng chiều cao, cân nặng,vòng ngực là những chỉ tiêu được lựa chọn sớm nhất. Chiều cao có thế là đặc điểm nhận xét sớm nhất trong hầu hết các lĩnh vực của nhân trắc học. Khối lượng cơ thể cũng là một số đo thường được sử dụng trong tất cả các công tác điều tra cơ bản cũng như hàng ngày. “Khối lượng là biểu hiện thực chất của thể lực” [14].

Một đặc trưng tiêu biểu khác của thể lực là vòng ngực. Một người có vòng ngực rộng thì có thể lực tốt [46].

. Sau đó, đã có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm thể lực của người Việt Nam [14], [19], [24], [33], [51], [54], [57], [60], [66], [74], ... Kết quả nghiên cứu của một số tác giả cho thấy chiều cao, trọng lượng cơ thể trung bình của người Việt Nam nhỏ hơn so với người Âu, Mỹ ở mọi lứa tuổi, nhịp độ tăng trưởng chậm, thời kỳ tăng trưởng kéo dài hơn và bước vào thời kỳ nhảy vọt tăng trưởng dậy thì cũng muộn hơn [70], [71]. Tăng trưởng nhảy vọt về chiều cao của nữ xuất hiện ở thời điểm 12-13 tuổi, còn của nam là 13-16 tuổi và đến 23 tuổi đạt giá trị tối đa, còn tăng trưởng nhảy vọt về cân nặng ở nữ xuất hiện lúc 13 tuổi và ở nam lúc 15 tuổi. Thời điểm kết thúc tăng trưởng cân nặng của cơ thể diễn ra lúc 19 tuổi ở nữ và 20 tuổi ở nam.

1.2. Các chỉ số hoạt động thần kinh cấp cao ở trẻ em

1.2.1. Đặc điểm về trí tuệ

Theo tiếng Latinh, trí tuệ (Intellectus) có nghĩa là hiểu biết, thông tuệ. Theo “Từ điển tiếng Việt” [64], trí tuệ là khả năng nhận thức lý tính đạt đến một trình độ nhất định. Trí tuệ là khả năng hoạt động trí óc của con người.

Có nhiều định nghĩa khác nhau về trí tuệ nhưng có thể khái quát một cách tương đối các quan niệm đã có thành 3 nhóm trí tuệ chính [26], [48]. Nhóm thứ nhất coi trí tuệ là năng lực học tập của cá nhân. Đại diện nhóm này là nhà tâm lý học Nga B.G. Ananhev… Nhóm thứ hai coi trí tuệ là năng lực tư duy trừu tượng của cá nhân. Đại diện nhóm này là A.Binet (1905), L.Terman (1937), G.X. Côtxchuc (1971), V.A Cruchetxki (1976), R.Sternberg (1986), D.N. Perkins (1987) [48] [61] [71]. Nhóm thứ 3 coi trí tuệ là năng lực thích ứng tích cực của cá nhân. Đại diện nhóm này là U.Sterner, G.Piaget, R.Zazzo…

IQ là tín hiệu chữ cái đầu của từ tiếng Anh là: “Intelligence Quotient”, thường dịch là chỉ số thông minh. Chỉ số này nói lên năng lực trí tuệ của mỗi người. Năm 1912, nhà tâm lý học người Đức Wilhelm Sterm (1817-1938) lần đầu tiên đưa ra khái niệm “hệ số thông minh”. Năm 1939, nhà tâm lý học người Mỹ D.Wechsler đề xuất phương pháp trắc nghiệm trí thông minh. Chỉ số IQ được tính theo công thức của Stern và Wechsler.

Sau 1905, việc sử dụng trắc nghiệm được phát triển rộng rãi trên thế giới. Nhà tâm lý học Pháp A.Binet (1857-1911) cộng tác với bác sĩ T.Simon nghiên cứu năng lực trí tuệ của trẻ em ở những lứa tuổi khác nhau và từ đó tìm ra những bài tập trắc nghiệm để xác định mức độ phát triển của trí tuệ. Wechsler (1955) nghiên cứu các phương pháp đo lường trí tuệ và đưa ra nhiều loại trắc nghiệm để đưa ra nhiều loại trắc nghiệm để đo lường trí tuệ của nhiều lứa tuổi.

Ở Việt Nam trước 1975, việc nghiên cứu trí tuệ còn rất mới mẻ. Trần Trọng Thuỷ là một trong những tác giả đầu tiên nghiên cứu sự phát triển trí tuệ [67]. Sau

đó có nhiều nhà nghiên cứu về trí tuệ như [15], [23], [29], [35], [39], [40], [42], [43], [44], [50], [51], [65], [67].

1.2. Đặc điểm về trí nhớ

Trí nhớ là hình thức hoạt động liên quan đến toàn bộ đời sống tâm lý của con người và là thành phần quan trọng của trí tuệ. Trí nhớ là sự tiếp nhận sự tái tạo những sự vật những hiện tượng mà con người đã cảm giác, đã suy nghĩ, đã hành động. Trí nhớ của cong người có bản chất là sự hình thành các đường liên hệ thần kinh tạm thời lưu giữ và tái hiện chung các cảm giác đơn lẻ được tạo ra khi các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan tác động vào cơ thể. Trên cơ sở các cảm giác đơn lẻ, não đã phân tích, tổng hợp để cho tri giác trọn vẹn các sự vật hiện tượng và để lại dấu vết của chúng trên vỏ não [67].

Hyden thì cho rằng, cơ sở của trí nhớ là sự thay đổi trong cấu trúc của phân tử axit ribonucleic (theo [52]). Để giải thích cơ sở sinh lý học của trí nhớ, Tạ Thúy Lan cho rằng khi một kích thích nào đó tác động nhiều lần vào vùng noron sẽ làm xuất hiện các điện thế hoạt động đặc trưng cho nó và làm thay đổi sự cân bằng ion trong sinh chất của tế bào thần kinh liên hợp. Từ đó hoạt hoá acid deoxyribonucleic (AND) trong nhân tế bào làm thay đổi cấu trúc của nó theo một cách nhất định nhằm tạo ra acid ribonucleic (ARN). ARN trung gian đặc biệt sẽ tham gia vào quá trình hình thành protein trong sinh chất đặc trưng cho từng cá thể. Protein đặc biệt xuất hiện dưới tác động của các xung điện với tần số thay đổi theo một cách nhất định có thể tồn tại trong một khoảng thời gian dài và có thể tái hiện lại. Việc cải tổ ARN và hình thành protein đặc trưng xảy ra ngay từ lần kích thích đầu tiên và tồn tại rất lâu [37].

Tác giả Levitov thì giải thích rằng mỗi lần tế bào bị hoạt hoá lại xuất hiện ARN trung gian và một loại protein hoạt hoá [56]. Song các chất này không mang tính đặc trưng cho từng trường hợp cụ thểnhư Hyden dự đoán. Chúng chỉ khác nhau về nồng độ và cách phân bố bên trong tế bào tuỳ thuộc vào vùng sau xynap bị hoạt hoá. Khi các vùng noron bị hoạt hoá thì protein hoạt hoá bền vững không chỉ xuất

hiện theo cách nguyên phát tại vùng sau xynap của các noron liên hợp. Nó còn chịu tác động của hưng phấn thứ phát ngược chiều từ các sợi trục tới. Nhờ vậy mà chỉ cần tác động vào một phần nào đó của vật thể hay vào môi trường tồn tại của nó cũng đủ để làm cho toàn bộ vòng noron hoạt động [38].

Còn W. Penfield lại cho rằng trong não có trung khu nhớ và mọi kích thích tác động lên cơ thể đều được giữ lại dưới dạng lưu trữ (theo [52]).

Khi nghiên cứu trên một số địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An, nghiêm Xuân Thăng nhận thấy khả năng ghi nhớ của con người biến đổi theo sự biến động của nhiệt độ, độ ẩm, cường độ bức xạ và sự đối lưu không khí trong môi trường sống [66].

Trịnh Văn Bảo [2], [3] nghiên cứu trí nhớ của học sinh trường năng khiếu Marie- Curie và trường phổ thông cơ sở Tô Hoàng-Hà Nội nhận thấy, trí nhớ gần của nhóm học sinh năng khiếu tốt hơn so với nhóm học sinh bình thường.

Khi nghiên cứu trí nhớ của học sinh phổ thông từ 6 đến 17 tuổi thuộc quận Cầu Giấy - Hà Nội, đã nhận thấy khả năng ghi nhớ của học sinh tăng dần theo tuổi nhưng tốc độ tăng không đều giữa các năm. Khả năng ghi nhớ của học sinh tăng nhanh ở giai đoạn 6-17 tuổi và tăng chậm ở giai đoạn 11-15 tuổi. Trong cùng một độ tuổi, không có sự khác biệt rõ rệt về trí nhớ giữa học sinh nam và học sinh nữ [51].

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Đình Tổ- huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh với độ tuổi từ 7-15. Tất cả các đối tượng nghiên cứu có sức khoẻ và trạng thái tâm lý bình thường. Tổng số đối tượng nghiên cứu là 987 học sinh, trong đó có 520 nam và 467 nữ. Trong tổng số 987 học sinh có 528 học

sinh tiểu học và 459 học sinh trung học cơ sở được trình bày trong bảng 2.1 (luận văn tr 14).

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Các chỉ số được chúng tôi chọn để nghiên cứu là: Chiều cao đứng, cân nặng (trọng lượng cơ thể), vòng ngực trung bình, chỉ số pignet,chỉ số BMI, chỉ số IQ, trí nhớ thị giác, trí nhớ thính giác.

Phương pháp nghiên cứu các chỉ số thể lực

Nghiên cứu hình thái thê lực theo tài liệu “Nhân trắc học Ecgonmi”của Bùi Thụ - Lê Gia Khải [59] và Nguyễn Quang Quyền [53].

Nghiên cứu năng lực trí tuệ bằng test khuôn hình tiếp diễn Raven, chia làm 5 bộ (A,B,C,D,E), loại dùng cho người bình thường từ 6 tuổi trở lên.

Phương pháp nghiên cứu trí nhớ:

Nghiên cứu trí nhớ được thực hiện bằng phương pháp Nechaiev trên dãy số gồm 12 số. Trong đó mỗi số gồm 2 chữ số không trùng nhau, có 6 số lẻ và 6 số chẵn, không có số 0.

Kết quả thu được của mỗi bài trắc nghiệm sau khi được xử lý thô, sẽ được chấm điểm xử ly bằng phần mềm Microsoft Excel.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. CÁC CHỈ SỐ THỂ LỰC CỦA HỌC SINH 3.1.1. Chiều cao của học sinh 3.1.1. Chiều cao của học sinh

3.1.1.1. Chiều cao đứng của học sinh nam

Kết quả nghiên cứu chiều cao của học sinh nam từ 7 đến 15 tuổi được thể hiện trong bảng 3.1 và hình 3.1.

Các số liệu trong bảng 3.1 cho thấy, chiều cao của học sinh nam tăng dần theo tuổi. Cụ thể, lúc 7 tuổi chiều cao của học sinh nam là 114,82 cm đến 15 tuổi là 157,23 cm. Như vậy, tốc độ tăng chiều cao của học sinh nam trung bình mỗi năm là 5,30 cm/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng chiều cao của học sinh nam không đồng đều giữa các năm. Thời điểm tăng nhảy vọt về chiều cao của học sinh nam xuất hiện lúc 13 – 14 tuổi (tăng 6,86 cm/năm). Thời điểm tăng nhanh và tăng nhảy vọt về chiều cao của học sinh nam liên quan với tuổi dậy thì.

Bảng 3.1. Chiều cao của học sinh nam

Tuổi n

Chiều cao của học sinh nam (cm) Số học sinh có chiều cao nằm

ngoài giá trị [XSD] (%)

XSD Tăng Max (1) Min (2) (1)-(2) <[X -SD] >[X +SD] Chung

7 44 114,82 ± 4,12 - 124,5 109,2 15,2 13,64 15,90 29,54 8 56 119,32 ± 4,10 4,50 129,1 111,5 17,6 14,29 14,29 28,58 9 49 123,41 ± 4,23 4,09 138,0 117,5 20,5 14,29 16,33 30,62 10 60 128,32 ± 4,13 4,91 139,5 119,0 20,5 15,00 13,33 28,33 11 53 133,14 ± 4,38 4,82 141,7 117,9 23,8 16,98 15,09 32,07 12 67 138,85 ± 4,56 5,71 152,0 126,0 26,0 16,42 14,93 31,35 13 62 144,65 ± 4,86 5,80 154,0 135,0 19,0 14,52 14,52 29,04 14 61 151,51 ± 5,25 6,86 163,0 143,0 20,0 14,75 16,39 31,14 15 68 157,23 ± 5,15 5,72 168,0 149,0 17,0 16,18 14,71 30,89 Tổng 520 Tăng trung bình/ năm 5,30 15,19 15,00 30,17

3.1.1.3. Chiều cao của học sinh nữ

Kết quả nghiên cứu chiều cao đứng của học sinh nữ từ 7 đến 15 tuổi được thể hiện trong bảng 3.2 và hình 3.2.

Các số liệu trong bảng 3.2 cho thấy, chiều cao của học sinh nữ tăng dần theo tuổi. Cụ thể, lúc 7 tuổi chiều cao của học sinh nữ là 114,49 cm đến 15 tuổi là 152,13 cm. Như vậy, tốc độ tăng chiều cao của học sinh nữ trung bình là 4,71 cm/năm. Thời điểm tăng nhảy vọt về chiều cao của học sinh nữ xuất hiện lúc 12 – 13 tuổi (tăng 6,78 cm/năm).

Bảng 3.2. Chiều cao đứng của học sinh nữ

Tuổi n

Chiều cao của học sinh nữ (cm) Số học sinh có chiều cao nằm ngoài giá

trị XSD(%)

XSD Tăng Max (1) Min (2) (1)-(2) <X -SD >X +SD Chung

7 50 114,49±4,02 – 124,6 106,0 18,6 12,00 14,00 26,00 8 47 119,12±4,18 4,63 129,0 111,0 18,0 10,63 14,89 25,52 9 61 124,36±4,35 5,24 137,0 119,1 17,9 14,75 13,11 27,88 10 48 129,42±4,11 5,06 144,9 122,0 22,9 12,50 14,58 27,08 11 60 134,16±5,13 4,74 149,0 127,0 22,0 16,67 15,00 31,67 12 49 139,45±4,89 5,29 155,0 132,0 23,0 14,28 14,28 28,56 13 52 146,23±4,72 6,78 159,0 135,0 24,0 13,46 15,38 28,84 14 54 149,38±5,01 3,15 162,0 137,0 25,0 16,67 14,81 31,48 15 46 152,13±4,76 2,75 162,0 138,0 24,0 15,21 13,04 28,15 Tổng 467 Tăng trung bình/ năm 4,71 14,13 14,13 28,26

3.1.1.3. So sánh chiều cao của học sinh nam và nữ

Chiều cao đứng của học sinh nam và học sinh nữ được trình bày trong bảng 3.3 và hình 3.3.

Bảng 3.3. Chiều cao của học sinh theo giới tính Chiều cao (cm)

Tuổi Nam (1) Nữ (2) X (1)- X (2) p (1-2)

n XSD Tăng n XSD Tăng

8 56 119,32 ± 4,10 4,50 47 119,12±4,18 4,63 0,20 >0,05 9 49 123,41 ± 4,23 4,09 61 124,3 ±4,35 5,24 -0,95 >0,05 10 60 128,32 ± 4,13 4,91 48 129,4 ±4,11 5,06 -1,10 >0,05 11 53 133,14 ± 4,38 4,82 60 134,1 ±5,13 4,74 -1,02 >0,05 12 67 138,85 ± 4,56 5,71 49 139,4 ±4,89 5,29 -0,60 >0,05 13 62 144,65 ± 4,86 5,80 52 146,2 ±4,72 6,78 -1,58 >0,05 14 61 151,51 ± 5,25 6,86 54 149,3 ±5,01 3,15 2,13 >0,05 15 68 157,23 ± 5,15 5,72 46 152,13±4,76 2,75 5,10 <0,05 Tăng Trung bình/năm 5,30 4,71

Các số liệu trong bảng 3.3 cho thấy, chiều cao đứng của cả học sinh nam và học sinh nữ tăng dần theo tuổi. Tốc độ tăng chiều cao của học sinh nam trong giai đoạn 7 – 15 tuổi trung bình là 5,30 cm/năm và của học sinh nữ trung bình là 4,71 cm/năm. Ở nam, thời điểm tăng nhảy vọt về chiều cao xuất hiện lúc 13 – 15 tuổi, còn ở học sinh nữ, lúc 12 – 13 tuổi. Như vậy, thời điểm tăng nhảy vọt về chiều cao của học sinh nữ xuất hiện sớm hơn so với của học sinh nam.

3.1.2. Cân nặng của học sinh

3.1.2. Cân nặng của học sinh nam

Kết quả nghiên cứu cân nặng của học sinh nam 7 – 15 tuổi được trình bày trong bảng 3.4 và hình 3.5.

Bảng 3.4. Cân nặng của học sinh nam

Tuổi n

Cân nặng của học sinh nam (kg)

Số học sinh có cân nặng

nằm ngoài giá trị

XSD(%)

XSD Tăng Max (1) Min (2) (1)-(2) <X -SD >X +SD Chung

7 44 18,45±1,97 - 23,9 15,2 8,7 15,90 15,90 31,80 8 56 20,68±2,11 2,23 28,2 16,7 11,5 14,29 16,07 30,38 9 49 22,14±2,03 1,46 31,1 17,9 13,2 14,29 16,33 30,61 10 60 24,53±2,16 2,39 33,8 19,8 14,0 15,00 15,00 30,00 11 53 27,41±2,33 2,88 37,6 20,2 17,4 15,09 15,09 30,18 12 67 30,48±2,41 3,07 43,0 23,0 20,0 16,42 16,42 32,84

13 62 33,89±2,15 3,41 39,0 24,0 15,0 14,52 14,52 29,04 14 61 38,15±3,01 4,26 49,0 31,0 18,0 14,75 14,47 29,50 14 61 38,15±3,01 4,26 49,0 31,0 18,0 14,75 14,47 29,50 15 68 43,88±4,52 5,73 61,0 34,0 27,0 14,71 14,71 29,42 Tổng 520 Tăng trung bình/năm 3,18 15,00 15,38 30,38

Các số liệu trong bảng 3.4 và hình 3.5 cho thấy, cân nặng của học sinh nam tăng dần theo tuổi. Như vậy, tốc độ tăng cân nặng của học sinh nam trung bình mỗi năm là 3,18 kg/năm. Thời điểm tăng nhảy vọt về cân nặng của học sinh nam xuất hiện lúc 14 – 15 tuổi (tăng 5,73 kg/năm). Số học sinh nam có cân nặng nằm trong khoảng giá trị trung bình chiếm 69,62 % tổng số học sinh nam.

3.1.2.2. Cân nặng của học sinh nữ

Kết quả cân nặng của học sinh nữ từ 7 – 15 tuổi được trình bày trong bảng 3.5 và hình 3.6.

Các số liệu trong bảng 3.5 và hình 3.6 cho thấy, cân nặng của học sinh nữ tăng dần theo tuổi. Như vậy, tốc độ tăng cân nặng của học sinh nữ trung bình là 2,95 kg/năm. Thời điểm tăng nhảy vọt về cân nặng của học sinh nữ xuất hiện lúc 13 – 14 tuổi (tăng 4,65 kg/năm). Số học sinh nữ có cân nặng nằm trong khoảng giá trị trung bình chiếm 70,66 % tổng số học sinh nữ.

Bảng 3.5. Cân nặng của học sinh nữ

Tuổi n

Cân nặng của học sinh nữ (kg)

Số học sinh có cân nặng nằm ngoài giá trị XSD(%)

XSD Tăng Max (1) Min (2) (1)-(2) <X -SD >X +SD Chung

7 50 17,95 ± 1,32 - 23,8 14,5 9,3 14,00 14,00 28,00

8 47 19,25±1,96 1,30 29,5 16,2 13,3 14,89 14,89 29,78

9 61 21,15±1,86 1,90 30,8 16,5 14,3 14,75 13,11 27,86

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và hoạt động thần kinh cấp cao của học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (Trang 100 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)