CÁC CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO CỦA HỌC SINH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và hoạt động thần kinh cấp cao của học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (Trang 85 - 88)

X : Giá trị trung bình

4.2.CÁC CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO CỦA HỌC SINH

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.CÁC CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO CỦA HỌC SINH

4.2.1. Chỉ số IQ và các mức trí tuệ của học sinh

Một trong những chỉ số quan trọng nhất của hoạt động thần kinh cấp cao của con người là trí tuệ. Trí tuệ có liên quan đến cả tinh thần và thể chất. Việc nghiên cứu trí tuệ được coi là công việc của các nhà khoa học liên nghành, đòi hỏi phải có

sự tham gia của các nhà sinh lý học, tâm lý học, toán học và nhiều ngành khoa học khác.

Khi nghiên cứu chỉ số IQ của học sinh 7 – 15 tuổi cho thấy, chỉ số IQ của học sinh tăng dần từ 7 – 15 tuổi và giữa nam và nữ có sự tương đương nhau. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Loan [51]. Như vậy, năng lực trí tuệ có thể biến đổi mà không phải là chỉ số hằng định. Do sự phát triển trí tuệ một phần phụ thuộc vào vốn tích tuỹ kiến thức nên ở lứa tuổi nhỏ có những em trí tuệ ở mức thấp, nhưng trí tuệ của các em được cải thiện khi lớn lên. Vì ở học sinh các lớp trên, kiến thức được tích luỹ tăng lên nên tăng hiệu lực chức năng trí tuệ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự phân bố chỉ số IQ của các đối tượng có dạng phân phối chuẩn, trong đó số học sinh có chỉ số IQ ở mức trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất (60,09%). Sự phân bố theo chỉ số IQ có khác nhau giữa học sinh nam và học sinh nữ ở cùng một độ tuổi. Nhưng mức chênh lệch không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Hay, không có sự khác biệt rõ về năng lực trí tuệ giữa học sinh nam và học sinh nữ. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả [30], [51], [65], [67].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, số học sinh có chỉ số IQ trên trung bình chiếm tỷ lệ cao hơn và số học sinh có chỉ số IQ ở dưới mức trung bình chiếm tỉ lệ thấp hơn (so với phân phối chuẩn quốc tế). Như vậy, sự phát triển năng lực trí tuệ cũng là kết quả của sự tăng trưởng thế tục.

4.2.2. Trí nhớ của học sinh

Kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng nhớ của học sinh tăng dần theo tuổi. Ở các lứa tuổi 12 – 14 có khả năng nhớ tăng nhanh nhất, và thấp nhất ở 7 tuổi. Lứa tuổi từ 8 – 11, khả năng ghi nhớ tiếp tục tăng nhưng mức tăng không đáng kể. Chúng tôi cũng thống nhất với quan điểm cho rằng có thể do khả năng tập trung chú ý của học sinh ở các lớp lớn tốt hơn so với các học sinh lớp dưới. Càng có nhiều ổ hưng phấn được tạo ra khi sự tập trung chú ý càng cao nên khả năng ghi

nhớ được tốt hơn. Mặt khác, các cấu trúc – chức năng của các tế bào thần kinh cũng hoàn thiện dần theo tuổi.

Trong cùng một lứa tuổi, điểm trí nhớ thị giác và thính giác của học sinh có sự chênh lệch nhau. Cụ thể, điểm trí nhớ thị giác cao hơn so với điểm trí nhớ thính giác. Đây là kết quả thu được qua quá trình tập trung ghi nhớ của học sinh khi quan sát bảng số thì học sinh ghi nhớ tốt hơn so với khi nghe đọc các con số.

Giữa học sinh nam và học sinh nữ từ 7 – 15 tuổi không có sự khác biệt về khả năng ghi nhớ. Chứng tỏ rằng, trong hoạt động trí tuệ giữa học sinh nam và học sinh nữ không có sự khác biệt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số sinh học và hoạt động thần kinh cấp cao của học sinh tiểu học và trung học cơ sở xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (Trang 85 - 88)