Thực hiện tốt bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội trong pháp luật lao động Việt Nam (Trang 30 - 31)

động.

Nghỉ ngơi là nhu cầu không thể thiếu được của cuộc sống. Quyền được nghỉ ngơi là một quyền cơ bản được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật lao động.

Căn cứ vào tính chất của mỗi ngành, nghề, đặc điểm lao động trong từng khu vực khác nhau, Nhà nước ngoài việc quy định thời gian làm việc hợp lý, còn quy định thời gian nghỉngơi đối với người lao động nhằm tạo điều kiện cho họ khả năng phục hồi sức khỏe, tái sản xuất sức lao động và tăng năng suất lao động.

3.1.1.4 Đảm bảo tôn trọng quyền đại diện của tập thể lao động.

Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp tư nhân cũng như doanh nghiệp Nhà nước, đều có quyền tham gia quản lý doanh nghiệp theo nội quy, điều lệ của doanh nghiệp và quy định của pháp luật; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về sử dụng lao động. Người lao động thực hiện các quyền này của mình thông qua đại diện của họ - đó là tổ chức Công đoàn.

Đảm bảo và khuyến khích thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. Nhờ hoạt động của công đoàn để đảm bảo sự ổn định trong lao động và trong quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động.

3.1.1.5 Thực hiện tốt bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động. người lao động.

Bảo hiểm xã hội (bắt buộc và tự nguyện), bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các hình thức bảo hiểm khác. Đây là một trong những chính sách

nhằm khắc phục những rủi ro cho mọi người dân, trước hết là người lao động, trong các trường hợp

ốm đau, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, mất khả năng lao động khi về già và chết...

- Nhà nước nên bổ sung chế độ hỗ trợ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp cho người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Việc duy trì sự khác biệt về các chế độ giữa bảo hiểm xã hội bắt buộc (3 chế độ ngắn hạn + 2 chế độ dài hạn) và bảo hiểm xã hội tự nguyện (2 chế độ dài hạn), dẫn đến người lao động khu vực phi chính thức không có quyền thụ hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp khi tham gia BHXH tự nguyện gây bất bình đẳng đối với người lao động khu vực chính thức và phi chính thức.

- Nên có chính sách hỗ trợ một phần phí đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho lao động đặc thù (người cận nghèo, người nghèo, lao động có mức sống trung bình trở xuống làm trong nông, lâm, ngư, diêm nghiệp).

- Trợ cấp mất việc làm: Trong trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ12 tháng trởlên bịmất việc làm, thì người sửdụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại họ đểtiếp tục sửdụng vào những chỗlàm việc mới; nếu không thểgiải quyết được việc làm mới, phải cho người lao động thôi việc thì người sửdụng lao động phải trả trợ cấp mất việc làm, cứmỗi năm làm việc trảmột tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội trong pháp luật lao động Việt Nam (Trang 30 - 31)