Ngoài ra, chính sách lao động - việc làm không thể không gắn với chính sách thu nhập, bảo đảm an sinh và công bằng xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân và công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em; trong đó, dân số là mẫu số của chung, nền tảng để giải các bài toán khác;
Đồng thời, cần tăng cường các chương trình tạo việc làm đa dạng được tài trợ từ các nguồn đa dạng, với chủ lực là nguồn NSNN các cấp và linh hoạt trong quản lý, giám sát, giảm thiểu tình trạng lạm dụng, tiêu cực và tham nhũng trong công tác lao động-việc làm…, trước mắt tập trung xây dựng và triển khai có hiệu quả Chiến lược an sinh xã hội 2011 - 2020, Chương trình giảm nghèo bền vững và chương trình việc làm giai đoạn 2011 - 2015; phấn đấu để năm 2011 tỉ lệ hộ nghèo giảm 2% theo chuẩn mới; phát triển các loại hình bảo hiểm, mở rộng mạng lưới an sinh xã hội…
3.2.1 Giải pháp từ phía Nhà nước trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. người lao động.
- Nhà nước định chỉ tiêu việc làm mới trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hằng năm. Nhà nước có chính sách hỗ trợ tài chính, cho vay vốn, giảm, miễn thuế và các biện pháp khuyến kích để người có khả năng lao động tự giải quyết việc làm, để các tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển nhiều nghề mới nhằm tạo nhiều việc làm cho người lao động.
- Nhà nước cần ban hành Luật Việc làm để quy định cụ thể về chính sách việc làm của Nhà nước. Trong đó, Nhà nước không chỉ có trách nhiệm tạo việc làm mà phải có trách nhiệm định hướng phát triển việc làm hướng
tới thúc đẩy và bảo đảm việc làm bền vững cho người lao động; có những quy định về các giải pháp cụ thể của Nhà nước.
- Cần gắn kết chính sách việc làm với chính quá trình và kế hoạch tổng thể về tái cấu trúc kinh tế theo hướng hiện đại và phát triển bền vững. chủ động phát triển có tổ chức các thị trường lao động có nhiều tiềm năng và hiệu quả kinh tế cao, nhất là thị trường lao động chất lượng cao về kinh tế nông nghiệp, kinh tế biển, công nghệ thông tin và xuất khẩu lao động.
- Nhà nước tích cực, mở rộng các chính sách ưu đãi về giải quyết việc làm để thu hút và sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số.
- Nhà nước có thêm các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân trong và ngoài nước, bao gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư phát triển kinh doanh nhằm tạo nhiều việc làm cho người lao động. Sử dụng nhiều nhân công Việt Nam cũng là một trong những điều kiện giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật pháp hiện hành.
- Quỹ quốc gia về việc làm phải được sử dụng một cách hợp lý, khoa học vào các mục đích như : Hỗ trợ các tổ chức dịch vụ việc làm; Hỗ trợ các đơn vị gặp khó khăn tạm thời để tránh cho người lao động không bị mất việc làm; Hỗ trợ cho những đơn vị nhận người lao động bị mất việc làm theo đề nghị của cơ quan lao động địa phương; Hỗ trợ quỹ việc làm cho người lao động bị tàn tật và dùng để cho vay với lãi suất thấp để giải quyết việc làm cho một số đối tượng thuộc diện tệ nạn xã hội ( mại dâm, nghiện hút...)
- Các biện pháp trực tiếp để giải quyết viêc làm như:
+ Thành lập tổ chức giới thiệu việc làm như các trung tâm giới thiệu việc làm và các doanh nghiệp chuyên giới thiệu việc làm. Các tổ chức này có nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu việc làm cho NLĐ, cung ứng và giúp tuyển lao động theo
yêu cầu của NSDLD, thu thập và cung ứng thông tin về thị trường lao động. Nhờ đó mà có thể giải quyết vấn đề việc làm được dễ dàng hơn.
+ Tăng cường chính sách gắn dạy nghề với việc làm. Có nghề nghiệp là điều kiện tiên quyết đối với NLĐ để có thể nhanh chóng tìm được việc làm ổn định.
+ Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động, khuyến khích tuyển dụng lao động và tự do hợp đồng.
+ Duy trì,bảo đảm việc làm cho Người lao động, chống sa thải nhân công hàng loạt. từng bước xây dựng và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
+ Bên cạnh các chính sách đó, Nhà nước có thể kết hợp đồng loạt các chính sách về dân số, phân bố dân cư, cơ cấu lai lực lượng lao động, xóa đói giảm nghèo gắn với giải quyết việc làm…
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cũng có vai trò rất quan trọng trong vấn đề này đó là: Định hướng, hỗ trợ và kiểm tra chương trình việc làm của cấp huyện và cấp xã. Lập quỹ giải quyết việc làm ( từ các nguồn ngân sách địa phương, khoản hỗ trợ từ quỹ quốc gia về giải quyết việc làm do trung ương chuyển xuống và các nguồn khác) để giải quyết việc làm cho người lao động. Phải tăng cường đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chương trình việc làm, việc sử dụng quỹ giải quyết việc làm trong phạm vi địa phương theo các quy định của pháp luật.