PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về dịch vụ ngân hàng điện tử tại Vietcombank Cần Thơ (Trang 34)

7. Kết luận:

2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu

- Số liệu sơ cấp được thu thập trong địa bàn thành phố Cần Thơ thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn với khoản 42 mẫu nhằm tìm hiểu mức độ thỏa mãn của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng điện tử ( thẻ, các máy ATM, dịch vụ Internet- Baking và SMS- Banking)., cùng với các khó khăn gặp phải trong quá trình sử dụng và một số đề xuất từ phía khách hàng.

Đối tượng phỏng vấn là các khách hàng có sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của Vietcombank Cần Thơ.

- Số liệu thứ cấp được cung cấp từ:

+ Tham khảo các tài liệu và số liệu báo cáo của khách hàng. + Tham khảo ý kiến đánh giá từ cán bộ ngân hàng.

+ Tham khảo các tài liệu, tạp chí và quy chế, văn bản hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ từ dịch vụ ngân hàng điên tử của VCB Cần Thơ.

2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu

- Thống kê và phân tích số liệu dựa trên mẫu phỏng vấn khách hàng sử dụng dịch vụ e-banking của VCB Cần thơ.

- Phương pháp so sánh số tương đối: dùng để phân tích các chỉ tiêu về tình hình sử dụng của các dịch vụ e-banking của VCB trong thời gian qua.

- Sử dụng mô hình hồi quy để phân tích số liệu sơ cấp nhằm đánh giá thự trạng sử dụng dịch vụ e-banking thông qua ý kiến khách hàng sử dụng dịch vụ này.

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG VIETCOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIÊT NAM:

Thành lập ngày 01/04/1963, ngân hàng ngoại thương Viêt Nam – Vietcombank được nhà nước xếp hạng là 1 trong 23 doanh nghiệp đặc biệt. Vietcombank luôn giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, với uy tín trong nhiều lĩnh vực ngân hàng bán buôn, kinh doanh vốn, tài trợ thương mại,

thanh toán quốc tế và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động ngân hàng,sau 45 năm hoạt động, Vietcombank đã phát triển thành 1 ngân hàng đa năng.

Bên cạnh vị thế vững chắc trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn với nhiều khách hàng truyền thống là các tổng công ty và doanh nghiệp lớn, Vietcombank đã xây dựng thành công nền tảng phân phối rộng và đa dạng, tạo điều kiện cho việc mở rộng hệ thống ngân hàng bán lẻ và phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và chất lượng cao. Ngân hàng còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác như chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng…..thông qua các công ty con và công ty liên doanh Vietcombank. Cho đến nay, mạng lưới của Vietcombank đã vươn rộng ra nhiều địa bàn và lĩnh vực.

Năm 2008 mở ra một chương mới trong hoạt động kinh doanh của Vietcombank với việc chuyển đổi hoạt động sang cơ chế cổ phần. Những thay đổi về quản trị ngân hàng hiện đại, mở rộng loại hình kinh doanh, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, đầu tư vào công nghệ sẽ góp phần cho Vietcombank trở thành một trong những tập đoàn tài chính đa năng hàng đầu trong khu vực trong giai đoạn 2015- 2020.

Với thế mạnh hàng đầu trong thanh toán quốc tế và mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp toàn cầu, mặc dù phải đương đầu với sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các ngân hàng thương mại khác, Vietcombank tiếp tục duy trì vị trí số 1 vững chắc trong thanh toán xuất nhập khẩu với doanh số 22,8 tỷ USD, tăng 8.5% so với năm 2005, chiếm 27% thị phần cả nước. Đặc biệt, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu đạt 12,7 tỷ USD, tăng 35% so với năm trước, cao hơn nhiều mức tăng kim ngạch xuất khẩu chung vả nước. Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu năm 2006 ở mức 10.1 tỷ USD.

Hoạt động thanh toán liên ngân hàng đã có những thay đổi đặc biệt với việc Vietcombank trở thành trung tâm xử lý giao dịch thanh toán điện tử của toàn hệ thống các ngân hàng thông qua sản phẩm chủ đạo VCB- money.

Giữ vững vị thế là ngân hàng đứng đầu trong hoạt động kinh doanh thẻ, Vietcombank liên tục tăng trưởng về số lượng thẻ phát hành và doanh số thanh toán thẻ.

Với gần 20 triệu USD đầu tư cho công nghệ thông tin hằng năm và khoản 200 cán bộ IT/quản lý các đề án công nghệ hiện đại, Vietcombank luôn đảm bảo nền tảng công nghệ thông tin giữ vai trò cốt lõi trong quá trình chuyển đổi mô thức quản trị kinh doanh, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiên tiến và nâng cao chất lượng của các sản phẩm hiện có.

Trong những năm qua, khách hàng của Vietcombank đã chứng kiến sự thay đởi toàn diện về các hoạt động kinh doanh của Vietcombank mà trong đó sự phát triển công nghệ thông tin và các hình thức thanh toán điện tử là một nhân tố không nhỏ góp phần vào những thành tựu chung này.

3.2. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG VIETCOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ. CHI NHÁNH CẦN THƠ.

Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Bank of forgein Trade of VietNam, Cantho Branch.

Tên gọi quốc tế: Vietcombank Cantho

Tên trụ sở chính: số 07 đại lộ Hòa Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Điện thoại: 8407103.820445

Fax: 8407103.520694

Website: http://www.vietcombankcantho.com Email: vcbcantho@vietcombank.com.vn

Nhân sự ban đầu chỉ có 18 người với 5 phòng nghiệp vụ, phòng ngân quỹ và phòng hành chính nhân sự. Khi mới thành lập, phương tiện còn thiếu thốn so với các ngân hàng bạn cùng hoạt động trên địa bàn. VCB Cần Thơ đã đương đầu với không ít khó khăn và thách thức của cơ chế thị trường.

Ngân hàng ngoại thương chi nhánh Cần Thơ chính thức hoạt động vào ngày 1/10/1989 theo quyết định số 16/ NH- QD ngày 25/1/1987 của tổng GD NHNN tỉnh Cần Thơ.

Ngân hàng được biết đến như một ngân hàng thương mại hiện đại có uy tính trong lĩnh vực tài trợ, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh ngân hàng và các dịch vụ tài chính ngân hang quốc tế, kể cả nghiệp vụ thẻ.

Sau hơn 18 năm qua, Vietcombank Cần Thơ đã không ngừng phát triển lớn mạnh. Từ một chi nhánh cấp 1 có nguồn vốn chỉ vài chục tỷ đồng, thanh toán xuất nhập khẩu đạt được 500 triệu USD, thu hút hơn 1300 khách, trở thành ngân hàng đối ngoại hàng đầu trong những trung tâm thanh toán lớn trong nước và khu vực đồng bằng sông Cửu Long với uy tín và hệ thống công nghệ hiện đại cùng đội ngũ cán bộ lành nghề, nhiệt tình, năng động.

Trong thời gian qua, VCB Cần Thơ đã đạt được một số thành tựu:

+ 2001, VCB Cần Thơ triển khai dịch vụ mang tên Việt Nam vision 2001 theo tiêu chuẩn quốc tế hiện đại.

+ 2002 triển khai hệ thống rút tiền tự động ATM và phát hành thẻ connect ATM.

+ 2003 khai trương đại lý chứng khoán thuộc công ty chứng khoán ngân hàng ngoại thương Việt nam

+ 2005 VCB được xếp hàng đầu trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong hệ VCB và được khen thưởng của chủ tịch hội đồng quản trị VCB.

+ 2006 VCB Cần thơ thực hiện cổ phần hóa theo việc cổ phần hóa của ngân hang ngoại thương VCB.

+ 2007 đội ngũ cán bộ_công nhân viên chi nhánh là 194, tổng nguồn vốn hoạt động tăng 30% và chiếm 8.32 % so với tổng quy động của các ngân hàng thương mại trong địa bàn so với năm 2006.

+ 10/2008, khai trương hệ thống thanh toán thẻ Vietcombank- Smartlink- China Unionpay.

3.3. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHỦ YẾU VIETCOMBANK CẦN THƠ. YẾU VIETCOMBANK CẦN THƠ.

3.3.1. Mục tiêu hoạt động.

Với chức năng là ngân hàng thương mại quốc doanh, đặc biệt là ngân hàng luôn đi đầu trong hoạt động kinh tế đối ngoại, nên mục tiêu chính của ngân hàng là

tài trợ đắc lực cho hoạt đông xuất nhập khẩu, hỗ trợ vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh cho các tổ chức kinh tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thành phố. Trong những năm qua, Vietcombank cần thơ không ngừng tích cực hoạt động để đạt được chỉ tiêu lợi nhuận hàng năm mà còn luôn phấn đấu sao cho phục vụ tốt nhất cho nhu cầu phát triển kinh tế theo chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, góp phần vào công cuộc ổn định và phát triển nền kinh tế của Thành Phố.

3.2.2. Các nghiệp vụ kinh doanh

Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ cũng giống như Ngân hàng Ngoại thương Trung ương đều có chức năng chung là “Kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, cho vay ngoại thương, tham gia quản lý ngoại hối, góp phần bảo vệ tiền tệ và tài sản nhà nước, tăng cường và mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị và văn hóa với nước ngoài”. Do đó, Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ có các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu sau:

- Nhận tiền gửi thanh toán và tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước, Phát hành các loại trái phiếu,kỳ phiếu.

- Thực hiện các dịch vụ ngân hàng bán lẻ như:

+ Dịch vụ bảo lãnh: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh vay vốn trong và ngoài nước, bảo lãnh thanh toán và thư tín dụng văn phòng…

+ Dịch vụ chiết khấu chứng từ + Dịch vụ mua bán ngoại tệ

+ Dịch vụ đại lý ngân quỹ: VCB Đã thiết lập một mạng lưới rộng lớn bao gồm hơn 1.000 ngân hàng và các chi nhánh đại lý trên 85 nước trên thế giới.

+ Dịch vụ thẻ:VCB trực tiếp phát hànhvà thanh toán các loại thẻ như thẻ ghi nợ connect 24 sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam, thẻ tín dụng quốc tế như Visa, Master, Amet,… Và sản phẩn thẻ mới dược sử dụng tại Việt Nam vào ngày 26 tháng 4 năm 2006 là thẻ VCB-MTV dành cho giới trẻ với nhiều tiện ích và giải thưởng. Tiếp theo thẻ MTV thì VCB đã phát hành them loại thẻ ghi nợ nội địa với nhiều cải tiến và tiến bộ hơn là SG24, với SG24 không chỉ là phương thức thanh toán tiện

dụng Mà còn mang lại cho chủ thẻ nhiều tiện ích vượt trội. đó là các chương trình ưu đãi, giảm giá tại các nhà hàng, khách sạn, bar, spa, mỹ phầm… cao cấp tại TP HCM, Hà Nội,và nhiều tỉnh thành khác, ngoài ra chủ thẻ còn được hưởng gói dịch vụ bảo hiểm tai nạn của một hãng bảo hiểm uy tín.Qua đó cho thấy các sản phẩm dịch vụ của VCB ngày càng đa dạng, phong phú và ngày càng phát triển.

3.4.TÌNH HÌNH NHÂN SỰ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC. 3.4.1. Tình hình nhân sự.

Ngân hàng có tổng số cán bộ là 194 người trong đó có 127 nữ. Về địa điểm làm việc:

- Tại hội sở chính ở Cần Thơ: 130 người - Phòng giao dịch Ninh kiều: 10 người - Phòng giao dịch Cái Răng: 12 người - Phòng giao dịch Vĩnh Long: 23 ngươi - Phòng giao dịch Hậu Giang: 19

3.4.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức.

Vietcombank Cần Thơ năm 2007 có nhiều thay đội trong cơ cấu tổ chức cả về nhân sự lẫn cơ cấu bộ máy.

3.4.3. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của phòng, tổ và chi nhánh.

3.4.3.1. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. * Phòng thanh toán quốc tế:

Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến quá trình thanh toán xuất nhập khẩu với các đơn vị nước ngoài bằng các phương thức thanh toán: tín dụng chứng từ, nhờ thu, chuyển tiền…với các công việc chủ yếu:

- Thanh toán tiền xuất nhập khẩu giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài.

- Phát hành và thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến thư tín dụng.

- Thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài, mở L/C, bảo lãnh,…theo yêu cầu của khách hàng nhanh chóng, bảo mật, và tiết kiệm được phần lớn chi phí.

- Thực hiện phương thức nhờ thu, ủy nhiệm chi. * Phòng vốn:

- Theo dõi thường xuyên bám sát tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn hằng ngày của toàn chi nhánh.

- Kết hợp với phòng kế toán, phòng thanh toán quốc tế, phòng tín dụng và các chi nhánh cấp II để thực hiện việc điều chuyển vốn và thực hiện việc điều chuyển vốn, lập diện điều chuyển vốn và thực hiện vay.

- Gửi hoặc trả nợ một cách kịp thời đảm bảo khả năng thanh toán cũng như tăng nhanh vòng quay vốn.

- Thực hiện chương trình lãi suất cho vay.

- Tham mưu cho ban lãnh đạo về lãi suất cho vay.

Phòng còn thực hiện các chức năng khác nhau như: kế toán vốn, kinh doanh ngoại tệ.

* Phòng kế toán:

Thực hiện các bút toán có liên quan đến quá trình thanh toán như: - Ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu.

- Kế toán các khoản thu chi trong ngày. - Mở tài khoản mới cho khách hàng.

- Thực hiện các bút toán chuyển khoản giữa các ngân hàng với khách hàng, giữa ngân hàng với ngân hàng khác và với ngân hàng trung ương.

* Phòng kinh doanh dịch vụ: - Kinh doanh ngoại tệ. - Chi trả kiều hối.

- Chuyển tiền nhanh Moneygram.

- Phát hành và thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế và thẻ thanh toán. - Thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán.

* Phòng hành chính nhân sự:

- Tổ chức sắp xếp, bố trí nhân sự giữa các phòng ban.

- Tham mưu cho giám đốc trong công tác tuyển dụng, đề bạt, khen thưởng cán bộ, giải quyết các chế độ chính sách có liên quan đến CB-CNV.

- Tổ chức điều chỉnh lương, bảo hiểm, trợ cấp hưu trí. * Phòng kiểm tra nội bộ:

- Kiểm tra, giám sát hoạt động các phòng ban trong việc thực hiện các qui định của ngân hàng nhà nước trung ương.

- Đôn đốc, nhắc nhở cán bộ nhân viên làm đúng nguyên tắc.

- Phối hợp các đoàn thanh tra cùng các cấp để kiểm tra chéo kho ngân hàng bạn có yêu cầu.

*Phòng vi tính:

Thực hiện việc quản lý toàn bộ hệ thống vi tính của ngân hàng, đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng được thực hiện một cách thông suốt thông qua hệ thống máy vi tính.

* Phòng ngân quỹ:

Là nơi thực hiện các khoản thu chi bằng tiền mặt, ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị khi có nhu cầu và có sự xác nhận của phòng kế toán hay phòng kinh doanh dịch vụ.

* Phòng giao dịch:

Được thành lập vào ngày 19/03/2004 nhằm tạo điều kiện cho các khách hàng trên địa bàn quận, đặc biệt là các hộ tiểu thương, doanh nghiệp vừa và nhỏ thuận lợi cho việc vay vốn, tiếp cận các sản phẩm ngân hàng hiện đại và các dịch vụ tiện ích.

3.5.KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETCOMBANK CẦN THƠ.

3.5.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Cần Thơ qua 3 năm từ 2006 dến 2009. dến 2009.

Bảng 8 : KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETCOMBANK CẦN THƠ

ĐVT: Tỷ đồng

Khoản mục

Năm 2007 so với 2006 2008 so với 2007 2006 2007 2008 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Thu nhập 273 202 357 -71 -26 155 76,7 Chi phí 241 147 339 -94 -39 192 130,6 Lợi nhuận 32 55 18 23 71,87 -37 -67,27

( Nguồn : Phòng kinh doanh dịch vụ)

Thu nhập của VCB Cần Thơ phần lớn là từ tiền vay của khách hàng, sau đó là khoản thu nhập khác từ các kinh doanh dịch vụ như ngoại tệ, các dịch vụ bán lẻ khác và một phần nhỏ từ tài khoản tiền gởi tại các tổ chức tín dụng khác. Chi phí của ngân hàng phần lớn cũng dành để thanh toán cho các hoạt động bên ngoài như: vay vốn từ ngân hàng trung ương và vốn huy động. Sau đó, ngân hàng chi cho các hoạt động ngân hàng như: chi trả lương cho nhân viên, chi thuế,… và trả lãi tiền gửi cho người dân Theo bảng trên thì thu nhập của ngân hàng trong năm 2007 là giảm

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về dịch vụ ngân hàng điện tử tại Vietcombank Cần Thơ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)