vững ở Việt Nam
- Công tác nghiên cứu đánh giá đất đai thực sự được coi là một môn khoa học ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu từ năm 1970 trở lại đây. Thời kỳ đầu các cơng trình nghiên cứu chỉ tập trung vào phân hạng đất lúa trong phạm vi hợp tác xã nông nghiệp, do viện Nơng hố Thổ nhưỡng, viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Tổng cục Quản lý Ruộng đất, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội tiến hành nghiên cứu. Kết quả đạt được là đã xây dựng được quy trình phân hạng đất vùng sản xuất nông nghiệp, nhằm tăng cường công tác quản lý độ màu mỡ đất và xếp hạng thuế nông nghiệp [9]. Dựa vào các chỉ tiêu chính là các điều kiện sinh thái và tính chất đất của từng vùng sản xuất nông nghiệp mà đất đai được phân thành 5 đến 7 hạng theo phương pháp xếp
điểm.
- Từ năm 1980 các phương pháp đánh giá đất đai trên thế giới đã được các nhà khoa học đất của Việt Nam nghiên cứu và áp dụng, đặc biệt là phương pháp đánh giá đất đai của FAO. Các cơng trình nghiên cứu đã tiến hành và được ứng dụng đó là các cơng trình sau:
+ Đánh giá phân hạng đất khái qt tồn quốc (Tơn Thất Chiểu và nhóm nghiên cứu) thực hiện năm 1984 ở tỷ lệ bản đồ 1/500.000. Trong cơng trình nghiên cứu này tác giả đã dựa vào nguyên tắc phân loại đất của Mỹ mà chỉ tiêu áp dụng là đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình.
+ Cơng trình nghiên cứu đánh giá và quy hoạch sử dụng đất khai hoang ở Việt Nam [3]. Trong cơng trình nghiên cứu này thì phương pháp phân hạng thích hợp đất đai của FAO đã được áp dụng song chỉ dừng lại ở chỗ chỉ đánh giá các điều kiện tự nhiên như là: Thổ nhưỡng, thuỷ văn, tưới tiêu, khí hậu... và trong nghiên cứu này hệ thống phân vị chỉ dừng lại ở lớp (Class) thích nghi cho từng loại hình sử dụng đất.
+ Năm 1983, Tổng cục Quản lý Ruộng đất (nay là Bộ Tài nguyên- Môi trường) đã ban hành “Dự thảo phương pháp phân hạng đất lúa nước cấp huyện”. Theo tài liệu này đất lúa nước được phân thành 8 hạng và chỉ tiêu chủ yếu là dựa nào năng suất của cây lúa, độ dày tầng canh tác, địa hình, thành phần cơ giới, mức độ mặn, phèn, chua [26].
- Bắt đầu từ năm 1990 viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã thực hiện nhiều chương trình đánh giá đất đai trên phạm vi toàn quốc, với 9 vùng sinh thái và nhiều vùng chuyên canh theo các dự án đầu tư. Nguyễn Khang, Phạm Dương Ưng (1994) với cơng trình nghiên cứu “Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất đai ở Việt Nam”; Nguyễn Cơng Pho (1995) với cơng trình nghiên cứu “Đánh giá đất vùng đồng bằng sông Hồng”; Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Tân với cơng trình nghiên cứu “Đánh giá đất vùng dự án đa mục tiêu IASOUP”; Nguyễn Chiến Thắng, Cấn Triển với cơng trình nghiên cứu “Đánh giá đất tỉnh
Bình Định” (1995); Nguyễn Văn Nhân (1995) với cơng trình nghiên cứu “Đánh giá khả năng sử dụng đất đai vùng đồng bằng sông Cửu Long”.
Trong thời gian này, ngồi các cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học đất thuộc viện Quy hoạch và Thiết kế Nơng nghiệp thì cịn nhiều cơng trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học khác ở các vùng trên tồn quốc cũng đã được cơng bố rộng rãi, đó là:
+ Vùng đồi núi Tây Bắc và trung du phía Bắc có các cơng trình nghiên cứu của: Lê Duy Thước (1992); Lê Văn Khoa (1993); Lê Thái Bạt (1995). Các tác giả đã có những nhận định tổng quát về quỹ đất của vùng. Nét nổi bật là sự hình thành đất đã chia ra 6 nhóm và 24 loại đất với đặc điểm phát sinh và sử dụng đa dạng. Các nhóm đất chính được nghiên cứu là đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ trên núi đều bị suy giảm về độ phì.
+ Vùng đồng bằng sơng Hồng với các cơng trình nghiên cứu của các tác giả: Nguyễn Cơng Pho, Lê Hồng Sơn (1995); Cao Liêm, Quyền Đình Hà, Vũ Thị Bình (1992, 1993); Phạm Văn Năng (1992); Nguyễn Khang, Nguyễn Văn Bộ “Dự án quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Hồng VIE/89/034”. Các tác giả đã đưa ra kết luận là vùng đồng bằng sơng Hồng có 33 đơn vị đất đai. Loại hình sử dụng đất rất đa dạng với 3 vụ chính: Vụ xuân, vụ mùa và vụ đông. Cây trồng chủ yếu bao gồm: Lúa nước, cây trồng cạn ngắn ngày, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày.
Các kết quả nghiên cứu đánh giá đất đai, mức độ thích hợp đất đai của các loại hình sử dụng đất ở các cấp từ tồn quốc đến vùng, tỉnh, huyện của tất cả các tác giả đều cho thấy sự nhất quán, thống nhất theo phương pháp đánh giá đất đai của FAO. Đây chính là bước lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu phân hạng thích hợp đất đai trong điều kiện của Việt Nam. Phần lớn tác giả của các chương trình đánh giá đất đai đều lấy yếu tố đơn vị đất đai hoặc tính chất đất đai làm cơ sở để xếp hạng và phân cấp chỉ tiêu cho đánh giá mức độ thích hợp đất đai của các loại hình sử dụng đất.
- Tháng 1 năm 1995, Hội thảo quốc gia về đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm sinh thái bền vững do viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp tổ chức với sự tham gia của nhiều nhà khoa học. Hội thảo đã tổng kết, đánh giá sự vận dụng vào thực tế phương pháp đánh giá đất của FAO ở Việt Nam, những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để tiến tới hồn thiện nội dung và xây dựng quy trình đánh giá đất đai trên các vùng lãnh thổ Việt Nam. Thơng qua việc đánh giá khả năng thích hợp đất đai để nắm bắt được tiềm năng đa dạng hố sản xuất nơng nghiệp, lựa chọn hệ thống sử dụng đất, loại hình sử dụng đất phù hợp để tiến tới sử dụng đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả cao.
- Từ năm 1996 đến nay, các chương trình đánh giá đất đai cho các vùng sinh thái khác nhau, các tỉnh, các huyện trọng điểm đã được thực hiện và là những thông tin, tư liệu có giá trị cho các dự án quy hoạch sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở cấp cơ sở. Xuất phát từ những yêu cầu sử dụng và quản lý tài nguyên đất, vấn đề nghiên cứu đất đai trên cơ sở đánh giá khả năng sử dụng thích hợp đất đai ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết. Các kết quả bước đầu của các cơng trình nghiên cứu đánh giá đất đai thời gian qua với sự hỗ trợ và giúp đỡ tích cực của các cơ quan Nhà nước đã và đang góp phần đưa nền nơng nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng sinh thái và bền vững.