- Nhóm đất nâu vàng đỏ vàng (F) (Đại diện cho đất khu vực gò đồi)
22 lúa –1 màu LX LM Rau đông 114,24 217,8 114,24 3 1 lúa – 1 màu
3.4. Định hƣớng tổng quát cho việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Sông Công đến năm
bàn thị xã Sông Công đến năm 2020
3.4.1. Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của thị xã Sông Công
Thực hiện Nghị Quyết số 05-NQ/TU ngày 12/02/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên về việc xây dựng và phát triển thị xã Sông Cơng" tồn diện, văn minh, hiện đại"... Nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2010-2020), kế hoạch 5 năm (2011-2015) trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có những diễn phức tạp, thời cơ và thách thức đan xen lẫn nhau, song với truyền thống đoàn kết, năng động và sáng tạo, nhiều năm liền hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra, Đảng bộ thị xã quyết tâm phấn đấu thị xã Sông Công trở thành đô thị công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên. Là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật khu vực phía Nam của tỉnh Thái Nguyên.
Nguồn động lực phát triển đô thị: Thị xã cơng nghiệp nằm phía Nam tỉnh Thái Nguyên làm bản lề trung chuyển cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên với các đô thị xung quanh và nhất là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trong chiến lược phát triển cơng nghiệp tồn tỉnh, vùng công nghiệp xung quanh thủ đơ Hà Nội sẽ có nhiều tác động đến sự phát triển của thị xã Sông Công.
Các cơ sở tạo thị trường là các Khu công nghiệp tập trung; Khu trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch, Khu cơ quan hành chính, trường chuyên nghiệp...
Trên cơ sở hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong trong vùng TDMN Bắc Bộ và các vùng khác. Phát triển kinh tế nhiều thành phần, giải phóng và phát huy mọi nguồn lực nhằm tạo động lực phát triển với tốc độ nhanh, hiệu quả và bền vững. Từng bước chuyển dịch và hiện đại hóa cơ cấu kinh tế theo hướng: thúc đẩy nhanh phát triển khu vực công nghiệp, dịch vụ,
du lịch thương mại, du lịch, giáo dục, y tế, tài chính, phát triển các ngành cơng nghiệp có lợi; xây dựng một nền nông - lâm nghiệp đa dạng ứng dụng công nghệ tiên tiến gắn kết với bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái.
Đẩy nhanh tốc độ đơ thị hóa, phát triển mạng lưới đơ thị và điểm dân cư tập trung kiểu đô thị theo hướng hiện đại, gắn với vành đai nông thôn, nông thôn được phát triển theo hướng văn minh, bảo tồn được các giá trị văn hóa.
Phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, xóa nghèo và các tệ nạn xã hội, giảm dần sự chênh lệch giữa vùng nông thôn với vùng đô thị. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và củng cố quốc phịng an ninh, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh.
3.4.2. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp
- Khai thác và sử dụng hợp lý tiềm năng thế mạnh về đất đai, lao động để phát triển kinh tế - xã hội của thị xã.
- Cải tạo và nâng cấp hệ thống thủy lợi nhằm chủ động tưới tiêu để có thể đưa diện tích đất 1 lúa - 1 màu lên 2 vụ lúa. Đặc biệt cần mở rộng mơ hình 3 vụ màu để tận dụng diện tích đất nhằm tặng thêm thu nhập cho người dân.
- Ứng dụng những tiến bộ khoa học ký thuật vào sản xuất đặc biệt là sử dụng cây trồng năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất.
- Sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, hợp lý nhằm tránh tình trạng dư thừa tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật trong đất gây ô nhiễm mơi trường. Trong q trình sản xuất cần gắn chặt với việc cải tạo và bảo vệ mơi trường nói chung và mơi trường đất nói riêng.
- Chuyển đổi các loại hình sử dụng đất đang sử dụng khơng đạt hiệu quả sang các loại hình sử dụng đất có hiệu quả hơn.
- Tăng hệ số sử dụng đất bằng cách mở rộng diện tích cây vụ đơng trên đất 2 vụ, thực hiện thâm canh nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
3.4.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp
Đối với loại hình sử dụng đất 2 lúa - 1 màu cần áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đưa các giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất nhằm tăng hiệu quả kinh tế trên 01 đơn vị sử dụng đất.
Đối với đất 2 vụ (1 lúa - 1 màu) cần cải tạo hệ thống thủy lợi chuyển dịch cơ cấu để nâng diện tích này thành đất 3 vụ với các cây trồng cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt. Chuyển diện tích trồng màu 2 vụ sang đất trồng 3 vụ.
Đối với đất chuyên màu cần chủ động tiêu nước để tránh ngập úng, sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, hợp lý nhằm tránh dư thừa tồn đọng thuốc bảo vệ thực vật trong đất và trong sản phẩm.
Tận dụng ưu thế về điều kiện của vùng tập trung sản xuất trên các loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế cao.
Khai thác mọi tiềm năng thế mạnh về đất đai, và vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp. Tập trung cải tạo đất, cải tạo hệ thống thuỷ lợi toàn diện để chủ động trong việc tưới tiêu nước. Bố trí sử dụng đất nơng nghiệp có hiệu quả cao, tăng hệ số sử dụng đất canh tác bằng biện pháp thực hiện thâm canh, tăng vụ nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
Thực hiện phát triển theo chiều sâu trong trồng trọt trên cơ sở duy trì ổn định diện tích chuyên trồng lúa, nhằm đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Đồng thời cũng chú trọng phát triển các loại cây công nghiệp đem lại giá trị kinh tế cao.
3.4.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của thị xã Sông Công
- Hạn chế việc chuyển đổi diện tích đất nơng nghiệp sang các mục đích khác, thực hiện tốt quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, chính sách khuyến nơng, chính sách hỗ trợ hộ nghèo sản xuất.
- Hướng dân người dân bảo quản nông sản sau khi thu hoạch, mở rộng thị trường tiêu thụ sảm phẩm cho người dân, phổ biến thông tin giá cả cho người dân trên hệ thống phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, tạo thị trường ổn định cho người dân yên tâm đầu tư sản xuất.
- Mở các lớp tập huấn hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, sử dụng các loại thuốc phịng trừ sâu bệnh, áp dụng các biện pháp canh tác phù hợp với từng giai đoạn của cây.
- Phát triển nơng nghiệp nơng thơn tồn diện, coi trọng đảm bảo an ninh lương thực và tăng nhanh nơng sản hàng hố, nhất là hàng hoá phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển mạnh cây công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm, chú trọng công tác giống và thuỷ lợi, đưa các tiến bộ kỹ thuật đến người dân nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng nông sản. Đẩy mạnh việc cải tạo và nâng cấp các cơng trình thuỷ lợi, hạ tầng nơng thôn.
- Phát triển nơng nghiệp tồn diện theo hướng sản xuất đa dạng hoá sản phẩm. Tập trung sản xuất lương thực theo hướng thâm canh, đảm bảo an ninh lương thực. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, sử dụng các loại giống lúa mới năng suất cao, chất lượng tốt thích ứng với địa bàn vào sản xuất đại trà; đặc biệt là giống lúa lai, lúa chất lượng cao, ngô lai, các giống lạc tiến bộ kỹ thuật, giống đậu xanh cao sản.
- Phát triển nông nghiệp theo chiều sâu trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu thời vụ, luân canh cây trồng hợp lý, nhằm tăng năng suất, thu nhập trên một đơn vị diện tích; chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với hệ sinh thái, nhu cầu thị trường, hình thành cơ cấu sản xuất nơng nghiệp phá thế độc canh cây trồng cũ ở địa phương.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý hợp tác xã nông nghiệp, hệ thống dịch vụ vật tư nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về giống, phân bón phục
vụ sản xuất. Tạo điều kiện về vốn cho người dân thơng qua các quỹ tín dụng: Ngân hàng chính sách xã hội, hội phụ nữ, hội nông dân.
- Mở rộng thị trường nhằm giúp các hộ nông dân tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục xây dựng, nâng cấp các hệ thống và cơ sở phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển sản xuất gắn liền với bảo vệ, cải tạo đất, môi trường, tránh tình trạng ơ nhiễm bằng việc tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh sử dụng phân vô cơ một cách hợp lý, trồng các cây họ đậu xen canh hợp lý để cải tạo đất.
- Kế hoạch phát triển của thị xã những năm tới là tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực, tranh thủ các chương trình, dự án, sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước để phát triển và tăng trưởng kinh tế với cơ cấu nông lâm nghiệp, CN - TTCN, dịch vụ theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp nơng thơn. Tổ chức thực hiện 3 chương trình kinh tế trọng điểm của thị xã (chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nơng thơn), chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, xóa mái nhà tranh cho hộ nghèo, kiên cố hoá trường học, dồn điền đổi thửa; chú trọng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, quan tâm phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phịng, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.
- Có chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích các hộ bỏ vốn đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng rừng, phát triển các ngành nghề truyền thống, các ngành nghề có khả năng thu hút lao động và sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, khai thác vật liệu xây dựng, chế biến nơng sản,... để nâng cao thu nhập, góp phần giải quyết việc làm.
- Tập trung vào việc tuyên truyền phổ biến nhân rộng các loại giống mới, các quy trình kỹ thuật ni trồng thâm canh tăng năng suất cây trồng, xây dựng tổ chức các điểm, các mơ hình khảo nghiệm và trình diễn. Trên cơ
sở các mơ hình chương trình khảo nghiệm và trình diễn có hiệu quả, các ban, ngành, đồn thể tăng cường phối kết hợp triển khai đồng bộ, tuyên truyền vận động nhân dân bằng nhiều biện pháp và kênh chuyển giao khác nhau để nhân rộng đại trà. Chú ý tăng cường việc tổ chức cho nông dân đi tham quan thực tế nhằm kịp thời phổ biến kiến thức cho từng hộ dân, để người nông dân tin và làm theo tiến bộ khoa học kỹ thuật được nhanh hơn.