Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 của thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 36 - 39)

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

a. Số liệu thứ cấp (số liệu đã được công bố)

- Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.

- Thu thập số liệu, tài liệu về địa chất, địa hình, đất đai, phân loại đất và các loại hình sử dụng đất của thị xã.

- Thu thập các số liệu về tình hình sử dụng đất.

Các tài liệu, số liệu đã được cơng bố tại phịng Tài ngun mơi trường, phòng Kinh tế, phịng Thống kê thị xã Sơng Cơng , gồm:

- Báo cáo thuyết minh tổng hợp (2012), Quy hoạch sử dụng đất đến

năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015 thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, UBND thị xã Sông Công.

- Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2011

- Kết quả thống kê đất đai (thống kê đến 01/01/2012 và 01/01/2013) và kiểm kê đất đai năm 2012 thị xã Sông Công.

- Phịng Thống kê thị xã Sơng Cơng (05/2013), Niên giám thống kê thị

xã Sông Công năm 2012.

- Phịng kinh tế thị xã Sơng Cơng (2012), Báo cáo việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2012 và phương hướng năm 2013.

b. Số liệu sơ cấp

Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập từ các nông hộ thông qua phiếu điều tra. Phương pháp lấy mẫu là chọn điểm đại diện trên địa bàn thị xã là xã Bình Sơn, Xã Vinh Sơn, phường Bách Quang và xã Tân Quang. Tổng số hộ điều tra là 100 hộ, lựa chọn ngẫu nhiên các hộ trong điểm điều tra. điều tra tình hình sản xuất và kinh doanh, hiện trạng sản xuất nơng nghiệp của các hộ. Tình hình đầu tư phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thu nhập của các nông hộ trong hoạt động sản xuất.

2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được về điều kiện tự nhiên, đất đai, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và mơi trường của các loại hình sử dụng đất được đưa vào xử lý trên các phần mềm máy tính (Word, Excel,...).

2.3.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng của các loại hình sử dụng đất

- Hiệu quả về kinh tế: Giá trị sản phẩm:

Giá trị sản phẩm bằng (=) sản lượng thu hoạch trong năm nhân với (x) đơn giá sản phẩm;

Thu nhập thuần (N): N = T - CSX

Trong đó: N là thu nhập thuần túy của 1ha đất canh tác/năm CSX là chi phí sản xuất cho 1ha đất canh tác/năm

Giá trị ngày công lao động = N/số ngày công lao động/ha/năm - Hiệu quả về xã hội:

+ Đáp ứng nhu cầu của nông hộ

+ Phù hợp với khả năng sản xuất của nông hộ + Được sự hưởng ứng của người dân

- Hiệu quả về mơi trường + Thối hóa đất + Bảo vệ nguồn nước + Đa dạng cây trồng

2.3.4. Phương pháp đánh giá tính bền vững

- Bền vững về kinh tế: Cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, được thị trường chấp nhận.

- Bền vững về mặt xã hội: Nâng cao đời sống nhân dân, phù hợp với tập quán canh tác của người dân.

- Bền vững về mặt môi trường: Các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ độ màu mỡ của đất, ngăn chặn sự thối hóa đất và bảo vệ mơi trường sinh thái

CHƢƠNG III (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 của thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên (Trang 36 - 39)