- Những ưu điểm chủ yếu.
+ Hầu hết cán bộ, công chức có tư tưởng chính trị vững vàng kiên định
với mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, trung thành với tổ quốc, với nhân dân.
+ Đa số cán bộ, công chức cần cù chịu khó học hỏi phấn đấu vươn lên
thực hiện tết các mục tiêu mà Đảng và nhà nước đã đề ra.
+ Mặc dù trong điều kiện tiền lương và thu nhập thực tế còn thấp, lại chịu
nhiều tác động tiêu cực của cơ chế thị trường nhưng số đông cán bộ công chức giữ được phẩm chất đạo đức, tư cách và lối sống lành mạnh, khắc phục những khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ.
- Những hạn chế và yếu kém.
+ Trình độ năng lực quản lý kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế, thiếu hụt
kiến thức về kinh tế thị trường, về quản lý nhà nước, về pháp luật, ngoại ngữ, tin học và kỹ năng hành chính, cũng như tri thức về khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại do đó năng xuất và hiệu quả lao động còn thấp.
+ Đội ngũ cán bộ công chức ngày càng tăng về số lượng nhưng vẫn còn
tình trạng vừa thừa vừa thiếu.Thiếu cán bộ công chức hành chính chuyên ngành, cán bộ quản lý giỏi; thừa cán .bộ, công chức không đủ phẩm chất, năng lực yếu không đáp ứng được nhu cầu công việc.Nhiều ngành và địa phương gặp khó khăn trong việc lựa chọn cán bộ lãnh đạo chủ chốt, thiếu cán bộ hoạch định chính sách ở tầm chiến lược . . .
+ Tinh thần hợp tác và phong cách làm việc của các cán bộ, công chức
còn yếu và chậm đổi mới.
+ Công tác xây dựng và qui hoạch cán bộ cha có tầm nhìn xa, bố trí cán
bộ chủ yếu vẫn theo tình huống, tình trạng hụt hẫng giữa các thế hệ cán bộ, công chức trong các cơ quan vẫn còn phổ biến, thiếu cán bộ, công chức nòng cốt, kế cận có trình độ chuyên môn cao và các chuyên gia hoạch định chính sách chiến lược. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong những năm qua còn những tồn tại cần khắc phục và cũng đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong thời gian tới. Tồn tại thứ nhất là công tác quản lý nhà nước đào tạo, bồi d-
ưỡng cán bộ, công chức còn nhiều bất cập: sự quản lý đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng còn chưa thống nhất; các văn bản quản lý ban hành cha kịp thời; công tác kiểm tra đánh giá việc tổ chức thực hiện các văn bản quản lý chưa thường xuyên, có những văn bản sau một thời gian thực hiện không hề có đánh giá, tổng kết. Công tác kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức còn nhiều lúng túng, cha khoa học, cha gắn với sử dụng cán bộ sau đào tạo, bồi dưỡng. Không ít trường hợp xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cha dựa trên các căn cứ xác thực, có nơi mở lớp chủ yếu để giải quyết vấn đề kinh phí, giao khoán cho các cơ sở đào tạo thực hiện thiếu sự phối hợp, kiểm tra đôn đốc và 'đánh giá tổng kết. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo phụ trách và chuyên viên làm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức không ổn định, kiêm nhiệm vừa thiếu và vừa yếu về năng lực hoạt động quản lý đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước. Thứ hai, sự chuyển biến của các cơ sở đào tạo còn chậm chưa đáp ứng yêu cầu học tập của cán bộ, công chức. Đó là nội dung chương trình và phương pháp dạy và học chậm được cải tiến,. nội dung còn trùng lắp, nặng lý thuyết nhẹ kỹ năng nghiệp vụ, thực hành; phương pháp học tập nặng về truyền thụ kiến thức, cha phát huy vai trò tích cực chừ động của người học. Đội ngũ giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhất là giảng viên quản lý nhà nước vừa thiếu lại vừa yếu, chưa được đào tạo có hệ thống cả về nội đung và phương pháp giảng dạy. Bên cạnh đó, trang thiết bị, cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng với yêu cầu cải tiến về nội dung và phương pháp. Thứ ba, sự phối hợp, huy động các nguồn lực đề nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức còn hạn chế. Đó là sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý đào tạo các cơ sờ đào tạo với nhau và giữa các cơ quan quản lý với các cơ sở đào tạo có nhiều nơi, nhiều việc chưa tốt, có những quy định chồng chéo, mâu thuẫn nhau, có những trùng lắp không cùng nhau kịp thời tháo gỡ nên đã dẫn đến tình trạng rất khó khăn trong việc thực hiện của các cơ sở đào tạo. Sự phối hợp giữa các nguồn lực lượng nước, giữa nguồn lực trong nước với nước ngoài và giữa các nguồn lực hỗ trợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế cũng chưa thật chặt chẽ, do đó dẫn đến sự trùng lắp đối tượng, nội dung, chương trình
gây sự lãng phí không nhỏ về sức người và kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
+ Một số cán bộ, công chức bị suy giảm về phẩm chất đạo đức, tinh thần
trách nhiệm kém, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng . . .Một số nguyên nhân gây nên những hạn chế và yếu kém của cán bộ, công chức.
+ Chủ yếu do bản thân cán bộ, công chức không chịu rèn luyện tu
dưỡng.Có những người đã cống hiến, chịu đựng gian khổ hy sinh gắn bó với đồng bào trong thời kỳ kháng chiến, nhưng nay đã bị gục ngã trước sự tấn công của đồng tiền bất chính và các cám dỗ khác trong cuộc sống.
+ Do cơ sở pháp lý để quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội còn nhiều
lỏng lẻo, sơ hở, thiếu đồng bộ nên đã tạo điều kiện để phát sinh những vi phạm về đạo đức và phẩm chất của người cán bộ, công chức.
+ Công tác tổ chức cán bộ còn nhiều .bất cập, việc lựa chọn cán bộ quản
lý vào những vị trí đứng đầu quan trọng còn thiếu công khai minh bạch.Việc sử lý vi phạm các cán bộ còn chưa nghiêm và chưa đồng bộ.
+ Tiền lương và thu nhập thực tế của cán bộ, công chức còn thấp chưa đủ
để nuôi sống bản thân và gia đình ở mức trung bình của xã hội, chưa tương xứng với khu vực doanh nghiệp và tư nhân.
Trên đây là một trong những nguyên nhân làm cản trở công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước và đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước nói chung.