Chọn vai trò cho cầu thủ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GAME FOOTBALL MANAGER 2010 (Trang 123 - 133)

I. Tạo tactic theo kiểu cổ điển

2. Player Instructions

2.20 Chọn vai trò cho cầu thủ

Khi chọn phần Advanced (hình dưới) bạn có thể chọn vai trò của cầu thủ là Support, Defend hay Attack. Xem thêm về phần này tại đây

Ở phía dưới, những chỉ số cần thiết cho vị trí của cầu thủ cũng sẽ được in với nền xanh. Như trong hình dưới, cầu thủ Fletcher của M.U đang đá ở vị trí MC và những chỉ số in nền xanh sẽ là những chỉ số mà vị trí MC cần.

II.Create tactics ( by Groupnoob – www.fm-vn.com – có chỉnh sửa và viết thêm 1 vài phần)

Tactics là một trong những yếu tố làm nên thành công của một đội bóng! Và năm nay FM10 rất chú trọng đến phần tatics, nó đã đc SI "trau chuốt" 1 cách kĩ lưỡng. FM10 có một tính năng rất hay đó là CREAT TACTICS

Nhấn NEXT, đến phần FORMATION:

Ở đây FM10 đã hỗ trợ cho bạn rất nhiều đội hình chiến thuật, hãy chọn cho mình 1 sơ đồ ưng ý nhất: 4-4-2, 4-3-3, ... và nhấn NEXT.

PLAYING PHILOSOPHY: hiểu nôm na cái này là triết lí bóng đá của bạn, hay lối chơi gì đấy cũng đc.

Có 5 mục cho bạn lựa chọn:

Very Rigid: lối chơi rất cứng rắn, không ngại va chạm, hết sức kỉ luật, các cầu thủ chỉ đc chơi ở tuyến của mình và giữ vững vị trí đó, không đc di chuyển sang vị trí khác.

Defenders chỉ chơi ở DP. Midfielders chỉ chơi ở TP. Forwards chỉ chơi ở AP.

Nhìn chung đây là lối chơi rất chắc chắn, kỉ luật và rất ít sự sáng tạo.

Rigid: đây cũng là lối chơi kỉ luật, nhưng so với very Rigid thì lối chơi này tự do hơn. một vài vị trí có thể di chuyển rộng hơn lên các tuyến trên. Tuy nhiên đây cũng là lối chơi ít sự sáng tạo. DCs chỉ chơi ở DP.

Full backs và DMs chơi ở DP và TP. Wingers và AMs chơi ở TP và AP. Forwards chơi ở AP.

Balanced: chiến thuật này sẽ giúp toàn đội tạo được một sự cân bằng giữa các tuyến và giữ vững cự li đội hình.

Các cầu thủ sẽ di chuyển ở 2 tuyến, công thủ nhịp nhàng. DCs và DMs chơi ở DP và TP AMs và Forwards chơi ở TP và AP.

Fluid: toàn đội sẽ được khuyến khích để chơi bóng đá thanh thoát, sáng tạo hơn, với những cầu thủ được cho phép, sáng tạo tự do. Các cầu thủ sẽ phải chơi nhiều tuyến hơn

so với Balanced.

Toàn đội được chia thành 2 units: tấn công và phòng thủ. Các cầu thủ sáng tạo chơi ở AT và các cầu thủ phòng ngự kỉ luật chơi ở DP.

Tuy nhiên cầu thủ ở các tuyến phải di chuyển về TP khi có cơ hội (khi tấn công thì DP-- >TP, phòng ngự AT-->TP).

Very Fluid: So với Fluid thì lối chơi này đòi hỏi sự sáng tạo của toàn đội, dâng lên hạ xuống một cách nhịp nhàng, lối đá thanh thoát, bốc lửa và hết sức kỉ thuật.

Lối đá này đòi hỏi cầu thủ tấn công phải biết phòng ngự và ngược lại cầu thủ phòng ngự phải biết tấn công. Các cầu thủ dựa vào khả năng "đọc trận đấu" của họ và sự biến đổi của trận đấu để đưa ra những quyết định di chuyển vào các tuyến một cách phù hợp. Lối chơi này khuyến khích cả đội chơi thỏa sức sáng tạo, chơi bóng nhịp nhàng, và đòi hỏi ở mỗi cầu thủ sự sáng tạo cao nhất.

Sau đó nhấn next, bạn chuyển sang tinh chỉnh cho phần Playing Style

PLAYING STYLE: phong cách thi đấu chung của toàn đội.

Cái này khá giống với Team Instructions ở FM9, thấy có 3 lựa chọn tương tự như often, Mix, và rarely. Nói chung ai đã chơi FM ở các phiên bản trước thì phần này cũng không khó hiểu

Trong các phần chọn, thiết lập Default là để mặc định, để cầu thủ tự đưa ra quyết định, hoặc người chơi sẽ set cho mỗi cầu thủ sau.

Bao gồm các phần:

Passing: chuyền bóng cho đồng đội.

Shorter: chuyền bóng ngắn cho các đồng đội ở gần.

More Direct: chuyền bóng trực tiếp lên phía trên cho các cầu thủ tấn công.

Creative Freedom: sáng tạo trong toàn đội.

More Expressive: chơi sáng tạo hơn, toàn đội sẽ đá sáng tạo, nên chọn nếu bạn đá lối đá Fluid, Very Fluid.

More Disciplined: đá kỉ luật, chặt chẽ, nên chọn nếu bạn đá lối đá Rigid, Very Rigid.

Closing down: xác định sự áp sát của mỗi cầu thủ đối với cầu thủ đội bạn để đối phó với sự tấn công của đối phương.

Press more: cầu thủ sẽ nhanh chóng rời xa vị trí của mình khi phòng ngự để áp sát đối phương.

Stand off more: cầu thủ có xu hướng giữ nguyên vị trí.

Tackling: Tranh chấp, xoạc bóng, chuồi bóng.

More Aggressive: xu hướng tranh chấp bóng mạnh, hay Tackling Hard. More Cautious: xu hướng tranh chấp bóng nhẹ nhàng, hay Tackling Easy

Marking: Kèm người

Zonal: phòng thủ theo kiểu khu vực trên sân.

Man: tất cả các cầu thủ chọn và kèm cầu thủ đối phương, kiểu 1 kèm 1 ấy

Crossing: tạt bóng

Float Crosses: Tạt bóng xa (far post), trường hợp này tiền vệ cánh và có thể cả hậu vệ cánh dễ dàng chuyền bóng hơn bởi để có thể đổi cánh nếu bên kia ít bị kèm chặt hơn. Bóng thường di chuyển nhanh hơn cầu thủ, do đo sẽ có nhiều khoảng trống hơn để khai thác.

Drill Crosses: Tạt bóng gần (near post), rất hiệu quả nếu bạn có tiền đạo hoặc tiền vệ có xu hướng băng vào đón đường cross.

Roaming: đây là một cái mới ở FM10 này, hiểu là có bao nhiêu cầu thủ được khuyến khích chơi tự do, rời khỏi vị trí của họ hay là giữ nguyên vị trí. Một cách nói khác là chơi tự do.

Stick To Position: Cầu thủ giữ nguyên vị trí, không đc rời khỏi vị trí của mình.

More Roaming: một vài cầu thủ được quyền chơi tự do, nó gần như là Free Role ở FM9 Sau khi đã chọn xong, bạn nhấn next để sang phần Player roles

Phần này các bạn có thể tham khảo bài viết rất chi tiết của SFM (admin www.fm-vn.com)

tại đây Tôi sẽ không copy vào đây nữa để tránh việc gây rối mắt cho các bạn. Sau đó các bạn chọn next để chuyển sang phần Player Duties

Phần này có thể tạm hiểu là phân công công việc cho từng cầu thủ.

Như hình phía dưới, bạn có thể phân công vai trò cho từng cầu thủ trong đội. Các lựa chọn bao gồm:

Defend : Cầu thủ tham gia phòng ngự là chính

Support : Cầu thủ tham gia cả phòng ngự lẫn tấn công •Attack : Cầu thủ tham gia tấn công là chính

Khi yêu cầu cầu thủ ít khi FWRs (Rarely) có nghĩa là trong trận đấu cầu thủ đó sẽ giữ nguyên vị trí được phân công trong đội hình và sẵn sàng chống mọi cuộc phản công nhanh của đối phương. Còn khi yêu cầu cầu thủ tùy cơ ứng biến trong việc FWRs (Mixed) thì cầu thủ sẽ tham gia hộ trợ tấn công nhưng không đi quá xa vị trí được phân công trong đội hình để có thể nhanh chóng quay trở lại vị trí của mình và tham gia phòng ngự khi cần thiết. Với thiết lập thường xuyên FWRs (Often) thì cầu thủ sẽ di chuyển đến vị trí tấn công ngay lập tức khi đội mình có bóng.Với ý nghĩa đó thì từng vị trí sẽ có cách phân công FWRs như sau:

Defend : Forward Runs Rarely • Support : Forward Runs Mixed • Attack : Forward Runs Often

Để đơn giản hóa vấn đề, ta sẽ áp dụng vai trò của các cầu thủ vào một số chiến thuật cơ bản như Attack ( Tấn công ), Standard, Defend ( Phòng thủ) ( Xem trang 32-33 trong TT&F ). Mọi chiến thuật đều yêu cầu có vừa đủ cầu thủ tham gia phòng ngự và cầu thủ tham gia tấn công để đội hình được vững chắc, tuy nhiên đội hình có xu hướng tấn công thì cần nhiều cầu thủ tấn công hơn và ngược lại với đội hình có xu hướng phòng thủ.Do

đó, với từng chiến lược sẽ có yêu cầu cụ thể như sau: • Defensive: 5 defend, 2 support, 3 attack

Standard: 3 defend, 4 support, 3 attack • Attacking: 3 defend, 2 support, 5 attack

Dựa vào đó ta có thể thấy dù đội hình có xu hướng thế nào cũng phải đảm bảo yêu cầu có 3 defend, 2 support, 3 attack. Còn 2 cầu thủ (Floater) còn lại được quyết định bởi huấn luyện viên: họ có thể là cầu thủ tham gia phòng thủ trong đội hình có xu hướng phòng thủ, cũng có thể là cầu thủ tham gia cả tấn công lẫn phòng thủ trong đội hình standard, hoặc là cầu thủ tham gia tấn công trong đội hình có xu hướng tấn công. Hầu hết các đội hình ( kể cả 5-3-2, 4-4-2, 4-3-3, 4-5-1 ... ) rất có thể các cầu thủ này sẽ là Full back hoặc Wing back (Hậu vệ cánh ). Với hệ thống không có hậu vệ cánh huẩn luyện viên cần nhiều sự sáng tạo hơn. Một khi chúng ta đã xác định được cầu thủ nào là Floater thì sẽ dễ dàng đưa ra chỉ dẫn và dễ dàng tạo ra cả 3 chiến lược với bất cứ một chiến thuật nào.

Tiếp theo là phần chọn “Starting Strategy”

Phần này bao gồm các lựa chọn: Contain: Có thể coi là lối chơi tử thủ

Defensive: Cũng là phòng thủ nhưng không đến mức tiêu cực như Contain Counter: Phòng ngự - phản công

Standard: Cân bằng trong tấn công và phòng ngự Control: Chủ động kiểm soát thế trận.

Trích từ bài viết của 2lua – dịch và chỉnh sửa dựa trên tài liệu Tactical Theorems and Frameworks ‘09 - A Comprehensive Tactical Design and Match Strategy Guide for Virtual Football Managers [Richard Claydon (wwfan) & Gareth Millward (Millie)]

Overload: Tấn công với tinh thần “không còn gì để mất”.

Cuối cùng bạn chọn Next và Finish, tactic bạn vừa tạo sẽ được áp dụng ngay cho đội của bạn.

Sau khi tạo tactics bằng phương pháo này, bạn có thể chỉnh sửa 1 cách thủ công bằng cách chọn team instructions và chỉnh từng mục với ý nghĩa tương tự như phần giải thích ở trên.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP-TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GAME FOOTBALL MANAGER 2010 (Trang 123 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w