1. Kết luận
Lý luận:
Tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến kỹ năng sống và xác định được danh mục được các nhĩm kỹ năng sống cần thiết cho học sinh trung học cở sở. Qua đĩ đề tài phân tích cụ thể từng kỹ năng với 3 vấn đề được quan tâm cho mỗi kỹ năng là: khái niệm kỹ năng, cách thức rèn luyện kỹ năng và giá trị mang lại khi hình thành được kỹ năng đĩ trong đời sống của mỗi học sinh… Đây là một trong những nhiệm vụ nghiên cứu trọng tâm đã được đề tài xác định và bước đầu đã đưa ra được hệ thống các kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lứa tuổi trung học cơ sở.
Hệ thống hĩa cơ sở lý luận về vấn đề kỹ năng sống trên quan điểm của các nhà tâm lý học, những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực sức khỏe con người hay các tổ chức trên thế giới về vấn đề con người và quyền con người kỹ năng sống hiện nay được hiểu ở nhiều gĩc độ khác nhau.
Tập trung tìm hiểu và phân tích một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Tiếp cận kỹ năng sống ở 2 gĩc độ khác nhau đĩ là dựa vào 4 trụ cột của giáo dục và phương pháp tiếp cận theo mơ hình nhân cách xã hội của cá nhân. Dựa vào 2 cách tiếp cận này, đề tài cũng đưa ra một số nguyên tắc cần lưu ý khi tổ chức quá trình rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh và đề tài cũng hệ thống hĩa nên 6 biện pháp cơ bản để giúp học sinh hình thành và phát triển kỹ năng sống dưới gĩc độ của khoa học tâm lý.
Thực tiễn:
Bước vào giai đoạn lứa tuổi thiếu niên, học sinh cĩ nhiều biến đổi nhất định và với những biến đổi này chúng ta cần giúp cho các em cĩ cái nhìn đầy đủ và đúng đắn về cuộc sống, về sự phát triển của bản thân và đặc biệt là giúp các em hịa mình vào cuộc sống của những người lớn. Một trong những việc làm tích cực và hiệu quả đĩ chính trang bị cho các em những kỹ năng giao tiếp - ứng xử với người khác, giúp các em nhận thức được chính mình, biết chia sẻ, u thương và giúp đỡ mọi người, … Tất cả những điều đĩ chỉ cĩ thể cĩ được khi gia đình, nhà trường và xã hội tạo nên 3 thế lực vững chắc luơn đồng hành với các em trong mọi lúc để giúp các em nhận ra vị trí của bản thân và hịa mình vào với cộng đồng.
Học sinh lứa tuổi trung học cơ sở bước đầu đã nhận ra tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với cuộc sống của các em cũng như đã biết đánh giá và thể hiện kỹ năng sống của mình trước người khác. Tuy nhiên các kỹ năng mà các em cĩ được phần lớn khơng được hình thành từ gia đình hay nhà trường mà phần lớn là nhờ vào phương tiện truyền thơng hoặc các em tự trãi nghiệm.
Đánh giá tổng quan về tình hình kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở mà cụ thể là với 4 nhĩm kỹ năng được đề tài đưa vào nghiên cứu là: kỹ năng tự đánh giá bản thân, kỹ năng giao tiếp
- ứng xử, kỹ năng hợp và chia sẻ, kỹ năng phân biệt hành vi hợp lý và hành vi chưa hợp lý và với 2 nhĩm khách thể đại diện là học sinh của 2 trường: THCS Tân Kiên – Huyện Bình Chánh (đại diện cho nhĩm học sinh ngoại thành) và THCS Đồn Thị Điểm – Quận 3 (đại diện cho nhĩm học sinh nội thành) – TP Hồ Chí Minh. Với kết quả điểm trung bình từ 14.06 đến 15.06 cho thấy rằng học sinh của 2 trường bước đầu đã cĩ kỹ năng sống ở mức độ trung bình khá.
Dùng phép kiểm nghiệm của tốn học để so sánh tìm ra sự khác biệt của 2 nhĩm khách thể theo tiêu chí trường hay theo tiêu chí giới tính đều khơng cho thấy sự khác biệt giữa các tiêu chí. Tuy nhiên, cĩ sự khác biệt giữa nhĩm học sinh tham gia tích cực các hoạt động ngoại khĩa và nhĩm học sinh ít tham gia hoạt động ngoại khĩa. Tương tự khi so sánh tiêu chí đánh giá chất lượng các hoạt động ngoại khĩa đã được tổ chức tại trường thì nhĩm học sinh đánh giá tích cực các hoạt động ngoại khĩa tại trường cĩ điểm trung bình cao hơn các học sinh cĩ đánh giá thấp chất lượng các hoạt động ngoại khĩa tại trường.
Học sinh của cả 2 trường đều cho rằng cĩ rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng các em thiếu kỹ năng sống nhưng nguyên nhân được nhiều em quan tâm nhất đĩ là nhà trường chưa cĩ chương trình giảng dạy về kỹ năng sống, thiếu đội ngũ thầy cơ chuyên về giảng dạy tâm lý học đường hay kỹ năng sống, chưa cĩ sự hịa hợp giữa cha mẹ và con cái, … là những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng học sinh thiếu kỹ năng sống như hiện nay.
2. Kiến nghị những biện pháp tác động tâm lý nhằm hình thành kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở
Thứ nhất: Đối với xã hội. Cần kiến tạo mơi trường trong lành về mặt tự nhiên và an bình về
mặt xã hội cũng là cách giúp các em tránh xa những tệ nạn để hình thành nên một nhân cách trong sáng phù hợp với lứa tuổi của mình. Cần thơng tin kịp thời những học sinh hiếu học, cĩ thành tích học tập cao hay là những học sinh biết giúp đỡ người khác, … trên các phương tiện thơng tin đại chúng để các em nhìn vào đĩ như là những tấm gương sáng để phấn đấu học tập. Cần cĩ những sân chơi phù hợp với lứa tuổi học đường để các em được sống trong cảm giác hồn nhiên và hình thành
nên những tình cảm tích cực cĩ lợi cho cuộc sống của các em.
Thứ hai: Đối với ngành giáo dục và đào tạo. Với thực trạng giảng dạy kỹ năng sống hiện
nay, đa phần là do các trung tâm, cơng ty tư nhân tổ chức và huấn luyện nên ít nhiều đã tạo ra những bất cập trong việc xác định nội dung, khung chương trình huấn luyện. biện pháp, … để giúp học sinh cĩ kỹ năng sống tốt hơn, chúng ta cần lưu ý đến việc xác định mức độ phù hợp của các kỹ năng sống dành riêng cho từng độ tuổi, xác định danh mục các kỹ năng sống và phân chia thời gian trong chương trình đào tạo. Riêng đối với học sinh lứa tuổi trung học cơ sở cần quan tâm đến một số kỹ năng sống như: kỹ năng ứng xử trong học đường, kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng lập kế hoạch,
kỹ năng phân biệt những hành vi phù hợp và những hành vi chưa phù hợp, kỹ năng, kỹ năng hợp tác, …
Cần tăng cường việc lồng ghép việc dạy làm người trong tất cả các mơn học và cần thiết kế những mơn chuyên biệt chuyên dạy làm người và mơn học kỹ năng sống cũng là một trong những mơn dạy làm người rất hiệu quả. Vì thế, cần phải đầu tư cho đội ngũ chuyên nghiên cứu về tâm lý học đường, giá trị sống, kỹ năng sống để thiết kế chương trình, bài giảng và xây dựng đội ngũ chuyên trách để tham gia giảng dạy, tư vấn cho học sinh về các vấn đề liên quan đến cuộc sống của các em.
Thứ ba: Đối với nhà trường. Trong tình hình giáo dục hiện nay, việc biên chế hay tổ chức
hẳn những giờ dạy về kỹ năng sống là một việc làm hết sức khĩ khăn vì thế mỗi trường nên tận dụng một số giáo viên cĩ kỹ năng trị chuyện, giao tiếp, nĩi chuyện trước đám đơng, cĩ kinh nghiệm trong cơng tác giáo dục học sinh nhằm tạo điều kiện để những giáo viên đĩ cĩ cơ hội tham gia những khĩa tập huấn hay tự học các kiến thức liên quan đến học sinh như: tâm lý giới tính, sức khỏe, kỹ năng sống, … để cĩ thể tự thành lập câu lạc bộ tư vấn tại trường học để giúp học sinh, hay lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống trong các hoạt động ngoại khĩa, giờ sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm, … Mặt khác, cĩ rất nhiều cách để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh vì thế nhà trường cũng cĩ thể liên hệ với đội ngũ chuyên gia tư vấn tâm lý hay những chuyên gia nghiên cứu về kỹ năng sống đến trường tổ chức các buổi tư vấn, trị chuyện nhằm hình thành kỹ năng sống cho học sinh. Các tổ chức Đồn – Đội trong nhà trường nên phát huy vai trị tập hợp thanh thiếu niên và tạo ra nhiều sân chơi ngồi giờ học thật lý thú để giúp học sinh cĩ cơ hội giao lưu – giao tiếp qua đĩ nâng cao được tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác và tình cảm giữa học sinh với nhau nhằm giúp các em tránh được những hành vi khơng phù hợp.
Thứ tư: Đối với mỗi gia đình. Gia đình là cái nơi để hình thành nhân cách cho học sinh. Vì
thế mỗi vị cha mẹ phải là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con trẻ. Cha mẹ cần học cách làm bạn cùng con để hiểu con mình hơn. Qua đĩ cho mẹ sẽ đưa ra được những lời khuyên hay những định hướng để giúp con hồn thiện nhân cách một cách tốt hơn.
Thứ năm: Đối với mỗi học sinh. Tổ chức và quản lý tốt quỹ thời gian của bản thân nhằm cân
bằng giữa học – chơi và những việc làm khác cũng là cách giúp các em suy nghĩ tích cực, tránh những lo âu khơng cần thiết. Mỗi học sinh hãy học cách tự rèn bản thân để biết ép mình vào kỷ luật, đưa mình hịa nhập vào nội quy của trường lớp cũng là biện pháp hữu hiệu để hình thành và phát triển kỹ năng sống thơng qua con đường trãi nghiệm.