Những tính chất cơ bản của vật liệu hạt mà

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa đa mục tiêu quá trình mài thép hợp kim trên máy mài tròn ngoài (Trang 31 - 32)

- Độ cứng: vật liệu hạt mài phải có độ cứng cao so với vật liệu mài, nếu độ cứng của

hạt mài bằng hoặc tương đương độ cứng của vật liệu gia công thì quá trình mài không thể diễn ra được hoặc cũng có thể nhưng không đạt được năng suất mài mong muốn.

- Khả năng cắt gọt: là khả năng gia công được các loại vật liệu khác, được xác định bằng cách nén giữa hai đĩa quay theo hai hướng khác nhau, tiến hành mài cùng một thời gian với một vài loại vật liệu thay thế nhờ vậy mà xác định được khả năng cắt của hạt mài.

- Độ hạt: Độ hạt của đá mài được biểu thị bằng kích thước thực tế của hạt mài. Tính năng cắt gọt của vật liệu phụ thuộc vào kích thước hạt mài. Khi mài thô dùng loại hạt có kích thước lớn và ngược lại khi mài tinh dùng loại hạt có kích thước nhỏ.

- Độ bền cơ học: Để hạt mài không bị phá huỷ bởi ngoại lực khi cắt gọt thì hạt mài phải có độ bền cơ học cao. Trên thực tế đánh giá độ bền tiến hành bằng cách nén một nhóm hạt mài bằng một tải trọng tĩnh và xác định phần trăm số hạt trong nhóm tồn tại được ở kích thước ban đầu với áp suất nén 250kG/cm3

1.5.2 Chất kết dính

Công dụng của nó là để kết dính những hạt mài rời rạc thành khối. Đá mài có chất lượng cao hay thấp tuỳ thuộc vào chất kết dính. Tuỳ thuộc vào yêu cầu sử dụng của đá mài mà người ta sử dụng chất kết dính để chế tạo đá. Chất kết dính được chia thành hai nhóm vô cơ và hữu cơ.

Một phần của tài liệu Tối ưu hóa đa mục tiêu quá trình mài thép hợp kim trên máy mài tròn ngoài (Trang 31 - 32)