KẾT LUẬN VÀ đỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa nuôi tại khu vực đồng bằng sông hồng và thử nghiệm biện pháp phòng trị (Trang 65 - 67)

5.1. Kết luận

Từ những kết quả thu ựược trong thời gian khảo sát và nghiên cứu thực trạng bệnh viêm tử cung trên ựàn bò sữa nuôi tại một số ựịa phương thuộc khu vực ựồng bằng sông Hồng và thử nghiệm biện pháp phòng trị. Chúng tôi ựưa ra ựược một số kết luận sau:

1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở ựàn bò sữa nuôi tại một số ựịa phương thuộc khu vực ựồng bằng sông Hồng là khá cao, trung bình 22,88% dao ựộng từ 20,52% ựến 26,07%. Bệnh thường mắc ở những bò ựẻ lứa ựầu và những bò ựã ựẻ nhiều lứa. Tỷ lệ mắc bệnh ở các mùa là khác nhau, cao nhất vào mùa hè 29,46% và thấp nhất là mùa thu 17,28 %, tỷ lệ bệnh ở giai ựoạn sau khi sinh cao hơn nhiều so với giai ựoạn chờ phối.

2. Các chỉ tiêu lâm sàng: thân nhiệt, tần số mạch, tần số hô hấp ở bò sữa viêm tử cung ựều tăng so với trạng thái bình thường, ựồng thời có dịch rỉ viêm tiết ra từ cơ quan sinh dục. đây là dấu hiệu ựể nhận biết bò sữa bị mắc viêm tử cung.

3. Trong dịch tử cung âm ựạo bò khoẻ mạnh sau ựẻ 12-24 giờ có 56,25% số mẫu bệnh phẩm phát hiện thấy E.coli; 75,00% có Staphylococcus; 62,50% có Streptococus và 43,75% phát hiện thấy Salmonella. Khi tử cung âm ựạo bị viêm, 100% số mẫu bệnh phẩm xuất hiện E.coli, Staphylococcus, Streptococus, Salmonella và 56,25% xuất hiện Pseudomonas.

4. Những vi khuẩn phân lập ựược từ dịch viêm của tử cung, âm ựạo bò có tỷ lệ mẫn cảm với thuốc không cao. Trong ựó những thuốc có ựộ mẫn cảm cao nhất là Cefaclor tiếp tới là Neomycin và Norfloxacin. Một số loại kháng sinh thông dụng hay dùng trong thực tiễn sản xuất như Streptomycin, Penicillin mức ựộ mẫn cảm với vi khuẩn là rất thấp.

Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội Ờ Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ẦẦẦẦẦẦẦẦ 57

5. Khi bò sữa mắc bệnh viêm tử cung dùng Lutalyze một trong những dẫn xuất của PGF2α tiêm dưới da 5ml (25mg), tiêm 1 lần; thụt vào tử cung 1.500 ml dung dịch Lugol 0,1%, dùng Cefaclor 5mg/kg thể trọng pha với 100ml nước cất bơm vào tử cung ngày một lần; kết hợp ựiều trị toàn thân bằng ADE, B. complex. Liệu trình ựiều trị từ 3-5 ngày cho kết quả ựiều trị cao.

6. Thực hiện ựầy ựủ quy trình phòng bệnh tổng hợp cho bò sữa trước và sau khi ựẻ ựể nâng cao sức ựề kháng cho bò, phòng ngừa sự nhiễm trùng lúc bò sinh có tác dụng rõ rệt trong việc làm giảm tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm tử cung.

5.2. đề nghị

1. Cần tiếp tục theo dõi tình hình bò sữa mắc bệnh viêm tử cung trên diện rộng ựể có biện pháp phòng trị kịp thời.

2. Nâng cao hơn nữa các quy trình vệ sinh chăm sóc cho ựàn bò sữa ựể hạn chế khả năng mắc các bệnh sinh sản, ựặc biệt là bệnh viêm tử cung. Các cơ quan chuyên môn ựịa phương cần chú trọng ựến công tác tập huấn kỹ thuật chăn nuôi và thú y cho các hộ chăn nuôi bò sữa.

3. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy dùng Lutalyze kết hợp với dung dịch Lugol 0,1% và kháng sinh Cefaclor ựể phòng, trị bệnh viêm tử cung cho hiệu quả rất cao. đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu và ựưa vào sử dụng rộng rãi trong thực tiễn sản xuất.

4. Áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất ựể nâng cao hiệu quả sinh sản của bò sữa.

Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội Ờ Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ẦẦẦẦẦẦẦẦ 58

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa nuôi tại khu vực đồng bằng sông hồng và thử nghiệm biện pháp phòng trị (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)