1.1. Khảo sát vị trí đặt lồng bè trên sông 1.1.1. Khảo sát hình thái đoạn sông
- Vị trí thích hợp để đặt lồng bè nuôi cá chép, cá trắm cỏ trên sông:
Chọn những đoạn sông thẳng, dòng chảy điều hòa, lòng sông rộng để có thể đặt lồng bè ở cả hai phía bờ sông; đảm bảo mỗi cụm lồng bè đặt cách nhau tối thiểu 150 (như hình minh họa)
Hình 1.3.1: Vị trí thích hợp giữa lồng bè
- Vị trí không thích hợp đặt lồng bè nuôi cá chép, cá trắm cỏ trên sông: + Gần những công trình như cầu cảng, cống, cầu và các công trình vượt sông khác hay khu vực cấm đặt bè của cơ quan chức năng địa phương.
+ Khu vực sông lấn sâu vào bờ, doi sông, khúc quanh do lưu tốc nước thay đổi, chất lơ lửng, phù sa dễ bám vào bè làm giảm lưu tốc nước qua bè (xem hình minh họa)
Hình1.3.2: Khu vực lấn vào bờ của sông - Doi sông: khu vực đất nhô ra khỏi bờ sông
Hình 1.3.4: Khúc quanh của sông - Không đặt bè nơi giáp nước
Hình 1.3.5: Hai nhánh sông có 2 màu nước khác nhau - Không đặt bè gần nơi có xoáy nước
Hình 1.3.6: Xoáy nước
- Không đặt bè nơi dễ sạt lở
Hình 1.3.7: Bờ sông bị sạt lở - Không đặt bè nơi nước chảy xiết
Hình 1.3.8: Đoạn sông nước chảy xiết
- Không đặt bè ở hạ lưu, khu dân cư, có nguồn nước thải, nước ô nhiễm của nhà máy, đồng ruộng đổ vào
Hình 1.3.9: Nơi nguy cơ ô nhiễm từ nguồn nước thải sinh hoạt 1.1.2. Khảo sát chiều rộng đoạn sông
Tùy theo quy mô sản xuất, số lượng, kích thước bè, cách bố trí bè mà chọn địa điểm đoạn sông có chiều rộng thích hợp, đảm bảo luồng lạch giao thông và đặt bè.
Hình 1.3.10: Vị trí thích hợp giữa 2 bè theo chiều rộng sông 1.1.3. Khảo sát độ sâu đoạn sông
Xác định độ sâu bằng cách dùng dây chia vạch 0,5-1m có buộc vật nặng thả theo phương thẳng đứng.
Xác định độ sâu tối thiểu khi triều xuống thấp nhất và không có dòng chảy.
Độ sâu mực nước lúc thấp nhất tại vị trí đặt bè phải cao hơn chiều cao ngập nước của bè từ 0,5- 1m.
Hình 1.3.11: Khoảng cách thích hợp giữa đáy bè
và đáy sông 1.1.4. Khảo sát chất đáy
Chất đáy sông là bùn pha cát, đất mềm hay bùn dẻo sẽ giúp neo bám vào đáy sông tốt hơn.
Đáy sông phải tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ, không có chướng ngại vật… để thuận tiện cho việc thả neo.
1.1.5. Khảo sát lưu tốc dòng chảy
* Ảnh hưởng của lưu tốc dòng chảy đối với nuôi cá lồng bè:
- Nếu nước chảy mạnh, cá tiêu hao nhiều năng lượng cho việc chống lại sức ép của nước. Cá phải ăn nhiều hơn để bù cho phần năng lượng tiêu hao này làm tăng hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), chi phí sản xuất tăng lên.
- Nếu nước chảy yếu, cá không có đủ oxy để hô hấp, các khí độc không được đẩy đuổi ra khỏi bè, nhất là ở khu vực cuối bè. Cá chậm lớn, dễ nhiễm bệnh hoặc chết.
* Đo lưu tốc nước bằng máy:
Hình 1.3.12: Một loại lưu tốc kế cơ
(Hiệu 2030R) Hình 1.3.13 Một loại lưu tốc kế điện tử (Hiệu LS10) Phổ biến là lưu tốc kế cơ và lưu tốc kế điện tử với nhiều loại khác nhau. Cách sử dụng tùy theo từng loại máy. Khi sử dụng cần tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất
* Đo lưu tốc nước bằng cách đơn giản:
Bước 1: Thả xuống nước một vật nổi nhẹ (mảnh nhựa, quả bóng nhựa…). Bước 2: Đo độ dài đoạn sông mà vật nổi nhẹ đã trôi trong khoảng thời gian xác định.
Bước 3: Đo thời gian vật nổi nhẹ đã trôi từ điểm đầu đến điểm cuối của một đoạn sông xác định.
Bước 4: Tính lưu tốc nước theo công thức:
Lưu tốc nước = Độ dài đoạn sông mà vật nổi trôi (m) Thời gian vật nổi trôi (giây) Ví dụ:
Lưu tốc nước của đoạn sông mà vật nổi trôi với độ dài là 48m trong thời gian 120 giây là:
Lưu tốc nước = 48m
120 giây = 0,4m/giây
Cách đo này tuy đơn giản, không yêu cầu sử dụng thiết bị đắt tiền nhưng có sai số lớn, phụ thuộc vào điều kiện môi trường (gió).
1.2. Khảo sát vị trí đặt lồng bè trên hồ chứa nước 1.2.1. Khảo sát hình thái
- Những nơi phù hợp để đặt lồng bè nuôi cá: vùng hạ lưu hồ có dòng chảy nhẹ, chọn vùng eo ngách có độ sâu phù hợp:
+ Chọn những vùng nước tương đối tĩnh, kín đáo
+ Những nơi thuận lợi cho việc neo giữ lồng bè
Hình 1.3.14: Địa điểm chọn đặt lồng bè nuôi cá - Những nơi không lên đặt lồng bè nuôi cá:
+ Gần đập chính
+ Tránh những vùng có mực nước biến động lớn trong năm
+ Tránh nơi có dòng nước lũ
+ Tránh nơi có nước thải sinh hoạt, công nghiệp đổ vào hồ
Hình 1.3.15: Những nơi không chọn đặt lồng bè nuôi cá 1.2.2. Khảo sát độ sâu
Xem lại phần (1.1.3.)
1.2.3. Khảo sát chất đáy
Xem lại phần (1.1.4.)
1.2.4. Khảo sát lưu tốc dòng chảy
Xem lại phần (1.1.5.)