Nguồn nước sông, hồ nơi đặt bè cần đảm bảo yêu cầu: - pH = 7-8
- Hàm lượng oxy hòa tan: 5-8mg/l - Nhiệt độ nước: 25- 32oC
- Độ trong:
+ Hồ chứa: 50- 100cm
- Đối với vùng bị xâm nhập mặn, độ mặn không vượt quá 5‰, tốt nhất là nước ngọt.
Cần lưu ý đến sự xâm nhập mặn ở các khu vực đồng bằng hoặc duyên hải ven biển vào mùa khô.
2.1. Đo pH
2.1.1. Dụng cụ đo
- Giấy quỳ và thang so màu - Bộ kiểm tra pH
- Máy đo pH
2.1.2. Phương pháp đo
* Đo bằng giấy so màu (giấy quỳ):
- Thao tác đo:
Bước 1: Đo trực tiếp nguồn nước sông, rạch, cách bờ khoảng 2m, cách mặt nước khoảng 0,5m
Lấy mẫu nước - Hộp giấy quỳ gồm:
+ Giấy quỳ + Thang so màu
- Lưu ý đến hạn sử dụng của giấy quỳ.
Hình 1.3.16: Một số loại giấy quỳ Giấy quỳ
Bước 2: Lấy một mẩu giấy quỳ dài khoảng 2- 4cm
Lấy mẩu giấy quỳ Bước 3: Nhúng mẩu giấy quỳ
vào nước sông, rạch hoặc mẫu nước cần đo
Nhúng mẩu giấy quỳ vào nước Bước 4: Để ráo khoảng 3- 5 giây
Mẩu giấy quỳ chuyển màu
Bước 5: Đặt mẩu giấy lên thang so màu, so sánh màu của mẩu giấy với các ô màu trên thang so màu
Bước 6: Đọc kết quả trị số pH ở ô màu trùng so với màu mẩu giấy.
Kết quả giá trị pH=8 Hình 1.3.17: Các bước đo pH nước bằng giấy quỳ
* Đo pH bằng dung dịch thử (test) - Bộ test kit gồm:
+ Thuốc thử + Thang so màu
+ Lọ nhựa trong chứa mẫu nước
Hình 1.3.18: Các phần của hộp test pH - Thao tác đo:
Bước 1: Cho nước mẫu vào lọ, tráng đều lọ vài lần
Tráng lọ Thang so màu
Bước 2: Cho nước mẫu vào lọ đến mức quy định
Cho mẫu nước vào lọ Bước 3: Cho thuốc thử vào lọ
với số giọt quy định tùy theo nhà sản xuất
Lưu ý trước khi cho thuốc thử vào mẫu nước cần lắc đều chai thuốc thử.
Cho thuốc thử vào lọ Bước 4: Lắc nhẹ tròn đều lọ để
thuốc thử hòa tan vào mẫu nước thử Mẫu nước thử biến màu
Bước 5: So màu và đọc kết quả: Đặt lọ nước mẫu lên thang so màu, so sánh với các ô màu trên thang so màu (hình bên)
Đọc kết quả trị số pH ở ô màu trùng hoặc gần nhất so với màu nước mẫu.
So màu
Hình 1.3.19: Các bước đo pH nước bằng bột kiểm tra nhanh (bộ test) * Đo bằng máy:
- Máy đo pH: có 2 loại:
+ Bút đo pH: có đầu dò (điện cực) nằm trực tiếp, phía dưới của máy (bên trong).
Được dùng nhiều do dễ sử dụng
Hình 1.3.20: Bút đo pH + Loại có đầu dò nối với máy
bởi dây dẫn.
Ít dùng do đắt tiền và khó sử dụng
Hình 1.3.21: Máy đo pH đầu dò rời - Cách tiến hành đo: (theo hướng dẫn của nhà sản xuất)
- Cách bảo quản: Vít hiệu chỉnh Nút nguồn Màn hình Nắp đậy Đầu dò Đầu dò
+ Tránh để pin cũ quá lâu trong máy vì có thể gây hỏng máy. + Không nên đo trực tiếp vào nước ao.
+ Không để phần trên của máy tiếp xúc với nước để tránh chạm mạch. 2.2. Đo oxy hòa tan
* Dụng cụ đo: gồm có 2 loại - Bộ kiểm tra nhanh hàm lượng ôxy hòa tan gồm:
+ Thuốc thử + Thang so màu
+ Lọ nhựa trong chứa mẫu nước
+ Bảng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
Lưu ý đến hạn sử dụng của bộ kiểm tra nhanh (bộ test)
Hình 1.3.22: Các phần của bộ test hàm lượng ôxy hòa tan - Máy đo ôxy (loại máy đo có
điện cực) gồm:
+ Đầu dò nối với máy bằng dây dẫn (oxymeter).
+ Bảng điều khiển gồm các nút mở, tắt, màn hình hiển thị.
+ Lọ hóa chất bảo quản đầu dò.
Hình 1.3.23: Máy đo oxy hòa tan * Phương pháp đo:
- Đo bằng bộ test ôxy:
Bước 1: Tráng đều lọ chứa mẫu nước vài lần bằng nước định kiểm tra
Tráng lọ chứa mẫu nước
Bước 2: Cho lọ chứa mẫu trực tiếp xuống vị trí nước cần lấy mẫu để lấy nước, lượng nước lấy vào phải đầy đến miệng lọ.
Hoặc có thể dùng xô, ca, lọ kích thước lớn cho xuống vùng nước ở vị trí lấy mẫu để lấy nước. Sau đó, cho lọ lấy mẫu vào vị trí giữa ca, xô, lấy nước mẫu vào đến đầy lọ.
+ Bước 3: Lau khô bên ngoài lọ
Lau khô bên ngoài lọ Bước 4: Nhỏ thuốc thử số 1 vào
lọ (số giọt có thể thay đổi tùy theo loại test- đọc phần hướng dẫn của nhà sản xuất) sau khi lắc đều chai thuốc thử
Ví dụ: với hộp test SERA (Đức), nhỏ 6 giọt thuốc thử 1 vào lọ nước mẫu
Bước 5: Nhỏ thuốc thử số 2 vào lọ (số giọt có thể thay đổi tùy theo loại test) sau khi lắc đều chai thuốc thử
Ví dụ: với test SERA (Đức), nhỏ 6 giọt thuốc thử 2 vào lọ nước mẫu
Cho thuốc thử 2 vào lọ Bước 6: Đậy kín lọ bằng nắp
nhựa ngay (phải không có bọt khí trong lọ) và lắc đều
Lắc đều lọ Bước 7: Mở nắp lọ ra
Bước 8: Đặt lọ nơi nền trắng của thang so màu, so màu với ánh sáng tự nhiên, không trực tiếp chiếu vào lọ
Bước 9: Đọc kết quả hàm lượng oxy của mẫu nước là trị số của ô màu trùng hoặc gần nhất với màu mẫu nước.
So màu
Hình 1.3.24: Các bước đo hàm lượng ôxy bằng bộ kiểm tra nhanh - Đo bằng máy: (thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất) 2.3. Đo nhiệt độ
* Dụng cụ đo:
- Nhiệt kế thủy ngân: có chia độ từ 0-50oC (tối đa là 100oC).
- Máy đo nhiệt độ: thường được đo đồng thời với các chỉ tiêu khác như pH, DO…
* Phương pháp đo:
- Đo nhiệt độ nước ở tầng mặt: xác định nhiệt độ của nước ở tầng mặt, người đo đặt bầu thủy ngân của nhiệt kế vào trong nước ở độ sâu 10- 20 cm, cho đến khi giá trị nhiệt độ thể hiện trong nhiệt kế không thay đổi (khoảng 5 phút), sau đó nghiêng nhiệt kế một góc khoảng 45o, đọc và ghi kết quả nhiệt độ của nước sau đó mới lấy nhiệt kế lên khỏi mặt nước.
- Đo nhiệt độ nước ở tầng giữa, đáy: xác định nhiệt độ của nước ở tầng giữa hay tầng đáy của thủy vực, người đo cắm nhiệt kế vào nắp bình thu mẫu nước, thả bình xuống đúng vị trí cần xác định nhiệt độ, cho nước vào đầy bình, để yên 5 phút sau đó kéo lên, đọc và ghi ngay kết quả nhiệt độ nước ở tầng đó.
- Đo bằng máy:
(Theo hướng dẫn của nhà sản xuất) 2.4. Đo độ trong
- Dụng cụ đo độ trong: đĩa đo độ trong (đĩa Secchi), là một đĩa tôn tròn, đường kính 20 cm, mặt trên được chia ra làm 4 phần sơn đen và trắng xen kẽ nhau. Chính tâm đĩa buộc một sợi dây hoặc gắn thước có đánh dấu chia khoảng cách đến giá trị cm (xentimet)
Hình 1.3.25: Đĩa sacchi đo độ trong - Phương pháp đo:
+ Đưa đĩa từ từ xuống nước theo phương thẳng đứng đồng thời quan sát xem mặt trên của đĩa cho tới khi nào mắt chúng ta không phân biệt được ranh giới giữa màu trắng và màu đen thì dừng lại
+ Đọc kết quả: khoảng cách từ mặt đĩa đến mặt nước chính là giá trị độ trong (tính theo cm)
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi: Trình bày các yêu cầu của vị trí đặt lồng bè nuôi cá? 2. Bài tập thực hành:
2.1. Bài tập thực hành 1: Đo lưu tốc nước sông
2.2. Bài tập thực hành 2: Chọn địa điểm đặt lồng bè nuôi cá
C. Ghi nhớ
- Không đặt lồng bẻ ở: khu vực nước xoáy, nước chảy siết, nguồn nước tiếp giáp nhau, khu vực ô nhiễm nước thải
Bài 04. Tổ chức làm mới lồng bè nuôi cá Mã bài: 01- 04
Mục tiêu
- Nêu được tiêu chuẩn các loại lồng nuôi cá, tiêu chuẩn vật liệu làm lồng, trình tự các bước làm lồng nuôi cá;
- Chọn được kiểu, kích thước lồng bè và vật liệu làm lồng bè nuôi cá phù hợp;
- Tổ chức, theo dõi và kiểm tra quá trình lắp ráp lồng bè nuôi.
A. Nội dung: