3.1. Lắp khung lồng bè
Lắp ráp lồng bè ở mỗi khu vực, vùng miền có sự khác biệt: * Bè ở Đồng bằng sông Cửu Long
Việc lắp ráp bè nuôi cá nước ngọt thường được thực hiện bởi những cơ sở lắp ráp bè chuyên nghiệp và được thực hiện các bước như sau:
Thông qua sơ đồ, bản vẽ cơ sở đóng bè sẽ thống nhất kết cấu, quy cỡ của bè nuôi cá (như hình vẽ)
Hình 1.4.25: Sơ đồ cấu tạo đầu bè
Bước 2: Thi công: tổ chức lắp ráp từng bộ phận khung bè (hình minh họa)
Hình 1.4.27: Trụ đứng, đà dọc, cây chéo phần hông bè * Lồng bè ở miền Bắc, miền Trung
Có 2 loại là lồng bè lưới và lồng bè bằng gỗ (tre)
- Lồng bè lưới:
Nhiều khung lồng ghép lại thành cụm lồng bè lưới, thường có 2 dạng: lồng bè có nhà quản lý tại chỗ và lồng bè không bố trí nhà quản lý (hình minh họa).
Hình 1.4.29: Bố trí cụm bè có nhà quản lý Lắp khung ống sắt, inox:
Bước 1: Chuẩn bị vật tư Ống thép Φ 42, dài 6m. Sơn chống gỉ
Bước 2: Đo, cắt ống thép
- Cắt thanh ngang mỗi đoạn 0,5m - Cắt ống thép thành từng đoạn có chiều dài bằng với chiều dài 1 ô nuôi.
Hình 1.4.30: Cắt ống thép - Đối với các ống đặt ở phía ngoài
khung, nên cộng thêm 1m (chỗ đặt phao, mỗi bên 0,5m).
- Cắt đầu mỗi ống thép tạo thành 1 góc 450
Bước 3: Hàn nối các ống thép Hàn nối các thanh ngang và thanh dài tạo thành khung, sao cho khoảng cách mỗi thanh ngang khoảng 1m
Bước 4: Hàn nối các khung lại với nhau
- Hàn nối các khung tiếp giáp giữa hai ô nuôi
Hình 1.4.32: Hàn nối khung tiếp giáp 2 ô nuôi
- Hàn nối các góc lại với nhau
Hình 1.4.33: Hàn nối các góc Bước 5: Sơn chống gỉ
Sơn chống gỉ ở tất cả các mối nối Nếu sử dụng khung thép không có lớp mạ kẽm nên sơn toàn bộ khung nhằm tăng tuổi thọ của khung.
Hình 1.4.34: Sơn chống gỉ Lắp khung lồng bằng gỗ:
+ Xếp 2 đà dọc vuông góc và ở trên 2 đà ngang.
Khoảng cách giữa hai thanh đà (dọc hoặc ngang) khoảng 0,4-05m, bằng với chiều rộng của khối phao mốp xốp hoặc để phao thùng phuy được giữ giữa 2 thanh đà.
+ Cố định thanh đà dọc với đà ngang bằng bu lông.
+ Cố định các thanh ván gỗ ngắn vào 2 thanh đà (dọc hoặc ngang) bằng đinh tạo thành đường đi quanh các lồng lưới.
Hình 1.4.35: Khung lồng bằng gỗ
Lắp khung lồng bằng tre
+ Xếp các cây tre của cùng cạnh khung lồng sát nhau, rộng khoảng 0,5m.
+ Đặt các cây tre của cạnh dọc vuông góc và được đỡ bởi các cây tre của cạnh ngang.
+ Cố định các cây tre dọc vào các cây tre ngang bằng đinh hoặc dây
nhựa. Hình 1.4.36: Khung lồng bằng tre
- Lồng bè gỗ (tre): lồng bè tre gỗ ở miền bắc có kết cấu đơn giản, kích thước nhỏ, thời gian sử dụng ngắn (như hình minh họa).
+ Lắp đà dọc, đà ngang vào trụ đứng bằng cách ghép mộng (như hình 6.36). Khoảng cách giữa các trụ đứng khoảng 1-1,5m + Cố định trụ và đà bằng đinh hoặc các chốt gỗ
+ Đóng nẹp gỗ hoặc tre vào đà dọc, ngang bằng đinh ở đầu, hông và đáy bè Hình 1.4.37: Cách ghép mộng Trụ đứng Đà ngang Đà dọc Nẹp gỗ
3.2. Làm các mặt lồng bè
* Làm các mặt bè ở đồng bằng sông Cửu Long - Ráp hông bè
Ghép bằng ván gỗ ở phía trong trụ đứng, khe hở giữa các tấm ván cách nhau 1-1,5cm hoặc tùy thuộc vào tốc độ dòng chảy.
Khe hở giữa các tấm ván rộng, tốc độ dòng chảy qua bè mạnh làm cá luôn hoạt động, tiêu tốn nhiều năng lượng, chi phí thức ăn tăng hoặc cá kém ăn, chậm lớn.
Khe hở giữa các tấm ván hẹp, tốc độ nước qua bè chậm làm cá thiếu oxy, cặn bã, phù sa tích tụ trong bè gây ô nhiễm và dễ làm cho cá nhiễm bệnh.
- Ráp đầu bè
Với bè trung bình hoặc lớn, đầu bè được đóng với lưới kẽm, đồng hoặc thép không gỉ (inox) có mắt lưới 1,5 x 1,5cm hoặc 2 x 2cm.
Với bè nhỏ, phần trên và dưới của đầu bè được đóng bằng thanh nẹp gỗ phía bên trong trụ đứng, phần giữa được đóng bằng lưới kẽm hoặc inox (hình 5.22).
- Ráp đáy bè
Đóng kín đáy bè bằng ván gỗ, chừa 1-2 khe hở 1-1,5cm ở giữa để thức ăn không rơi xuống đáy sông, cá nuôi ghép ăn đáy sử dụng đươc thức ăn thừa và khi vệ sinh bè sẽ dễ dàng hơn.
- Ráp mặt trên bè
Đóng bằng thanh nẹp gỗ, cách nhau 1-1,5cm.
Có 2-3 cửa để cho cá ăn, chăm sóc và thu hoạch cá. Cửa bè có nắp đậy và nâng hạ được, kích thước 1-2 x 1m.
Hình 1.4.39: Cửa mặt bè
* Lắp lưới vào khung lồng: sau khi bè được lắp phao và cố định trên sông, hồ.
Miệng lồng lưới cao hơn mực nước 0,5m.
Hình 1.4.40: Lồng lưới được mắc trong khung lồng
Mắc một tấm lưới phía trên lồng để tránh cá nhảy.
* Làm các mặt lồng bằng tre (miền bắc)
Những vùng trung du miền núi phía bắc, do đặc thù có nguồn vật liệu tại chỗ là các loại cây họ tre (tre, hóp đá, luồng…) vì vậy, để tiết kiệm chi phí người dân thường tận dụng nguồn vật liệu này làm lồng.
Lồng thường có kết cấu đơn giản: các mặt của lồng được ghép bằng tre (cây họ tre), khoảng các giữa các nan tre tùy thuộc vào khoảng cỡ cá thả (tính bằng 70% chiều cao thân cá giống)
Hình 1.4.42: Lồng bằng tre ở miền bắc
Mặt trên lồng thường bố trí một cửa để chăm sóc cá và thu hoạch (hình minh họa)
3.3. Lắp đặt phao nổi
Số lượng phao cần thiết cho một bè được tính đơn giản như sau: 1m3 thể tích phao nâng được 1 tấn khối lượng bè và phao
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cao, có thể tính 1,2-1,5m3
thể tích phao nâng được 1 tấn khối lượng bè và phao.
Tính thể tích phao:
- Đối với phao có dạng khối chữ nhật, vuông, thể tích phao bằng chiều dài x chiều rộng x chiều cao
- Đối với phao dạng ống tròn (tre nguyên cây, ống nhựa…), thể tích phao được tính như sau:
Bảng 1.4.2: Sức nâng của một số dạng phao được sử dụng phổ biến như sau
Loại phao Quy cách Sức nâng tính gần đúng
(kg)
Thùng phuy (sắt, nhựa) Cao 0,9m, Ф 0,6m 200kg
Ống nhựa u PVC
Dài 4m, Ф 220mm 150kg
Dài 4m, Ф 168mm 85kg
Dài 4m, Ф 114mm 40kg
Phao nhựa dạng mô đun 507 x 507 x 430 mm 125kg
hoặc theo quy cách SX
Phao mốp xốp 1 x 0,5 x 0,6m 300kg
Khối xốp được bao bên ngoài bằng bạt và cố định vào khung lồng bằng dây cước.
Thùng phuy được giữ bên dưới khung lồng bởi các cây tre.
Hình 1.4.44: Phao thùng phuy Các bó tre nguyên cây được cố
định vào 2 bên hông bè.
Hình 1.4.45: Phao tre nguyên cây 3.4. Lắp hệ thống neo
Cột dây thừng vào vòng khoen của neo bằng nút buộc neo.
Để đảm bảo dây không bị tuột, có thể thắt một nút ở đầu dây Hình 1.4.46: Nút buộc neo Phao tre Nút an toàn
Hoặc sử dụng nút thắt cổ
Hình 1.4.47: Nút thắt cổ Cột các dây phụ vào cọc,
gốc cây trên bờ bằng nút thuyền chài.
Hình 1.4.48: Cách thắt nút thuyền chài 3.5. Làm các công trình phụ trợ
3.5.1. Làm nhà sinh hoạt, quản lý, nhà kho
Để tiện việc chăm sóc, quản lý cá nuôi, đối với những cụm lồng có nhiều ô nuôi cần phải lắp đặt thêm nhà sinh hoạt, quản lý…Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và vật liệu sẳn có, công trình này có thể đơn giản hoặc kiên cố
- Loại nhà đơn giản: làm với mục đích trông coi tạm thời
Thường tận dụng các vật liệu sẵn có tại địa phương để lắp đặt như lá, tre, nứa, gỗ tạp…
Hình 1.4.49: Nhà đơn giản - Loại nhà kiên cố
Ở Đồng bằng sông Cửu Long bè nuôi vừa kết hợp làm nhà ở trên bè theo truyền thống.
Vật liệu làm nhà là tôn, gỗ, ván thuộc nhóm 3 - 4.
Diện tích nhà thường bằng tổng diện tích của bè và đây cũng là nơi ở, chế biến thức ăn, nhà kho...
Hình 1.4.50: Nhà trên bè ở ĐBSCL * Nhà trên cụm lồng
Đối với cụm lồng nuôi gồm nhiều ô lồng, nhất thiết cần phải xây dựng nhà trên cụm lồng nuôi.
Nhà trên bè đáp ứng đủ chỗ cho công nhân nghỉ ngơi. Nhà kho, nơi chứa thức ăn, thuốc hóa chất phải được bố trí hợp lý.
Vật liệu làm nhà là tôn, gỗ,
ván thuộc nhóm 3 - 4. Hình 1.4.51: Nhà trên cụm lồng
3.5.2. Lắp đặt cầu công tác
Cầu công tác là lối đi để cho cá ăn, chăm sóc, quản lý cá cũng như lồng, bè và cũng nhằm bảo vệ phao tránh ánh nắng trực tiếp. Cầu có thể làm bằng tre hoặc ván gỗ.
* Cầu bằng tre, nứa:
- Bước 1: Chọn tre, nứa có chiều dài từ 5 – 10m (tùy thuộc vào khung lồng), đường kính 10 – 15cm, tre, nứa thẳng, không nứt, dập.
- Bước 2: Sắp xếp tre, nứa theo chiều dọc và ngang của khung lồng.
- Bước 3: Cố định tre nứa vào khung lồng bằng đinh có chiều dài 10cm hoặc dùng dây cước buộc vào khung.
* Cầu bằng ván, gỗ:
- Bước 1: Chọn ván, gỗ dầy 2cm, rộng 20cm. Có thể dùng loại gỗ nhóm 4 – 5 hoặc ván, gỗ các loại cây tạp.
- Bước 2: Cắt ván, gỗ thành đoạn ngắn, mỗi đoạn dài 50 – 60cm
- Bước 3: Cố định các thanh ván gỗ ngắn vào 2 thanh đà (dọc hoặc ngang) bằng đinh tạo thành đường đi quanh các lồng lưới.
Chú ý: Nếu khung lồng, bè bằng thép, dùng đinh vít bắn dính vào. 3.6. Kiểm tra hoàn thiện
3.6.1 Kiểm tra khung lồng bè
- Độ chắc chắn của đinh, ốc, dây cột (khung bằng tre nứa): Dùng tay lắc nhẹ và bằng mắt thường nhìn xem đinh, ốc, dây cột có dính chặt hay không. Số lượng đinh ốc có đủ hay chưa.
- Độ chắc chắn của khung: Dùng ngoại lực (tay) lắc nhẹ khung lồng để kiểm tra độ chắc chắn.
- Kiểm tra khoảng cách của các khe hở của ván hoặc tre, nứa
- Nếu khung lồng bè bằng thép, dùng mắt thường kiểm tra các mối hàn 3.6.2. Kiểm tra phao
- Kiểm tra số lượng phao: Số lượng phao phải đủ để nâng khung lồng - Kiểm tra khoảng cách phao: Khoảng cách các phao đều nhau
- Kiểm tra độ chắc chắn của dây cột phao: Bằng ngoại lực tác động nhẹ. 3.6.3. Kiểm tra cầu công tác
- Cầu phải đi đến được tất cả các ô nuôi.
- Khoảng cách của các tấm ván, gỗ: Ván, gỗ cách đều nhau (khoảng 5cm), ván chắc chắn, không bị vênh, nứt.
- Độ chắc chắn của cầu: Cầu chắc chắn, các tấm ván gỗ tất cả được đóng (hoặc vít) chặt vào khung lồng.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi:
1.1. Câu hỏi 1: Nêu tiêu chuẩn chọn các loại vật liệu làm lồng? 1.2. Câu hỏi 2: Trình bày cấu tạo của hệ thống lồng lưới? 2. Bài tập thực hành:
2.1. Bài thực hành 1. Chọn vật liệu làm lồng bè 2.2. Bài thực hành 2. Tham quan cơ sở làm lồng bè
C. Ghi nhớ
Vật liệu đóng lồng bè phải đúng quy cách, chất lượng tốt. Lồng bè được đóng đúng quy trình, thông số kỹ thuật.
Bài 05. Di chuyển và cố định lồng nuôi Mã bài: 01-05
Mục tiêu:
- Mô tả các bước di chuyển và cố định lồng nuôi;
- Thực hiện các bước di chuyển và cố định lồng đúng kỹ thuật.
A. Nội dung