Vệ sinh lồng bè

Một phần của tài liệu Giáo trình Chuẩn bị lồng bè nuôi cá - MĐ01- Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ) (Trang 89)

2.1. Vệ sinh khung lồng Cọ rửa sạch khung và khử trùng khung bằng Chlorua canxi, pha nồng độ 5% (pha 1kg Chlorua canxi với 20 lít nước được nồng độ 5%) quét đều toàn bộ lồng nuôi.

Sau khi phun xong, phơi khô lồng nuôi từ 1 - 2 ngày, rửa sạch lồng trước khi nuôi cá.

Hình 1.6.11: Chất khử trùng Clorua canxi

2.2. Vệ sinh các mặt lồng (lưới)

Dùng dung dịch chlorine để ngâm lưới trước khi sử dụng.

Pha chlorine nồng độ 100ppm, cho lưới vào dung dịch này, ngâm khoảng 30 phút để khử trùng lưới.

Hình 1.6.12. Chất khử trùng lưới chlorine

* Cách Pha chlorine:

Ví dụ: Tính lượng chlorine cần hòa tan với 50 lít nước để có dung dịch nước chlorine nồng độ 100ppm để sát trùng lưới

Bước 1: Cho 50 lít nước sạch vào vật chứa: Thau, chậu Bước 2: Tính và cân lượng chlorine cần dùng:

- Đổi 100ppm = 100mg/l nghĩa là mỗi lít nước hòa tan với 100mg chlorine

- Vậy: 50 lít nước cần 100mg/l x 50 lít = 5000mg = 5g chlorine Bước 3: Cho từ từ chlorine vào vật chứa nước.

Sau khi ngâm, vớt lưới, xả lại bằng nước sạch và phơi khô lưới trước khi sử dụng.

Hình 1.6.13: Lưới đã được phơi khô sau khử trùng

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

1. Câu hỏi thảo luận: Anh (chị) hãy trình bày cách vệ sinh lồng bè. 2. Bài tập thực hành

2.1. Bài tập thực hành 1: Sát trùng lồng lưới bằng chlorine

2.2. Bài tập thực hành 2: Vá 3 điểm bị rách của lồng nuôi cá, mỗi điểm rộng 0,3 m2

.

C. Ghi nhớ

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Mô đun “chuẩn bị bè lồng nuôi cá” là mô đun chuyên môn trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Nuôi cá lồng bè nước ngọt; được giảng dạy đầu tiên trong chương trình đào tạo.

- Tính chất: Chuẩn bị bè lồng nuôi cá là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hiện lập kế hoạch sản xuất, thực hiện an toàn lao động, chọn địa điểm đặt lồng bè, làm lồng bè nuôi mới, di chuyển, cố định lồng bè và vệ sinh lồng bè nuôi cũ. Mô đun được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương nuôi cá chép, trắm cỏ trong lồng bè có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ cần thiết.

II. Mục tiêu:

- Kiến thức:

+ Trình bày được các bước lập kế hoạch nuôi cá lồng; + Nêu được các yêu cầu địa điểm đặt lồng nuôi cá; + Nêu được yêu cầu vật liệu làm lồng;

+ Trình bày được cách lắp ráp, di chuyển và cố định lồng. - Kỹ năng:

+ Lập được kế hoạch nuôi cá chép, trắm cỏ trong lồng bè; + Chọn được địa điểm đặt lồng bè;

+ Tính toán, chọn được vật liệu làm lồng bè phù hợp;

+ Tổ chức lắp ráp, di chuyển và cố định lồng đảm bảo yêu cầu, an toàn; + Tu sửa, vệ sinh được lồng bè nuôi cá.

- Thái độ:

+ Tuân thủ quy trình kỹ thuật; + Rèn tính cẩn thận;

+ Đảm bảo an toàn lao động.

III. Nội dung chính của mô đun

Mã bài Tên bài Loại bài

dạy Địa điểm

Thời lượng Tổng số thuyết Lý Thực hành Kiểm tra M01-01 Lập kế hoạch sản xuất Tích hợp Phòng học Cơ sở sản xuất 8 4 4 MĐ01-02 Thực hiện an Tích hợp Phòng học 8 4 4

toàn lao động Cơ sở sản xuất MĐ01-03 Chọn địa điểm đặt lồng bè Tích hợp Phòng học Cơ sở sản xuất 20 2 18 MĐ01-04 Tổ chức làm lồng bè nuôi mới Tích hợp Phòng học Cơ sở sản xuất 20 2 16 2 MĐ01-05 Di chuyển và cố định lồng bè Tích hợp Phòng học Cơ sở sản xuất 12 2 10 MĐ01-06 Tu sửa, vệ sinh lồng bè cũ Tích hợp Phòng học Cơ sở sản xuất 16 2 12 2

Kiểm tra kết thúc mô đun Thực hành Phòng học Cơ sở thực hành 4 4 Tổng 88 16 64 8

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành

4.1. Bài tập thực hành 1.1.1: lên kế hoạch sản xuất - Nguồn lực:

+ Các biểu mẫu kế hoạch sản xuất + Bút, máy tính, giấy A4

+ Đồng hồ bấm giờ: 1 chiếc - Cách thức tiến hành:

+ Chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm 5 - 6 học viên, thực hành theo hướng dẫn của giáo viên;

+ Mỗi nhóm nhận một bộ tài liệu gồm: giấy, bút, máy tính và kết quả sản xuất kinh doanh.

- Nhiệm vụ của mỗi nhóm:

+ Nhóm thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của nhóm mình;

+ Trình bày kết quả thực hiện của nhóm trước giáo viên hướng dẫn và các nhóm khác.

- Thời gian hoàn thành: 1 giờ/ 1 nhóm, hướng dẫn thực hiện 1 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm

1 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo nguồn lực.

2 Thảo luận về kế hoạch sản xuất - Các bước lập kế hoạch sản xuất - Các kế hoạch cụ thể trong sản xuất: vật tư, dụng cụ, tài chính, tiêu thụ sản phẩm…

3 Ghi kết quả thảo luận Bảng kế hoạch sản xuất của nhóm

viết trên giấy

4.2. Bài tập thực hành 1.2.1: cấp cứu người bị đuối nước - Nguồn lực:

+ Học viên đóng vai nạn nhân + Bạt, chiếu

- Cách thức tiến hành: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ mỗi nhóm 5 học viên - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập

+ Bước 1: Đưa nạn nhân vào bờ + Bước 2: Vệ sinh miệng nạn nhân + Bước 3: Sơ cứu nạn nhân

- Thời gian hoàn thành: 0,5 giờ/nhóm. 1 giờ chuẩn bị nguồn lực và hướng dẫn thực hiện

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm

1 Chuẩn bị nhân lực, dụng cụ Người đóng vai nạn nhân

Bạt, chiếu

2 Đưa nạn nhân vào bờ Bơi, dùi nạn nhân

Dùng các vật dụng chuyển nạn nhân vào bở

3 Sơ cứu nạn nhân Xốc nước

Vệ sinh miệng đúng cách

Hà hơi, thổi ngạt cho nạn nhân đúng kỹ thuật

4.3. Bài tập thực hành 1.3.1: Đo lưu tốc nước sông - Nguồn lực:

+ Quả bóng nhựa + Đồng hồ +Thuyền + Áo phao + Giấy bút, máy tính - Cách thức tiến hành:

Chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm 5 - 6 học viên, thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.

Học viên đi ghe, xuồng ra sông, cách bờ 10-20m, dùng lưu tốc kế đo tốc độ dòng chảy của nước.

Sau đó, cho quả bóng nhựa trôi trên sông một quãng đã biết độ dài, tính thời gian quả bóng trôi.

Tính lưu tốc nước của 2 cách đo. So sánh kết quả 2 cách đo. - Thời gian hoàn thành: 1 giờ/ 1 nhóm, hướng dẫn thực hiện 1 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm

1 Chuẩn bị nhân lực, dụng cụ Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo nguồn lực.

2 Đo lưu tốc nước Lưu tốc nước được xác định chính

xác

Sự chênh lệch lưu tốc giữa hai phương pháp đo

Ghi kết quả

4.4. Bài thực hành 1.3.2: Chọn địa điểm đặt lồng bè nuôi cá - Nguồn lực:

+ Các bộ thử nhanh pH, oxy hòa tan, độ kiềm, NH3 + Nhiệt kế

+ Đĩa Secchi

+ Lưu tốc kế cơ hoặc điện tử

+ Dây thừng cột vật nặng hoặc sào + Ghe, xuồng,

+ Áo phao

- Tổ chức thực hiện:

Học viên đi ghe dọc sông, quan sát hình dáng, chiều rộng, đo độ sâu của đoạn sông và các chỉ tiêu pH, oxy hòa tan, độ kiềm, hàm lượng NH3, độ mặn, nhiệt độ, độ trong và lưu tốc nước sông.

Khảo sát 2 đoạn sông, rạch trong khu vực. So sánh 2 đoạn sông (độ dài, chiều rộng, độ sâu, các vị trí bất lợi và các chỉ tiêu môi trường).

Báo cáo kết luận

- Thời gian hoàn thành: 1 giờ/nhóm, 2 giờ giáo viên hướng dẫn - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm

1 Chuẩn bị nhân lực, dụng cụ Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo nguồn lực.

2 Quan sát hình dạng đoạn sông Vẽ hình mô tả khái quát hình dạng đoạn sông

3 Đo các chỉ tiêu môi trường Kết quả đo các chỉ tiêu: độ sâu của đoạn sông và các chỉ tiêu pH, oxy hòa tan, độ kiềm, hàm lượng NH3, độ mặn, nhiệt độ, độ trong và lưu tốc nước

So sánh kết quả với lý thuyết

4 Báo cáo Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra và

kết luận

4.5. Bài tập thực hành 1.4.1: Chọn vật liệu làm lồng bè - Nguồn lực:

+ Bản vẽ lồng bè

+ Các vật liệu làm lồng bè: Gỗ, tre, ống sắt, lưới, thùng phuy sắt hoặc nhựa, xốp.

+ Thước dây: 20m + Thước cây: 1m + Thước kẹp kỹ thuật + Cân 50kg

- Tổ chức thực hiện: Chia nhóm 5 – 6 học viên. Học viên đo và cân các vật liệu làm lồng bè. Ghi chép các thông tin vật liệu.

- Thời gian hoàn thành: 0,5 giờ/nhóm, giáo viên hướng dẫn 0,5 giờ - Phương pháp đánh giá:

Giáo viên quan sát thực hiện của học viên trong quá trình thực hành, thời gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm và bài báo cáo của học viên.

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm

1 Chuẩn bị nhân lực, dụng cụ Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo nguồn lực.

2 Kiểm tra các dạng vật liệu làm lồng bè

Thông số kỹ thuật các dạng vật liệu làm lồng bè

3 Báo cáo Ghi kết quả kiểm tra

Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra và kết luận

4.6. Bài tập thực hành 1.4.2. Tham quan cơ sở làm bè - Nguồn lực: Cơ sở làm lồng bè tại địa phương

- Tổ chức thực hiện:

Chia lớp thành 3 nhóm, thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. Học viên đến các cơ sở đóng bè nuôi cá tại địa phương thực hiện: Tìm hiểu về quy trình đóng bè

Quy cách bè, vật liệu đóng bè Báo cáo kết luận

- Thời gian hoàn thành: 3 giờ/nhóm, giáo viên hướng dẫn 1 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm

1 Chuẩn bị nguồn lực Cơ sở làm lồng bè nuôi cá tại địa

phương hoặc gia đình đang đóng lồng bè nuôi cá

2 Quy trình đóng lồng bè Trình tự các bước đóng lồng bè

Các kết quả và lưu ý khi kiểm tra, tổ chức đóng lồng bè

3 Tìm hiểu vật liệu đóng lồng bè Các loại vật liệu đóng lồng bè, thông số kỹ thuật

Vật liệu được chọn phù hợp với yêu cầu

4 Báo cáo Báo cáo tổng hợp kết quả tham quan

4.7. Bài tập thực hành 1.5.1: Chọn neo, buộc dây neo và thả neo. - Nguồn lực

Mỗi nhóm học viên gồm có: + 01 neo: 50 kg

+ 01 thuyền

- Các bước thực hiện

Chia lớp thành 5 nhóm và thực hiện các bước sau: + Bước 1. Chuẩn bị dụng cụ

+ Bước 2. Chọn neo, dây neo đúng theo yêu cầu kỹ thuật. + Bước 3. Buộc dây neo và neo.

+ Bước 4. Thả neo

+ Bước 5. Cố định dây neo vào lồng bè - Tiêu chuẩn thực hiện

+ Thời gian giáo viên hướng dẫn 1 giờ, mỗi nhóm thực hành 1 giờ + Cố định theo hướng dòng chảy, hướng gió;

+ Lồng bè cố định, không di chuyển.

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm

1 Chuẩn bị nhân lực, dụng cụ Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo nguồn lực.

2 Chọn neo, dây neo Thông số kỹ thuật của neo, dây neo

Loại neo, dây neo phù hợp

3 Buộc dây neo và neo Mối buộc chắn chắn

4 Thả neo và cố định Neo được thả xuống sông, hồ đúng

kỹ thuật

Neo được buộc cố định vào lồng bè 4.8. Bài tập thực hành 1.6.1: Sát trùng lồng lưới bằng chlorine

- Nguồn lực: cho mỗi nhóm

+ Lồng lưới: 2 lồng

+ Xô, thùng, ca nhựa 1-2 cái/loại

+ Khẩu trang, nón, mắt kính, găng tay 01 cái/loại/người

+ Chlorine 5-10kg

- Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 - 6 học viên. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

Các nhóm thực hiện bài tập pha chlorine nồng độ 20ppm và sát trùng lưới bằng chlorine.

- Thời gian hoàn thành: 1 giờ /nhóm

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm

1 Chuẩn bị nhân lực, dụng cụ Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo nguồn lực.

2 Tính lượng chlorine Đúng lượng chlorine cần dùng Chlorine hòa tan triệt để vào nước

3 Sát trùng lưới bằng chlorine Lưới được ngâm toàn bộ trong nước

chlorine

Lưới được ngâm đúng thời gian quy định

Đảm bảo an toàn lao động

4.9. Bài tập thực hành 1.6.2: Vá 3 điểm bị rách của lồng nuôi cá, mỗi điểm rộng 0,3 m2

.

- Nguồn lực cần thiết:

Lưới bị rách 3 điểm, mỗi điểm 0,3 m2

Kim và chỉ vá lưới: Đủ dùng cho bài thực hành - Cách tổ chức thực hiện:

+ Giáo viên nêu mục tiêu bài thực hành, nội dung công việc thực hành. + Chia lớp thành 7 nhóm, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.

+ Giao kim chỉ và lưới cho từng nhóm. Mỗi nhóm nhận đủ chỉ, kim và lưới.

+ Các nhóm triển khai thực hiện công việc. Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá trình thao tác.

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 120 phút

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

STT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm

1 Chuẩn bị nhân lực, dụng cụ Chuẩn bị đủ dụng cụ, vật tư theo nguồn lực.

2 Vá lưới Kín chỗ lưới rách

Chỗ vá phẳng, không bị nhăn túm Đủ số mắt lưới theo quy định

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập

- Hướng dẫn các nhóm/cá nhân tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành

- Nêu tên và nhắc nhở nhóm, cá nhân điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, cá thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên.

- Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả lớp học.

5.1. Bài tập thực hành: Lên kế hoạch sản xuất

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

- Tiêu chí 1: Thực hiện các bước lên kế

hoạch - Nêu các đúng trình tự các bước lên kế hoạch sản xuất - Tiêu chí 2: Lên 1 kế hoạch sản xuất - Làm hoàn chỉnh 1 bản kế hoạch

sản xuất 5.2. Bài tập thực hành: Cấp cứu người bị đuối nước

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Đưa nạn nhân vào bờ Nêu được các cách đưa nạn nhân vào bờ, thực hiện đưa nạn nhân vào bờ phù hợp với tình huống Tiêu chí 2: Vệ sinh miệng nạn nhân Thực hiện nhanh, gọn

Một phần của tài liệu Giáo trình Chuẩn bị lồng bè nuôi cá - MĐ01- Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ) (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)