1. Quan điểm đẩy mạnh công tác CTĐX.
Những năm tới tình hình thời tiết còn có thể diễn biến phức tạp, mức độ nghiêm trọng ngày càng có chiều hướng gia tăng. Vì vậy, cùng với công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai, công tác cứu trợ đảm bảo đời sống dân sinh cũng phải được tăng cường và chú trọng đặc biệt. Phải chuẩn bị chu đáo ngay từ đầu năm, phải có kế hoặc chủ động từng cấp và phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong việc phòng chống thiên tai, khắc phục hậu quả đảm bảo ổn định đời sống dân sinh nhanh nhất.
Để công tác cứu trợ xã hội đáp ứng được yêu cầu trong thời gian tới, công tác CTĐX cần thấu suốt các quan điểm sau đây:
Thứ nhất, CTXH là trách nhiệm của cả 3 phía: Nhà nước, cộng đồng và
bản thân người được cứu trợ. Bất cứ lúc nào, ở đâu cũng phải quán triệt “thế kiềng ba chân” trong công tác CTĐX. CTĐX là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước đồng thời là mối quan tâm, lo lắng của toàn dân, toàn xã hội. Hoạt động cứu trợ không phải là việc riêng của tổ chức và cá nhân nào. Mọi tổ chức và cá nhân đều có quyền và có thể tham gia đóng góp vào hoạt động CTĐX. Phải phát huy vai trò, sức mạng cộng đồng. CTĐX là hoạt động diễn ra ngay tại cộng đồng nên phải dựa vào cộng đồng và giải quyết ngay tại cộng đồng. Coi cứu trợ tại cộng đồng là chính, Nhà nước chỉ hỗ trợ khi sự giúp đỡ từ cộng đồng không không đủ mạnh để đưa các đối tượng phải cứu trợ vượt qua khó khăn. Đồng thời, phải động viên sự vươn lên tự khắc phục của bản thân đối tượng, tránh ỷ lại vào Nhà nước và xã hội.
Thứ hai, CTĐX phải coi trọng cả hai mặt: trước mắt và lâu dài, cứu trợ
phòng nhằm ổn định đời sống lâu dài cho đối tượng. Làm sao để tuy là cứu đột xuất nhưng lại có ý nghĩa không chỉ đột xuất mà còn là lâu dài.
Thứ ba, CTXH nói chung và CTĐX nói riêng là hoạt động mang tính
nhân đạo, nhân văn sâu sắc, kết hợp những giá trị của nền văn minh nhân loại với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. CTĐX cần phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc - truyền thống “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no” với nhiều hình thức hoạt động phong phú, khuyến khích các tổ chức quần chúng, từ thiện, tôn giáo, nhà hảo tâm…làm việc thiện. Đây là một sức mạnh rất to lớn và tiềm tàng có ảnh hưởng lớn tới kết quả của công tác CTĐX và tiến tới thực hiện xã hội hoá công tác CTĐX.
Thứ tư, coi trọng kế hoạch hoá công tác CTĐX, hàng năm ở các địa
phương, ngành LĐTBXH phải xây dựng được kế hoạch cứu trợ nêu ra việc phải làm của CTĐX. Kế hoạch được cân đối trong kế hoạch chung của địa phương.
Thứ năm, kiện toàn và ổn định hệ thống tổ chức làm công tác CTĐX từ
Trung ương đến địa phương. Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên sâu làm công tác CTĐX nhất là ở xã, phường, cơ sở. Tăng cường cơ sở vật chất để công tác CTĐX có thể đảm đương được nhiệm vụ. Những người bị thiên tai, đói giáp hạt…được hỗ trợ kịp thời, phục hồi sinh hoạt, ổn định đời sống.
2. Phương hướng đẩy mạnh công tác cứu trợ đột xuất.
- Cải tiến hệ thống chính sách về BTXH nói chung và cứu trợ đột xuất nói riêng. Hoàn thiện hệ thống trợ cấp xã hội. Đây là một vấn đề rộng lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Nhưng có hoàn thiện hệ thống trợ cấp xã hội thì công tác cứu trợ đột xuất mới có khuôn khổ, hành lang hoạt động vững chắc. Phải hoàn thiện hệ thống trợ cấp xã hội vì bản chất của cứu trợ đột xuất là một hình thức trợ cấp, trợ giúp xã hội cho những đối tượng gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.
- Đẩy mạnh xã hội hoá công tác CTĐX trong tất cả các hoạt động đặc biệt trong quá trình huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện cứu trợ.
- Hình thành quỹ riêng cho CTĐX, đây là một hướng để cho công tác cứu trợ đột xuất được chủ động và kịp thời hơn.
- Phấn đấu nâng cao mức cứu trợ đột xuất, phải nâng cao mức cứu trợ vì 2 lý do: Thứ nhất là vì trong những năm qua nguồn kinh phí cho thực hiện cứu trợ hàng năm còn rất ít ỏi, mức cứu trợ đối với từng loại đối tượng còn rất thấp nếu không muốn nói là qua loa, hình thức, trong khí đó nguồn lực có thể huy động được từ cộng đồng còn rất lớn. Có thể tăng mức CTĐX cho các đối tượng bằng cách huy động thêm kinh phí từ cộng đồng. Thứ hai là vì đời sống của nhân dân nói chung, nhu cầu (tối thiểu) của con người ngày càng tăng lên, do đó chúng ta không thể cứ giữ mãi mức cứu trợ như cũ được.
Như vậy, việc phải nâng cao mức cứu trợ đột xuất là hoàn toàn hợp lý và cần thiết.
- Cứu trợ đột xuất cần kết hợp chặt chẽ với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, công tác phòng chống thiên tai, làm tốt việc dự phòng, dự báo vì số đối tượng phải cứu trợ đột xuất nhiều hay ít phụ thuộc rất lớn và hậu quả của thiên tai, mà hậu quả của thiên tai lớn hay nhỏ lại phụ thuộc vào vào công tác phòng chống thiên tai. Đây chính là một phương hướng có ý nghĩa lâu dài của công tác CTĐX.
3. Một số nhiệm vụ cần thực hiện trong giai đoạn 2006 - 2010
a. Về chính sách cứu trợ, trước mắt cần thực hiện tốt những quy định về chính sách CTĐX hiện hành. Nếu có thể cần nâng mức hỗ trợ (hộ có người chết, bị thương, nhà đổ, sập, trôi, hư hại, người thiếu đói) cho phù hợp với tình hình thực tế.
b. Kiểm tra, nắm chăc tình hình thiệt hại của nhân dân để báo cáo đề xuất cấp trên giải quyết kịp thời những vấn đề thiết yếu về ăn, ở của nhân dân. Trong đó, đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo ngành LĐTBXH và các ngành có
liên quan chủ động nắm tình hình thiếu đói, thiệt hại do thiên tai, lập phương án trình UBND tỉnh cứu đói cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong dịp giáp hạt và thiên tai để họ có điều kiện ổn định cuộc sống và tiếp tục phát triển sản xuất. Trích một khoản kinh phí cấp cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn làm quỹ CTXH dự phòng giao cho UBND xã quản lý để kịp thời cứu trợ cho những người bị hậu quả thiên tai trong khi nguồn cứu trợ của tỉnh và Chính phủ chưa kịp chuyển về.
c. Chuẩn bị nguồn lực để ứng phó với thiên tai bao gồm về phương tiện cứu hộ, lương thực, thuốc men dự trữ trong dân; nguồn lực dự trữ của các cấp, các ngành chức năng.
d. Có phương án di dời dân ở những vùng có nhiều nguy cơ sạt lở, ngập sâu về nơi an toàn trước mùa mưa lũ; phương án cần phải cụ thể hoá ở cả đầu dân di dời và đầu dân đến.
e. Kiện toàn hệ thống thông tin báo cáo tình hình kịp thời, chính xác phục vụ cho sự chỉ đạo của Trung ương, địa phương và các cấp.
e. Tổ chức cứu trợ:
+ Ban tiếp nhận hàng, tiền cứu trợ của nhân dân, xã hội.
+ Điều phối tiền hàng cứu trợ của nhân dân và tổ chức xã hội quyên góp ủng hộ.
+ Tổ chức lực lượng xung kích vận chuyển hàng hoá, lương thực đến vùng dân vùng dân cư bị chia cắt để đảm bảo cuộc sống.
+ Tổ chức lực lượng hỗ trợ nhân dân (những hộ nhà bị đổ, sập, trôi) ổn định nơi ăn, ở, đường xá, môi trường.