Công tác chỉ đạo cứu trợ đột xuất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh công tác cứu trợ đột xuất ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010.docx (Trang 38 - 40)

II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC CỨU TRỢ XÃ HỘI ĐỘT XUẤT GIAI ĐOẠN

2. Chính sách cứu trợ đột xuất và công tác chỉ đạo cứu trợ

2.2. Công tác chỉ đạo cứu trợ đột xuất

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến công tác cứu trợ đột xuất. Chính phủ đã giao cho Bộ LĐTBXH là đơn vị chủ trì, thực hiện quản lý nhà nước về công tác CTĐX. Để đối phó với hậu quả do thiên tai gây ra, Bộ LĐTBXH đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành có liên quan chủ động nắm tình hình thiếu đói, thiệt hại do thiên tai, lập phương án cứu trợ và tổ chức cứu trợ kịp thời cho những gia đình bị ảnh hưởng có điều kiện ổn định cuộc sống, và tiếp tục phát triển sản xuất; quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và lương thực cứu trợ đúng mục đích, đúng đối tượng và hiệu quả.

Bộ đã trình Chính phủ nghiên cứu và ban hành nhiều văn bản về lĩnh vực CTĐX. Cụ thể là việc ban hành hàng loạt các văn bản như: Pháp lện phòng chống lụt bão, Nghị định 32/CP về việc hướng dẫn phòng chống lụt bão, Quyết

định 185/TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đối với vùng phân lũ, chậm lũ thuộc hệ thống Sông Hồng, Nghị định 07/NĐ-CP về chính sách CTXH…

Mỗi khi có thiên tai xảy ra, Bộ đều cử các đoàn trực tiếp kiểm tra tình hình thiếu đói và thiệt hại do thiên tai để kịp thời đề xuất Chính phủ giải pháp khắc phục. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề có văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành, nhất là ngành LĐTBXH xuống tân cơ sở kiểm tra, rà soát tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra, trên cơ sở đó xây dựng phương án và trích ngân sách cứu trợ cho các hộ bị ảnh hưởng của thiên tai, gặp khó khăn về kinh tế sớm ổn định cuộc sống, tiếp tục sản xuất.

Tuy chính sách thì vẫn còn nhiều bất cập (là một đặc điểm chung của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội ở nước ta) nhưng cũng không thể phủ nhận những hiệu quả to lớn của chúng. Nhờ có hệ thống chính sách tương đối hoàn thiện cho nên tới nay hoạt động BTXH nói chung và CTĐX nói riêng đã được nâng cao hơn về chất lượng, nhận thức của các cấp lãnh đạo và cộng đồng có thay đổi tích cực, các hoạt động được mở rộng với nhiều hình thức và các làm phù hợp có ý nghĩa xã hội sâu sắc.

1- Trước đây Nhà nước thường giải quyết bằng các quyết định có tính chất xử lý tình thế. Trách nhiệm của ngành lao động – thương binh và xã hội là nghiên cứu, ban hành chế độ chính sách, hướng dẫn thực hiện kiểm tra, thanh tra việc thực hiện; mỗi khi có biến cố đột xuất xảy ra, nhanh chóng nắm tính hình thiệt hại và đời sống dân sinh trong vùng bị thiên tai, đề xuất với Chính phủ cứu trợ kịp thời. Các nỗ lực CTXH thường do các trung tâm BTXH do Nhà nước quản lý thực hiện. Nay chuyển sang phân cấp hướng tới tính xã hội hoá, tính cộng đồng cao hơn. Đây là xu hướng chung trên thế giới, đồng thời cũng thể hiện cách tiếp cận mới trong công tác CTXH ở nước ta.

3- Công tác truyền thông, vận động được tổ chức tốt và rộng khắp, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng đối với nhân dân vùng bị nạn làm giảm bớt kinh phí cứu trợ từ ngân sách, mặt khác vẫn đảm bảo lượng cứu trợ cho nhân dân.

4- Trong CTĐX tính chủ động đối phó với thiên tai được nâng lên, huy động được nhiều hơn sự hỗ trợ từ cộng đồng, đặc biệt là cơ chế dự trữ và huy động nguồn lực tại chỗ bảo đảm khác phục kịp thời hậu quả từ thiên tai, kịp thời cứu đói và trợ giúp về sản xuất ổn định về đời sống cho nhân dân vùng bị thiệt hại.

Sở dĩ, công tác cứu trợ đạt được những thành quả như vậy là do Đảng và Nhà nước đã luôn luôn chủ động và kịp thời có những chính sách hợp lý và thiết thực, phù hợp với nguyện vọng của quẩn chúng nhân dân, đặc biệt là nhân dân vùng bị nạn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh công tác cứu trợ đột xuất ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010.docx (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w