Một số hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh công tác cứu trợ đột xuất ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010.docx (Trang 42 - 46)

II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC CỨU TRỢ XÃ HỘI ĐỘT XUẤT GIAI ĐOẠN

4. Một số hạn chế và nguyên nhân

* Hạn chế:

Thứ nhất, công tác tổ chức triển khai còn chậm, phối hợp chưa nhịp nhàng, lúng túng, bị động, có lúc, có nơi còn chưa kết hợp chặt chẽ đồng bộ với các chương trình, giải pháp khác nên hiệu quả còn có phần hạn chế. Công tác quản lý chính sách và quản lý ngân sách chưa gắn với nhau chặt chẽ.

Thứ hai, công tác CTĐX có liên quan tới nhiều ngươi, nhưng hình thức hoạt động nhìn chung còn nghèo nàn, chưa huy động được đông đảo các ngành, các giới, các đoàn thể quần chúng, tổ chức từ thiện, tôn giáo, các nhà hảo tâm tham gia. Chưa làm cho bạn bè ngoài nước hiểu đúng và đầy đủ về tình hình công tác CTĐX của ta để tranh thủ sự giúp đỡ. Khi được giúp đỡ thì việc quản lý còn phân tán, sử dụng có lúc có nơi còn kém hiệu quả.

Thứ ba, công tác CTĐX chưa thực hiện nghiêm phương châm 4 tại chỗ: nhanh, kịp thời, đúng đối tượng và đúng chính sách đến tận tay người cần cứu trợ. Một số địa phương có lúc, có nơi còn phân phối bình quân, dàn đều, chưa đúng đối tượng, đúng chính sách.

Thứ tư, chưa có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng trong trách nhiệm CTĐX, chưa khai thác được hết sức mạnh của cộng đồng và xã hội trong quá trình huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện. CTXH vẫn được mọi người coi là trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà nước và các cơ quan chức năng.

Thứ năm, bộ máy cứu trợ mai một dần, chính sách chậm được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.

Nhìn chung, CTĐX còn bị động, nặng về đối phó trước mắt, chưa kết hợp chặt chẽ với các chương trình xoá đói giảm nghèo, giảm nhẹ thiên tai…

* Nguyên nhân:

Tuy một phần do thời tiết diễn biến phức tạp và tình chất đặc thù của công việc nên không thể tránh khỏi những sai sót nhưng cũng phải thừa nhận một số nguyên nhân chủ quan đã dẫn đến những hạn chế, đó là:

- Tình hình diễn biến của thời tiết, khí hậu phức tạp không theo quy luật. Trong những năm gần đây, do những yếu tố biến động của tự nhiên nhất là các hiện tượng ENDINO, ENDINA dẫn đến có sự thay đổi khí hậu, thời tiết toàn cầu, tàn phá môi trường sinh thái (rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ…) đã dẫn đến mật độ và cường độ bão, lụt, hạn hán xảy ra nhiều hơn, mức độ tàn phá nặng nề hơn và không theo quy luật, nên rất kho khăn cho công tác dự báo, chuẩn bị tàu thuyền, lương thực cho công tác cứu hộ và cứu đói…

- Nguồn kinh phí cho CTĐX (kể cả kinh phí Chính phủ hỗ trợ từ ngân sách và kinh phí huy động từ cộng đồng) còn quá ít ỏi, các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực cho cứu trợ chủ yếu lấy từ ngân sách, phần huy động từ cộng đồng và xã hội còn hạn hẹp và không ổn định trong khi đối tượng cần cứu trợ thường rất lớn và đa dạng. Theo quy định mới của Luật ngân sách nhà nước và Nghị định 87/CP hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách nhà nước thì ngân sách cho CTĐX được bố trí chung vào khoản mục “Dự phòng ngân sách địa phương”. Áp dụng cơ chế mới thuận lợi cho các tỉnh có thể chủ động huy động và tổ chức cứu trợ mỗi khi có thiên tai, hoả hoạn xảy ra trên địa bàn. Tuy vậy, cũng gặp một số khó khăn như:

+ Theo quy định nguồn dự phòng ngân sách từ 3% - 5% tổng chi ngân sách. Như vậy, nguồn dự phòng phụ thuộc vào tổng chi ngân sách của địa phương và chính là phụ thuộc vào khả năng chi ngân sách của địa phương. Bên cạnh đó mức độ thiên tai và độ tàn phá lớn thường tập trung vào một số tỉnh ở khu vực

miền Trung, Tây Nguyên và miền núi phía Bắc. Khối lượng thiệt hại thường vượt quá khả năng chi của địa phương và như vậy đối với các tỉnh này thường xuyên phải để xuất với Trung ương hỗ trợ. Để có sự hỗ trợ của Trung ương thì nguồn dự phòng của các tỉnh phải chi hết hoặc có kế hoạch chi hết và như vậy đã dẫn đến khó khăn cho các tỉnh thực hiện cứu trợ. Chi ngân sách phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng thu ngân sách của địa phương và với tỉnh nghèo thì Chính phủ lại thường xuyên phải tăng tiến độ cấp ngân sách và bổ sung thêm ngân sách cho cứu trợ.

+ Sự tách biệt quản lý tài chính với tổ chức thựchiện chính sách cũng là những khó khăn trong việc hỗ trợ cho các địa phương khi bị thiên tai. Ngành LĐTBXH chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác CTXH. Nhưng nguồn lực tài chính lại được quyết định do bởi ngành Tài chính. Đối với nguồn huy động ngoài ngân sách do Hội CTĐ và UBMTTQ Việt Nam vận động, huy động, quản lý và phân phối chưa có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước, dẫn đến phân bổ kinh phí cứu trợ đôi khi không hợp lý.

+ Chưa thiết lập được quy dự phòng riêng ở cấp quốc gia, khu vực hay xảy ra thiên tai nên khi có tình huống diễn ra không thể tránh khỏi bị động. Mỗi khi tình thế xảy ra lại phải xử lý trình Chính phủ và sẽ bị chậm.

Chính vì vậy mà công tác tổ chức triển khai cứu trợ bị chậm trễ, lúng túng, bị động.

- Công tác CTĐX còn chưa được coi trọng đúng mức, các chính sách, chế độ về cứu trợ còn mang tính bị động, chắp vá, thiếu hệ thống và toàn diện; chính sách chậm được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.

- Nắm bắt tình hình còn chủ quan, bị động. Chính do nguyên nhân này mà tất cả các hoạt động của công tác CTĐX bị chậm lại và bị động.

- Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện còn chưa sát sao; một số tổ chức hiệp hội, đoàn thể hoặc cá nhân tích cực tham gia nhưng còn thiếu phương hướng, mục tiêu và nội dung cụ thể, có trường hợp mang tính chất hình thức và phô trương. Nhiều tổ chức chính phủ, phi chính phủ, tổ chức từ thiện quốc

tế muốn giúp đỡ Việt Nam nhưng nhiều lúc gặp khó khăn, trắc trở vì thiếu đầu mối quan hệ, hướng dẫn và phải qua nhiều thủ tục phức tạp, rắc rối.

- Chưa có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng trong trách nhiệm CTĐX. Đối với nước ta CTĐX dường như vẫn chỉ là trách nhiệm của Chính phủ mà cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp là Bộ LĐTBXH cho nên trước một công việc có đối tượng và phạm vi rộng lớn thì việc bỏ sót đối tượng, không đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ là điều dễ hiểu và tất yếu không thể tránh khỏi.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác CTĐX chưa chuyên nghiệp, kiêm nhiệm nhiều công việc.

Do vậy, trong thời gian tới để có thể khắc phục những hạn chế này cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, từ khâu nghiên cứu xây dựng chính sách đến quá trình tổ chức thực hiện. Đồng thời tiến hành lồng ghép với các chương trình, dự án có liên quan tới CTĐX….

CHƯƠNG III

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC CỨU TRỢ XÃ HỘI TRONG THỜI GIAN TỚI

(GIAI ĐOẠN 2006 - 2010)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh công tác cứu trợ đột xuất ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010.docx (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w