Về Nhu cầu, cảm nghĩ của kháchhàng về công ty.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược.docx (Trang 53 - 56)

V. Tài sản ngắn hạn khác 150 826.921.009 1.067.710

3.4.1.3 Về Nhu cầu, cảm nghĩ của kháchhàng về công ty.

Hình 9: Biều đồ về nhu cầu, cảm nghĩ của khách hàng về công ty. 3.4.1 Kết quả phỏng vấn chuyên gia.

Ngày 15/2 nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn ông : Nguyễn Hùng Mạnh, Giám đốc công ty TNHH Kim Khí Tuấn Đạt. Nội dung của buổi phỏng vấn như sau:

1. Chiến lược thâm nhập thị trường ở công ty được hiểu như thế nào? Theo công ty chúng tôi thì thâm nhạp thì trường là làm sao đưa được sản phẩm của công ty mình vào thị trường hiện có. Và sản phẩm của mình là sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trong ngành đang bán trên thị trường. Và thị trường đó như là một chiếc bánh, các công ty khác đang chia nhau chiếc bánh đó. Và khi mình thâm nhập vào thị trường đó thì công ty mình phải làm sao để được hưởng một phần của chiếc bánh đó. Sau đó chiếm được phần càng to thì càng tốt. với sản phẩm Inox của chúng tôi thì nói chung thi trường về sản phẩm này là rất hấp dẫn. Vì chỉ cần với một lượng vốn vừa phải và có được những mối quan hệ tốt thì công ty cũng có thể có được một phần bánh trong cả miếng bánh. Nhưng

quan trọng là làm sao mình có được một miếng bánh to và lâu dài trong suốt quá trình hoat động của mình mới là vấn đề khó khăn. Và khi đó công tác hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường là công việc của toàn thể công ty, chứ không riêng gì ban lãnh đạo của công ty, phải là sự cố gắng và tận tâm của toàn thể mọi người. Lúc đầu mới thực hiện chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn, vì phải đối mặt với một số thách thức. Chẳng hạn phải dự báo được tốc độ phát triển kinh tế trong nước, thế giới (nếu chiến lược có liên quan đến thị trường quốc tế), xu hướng của thị trường; dự đoán chiến lược của các đối thủ; phải tính chuyện mở rộng kinh doanh đến những ngành nghề mà công ty hiện chưa làm, phát triển thị trường đến những nơi mà công ty chưa bao giờ hiện diện, rồi phải tính đến khả năng thay đổi lớn trong cơ cấu công ty… Từ việc tổ chức công ty, phân công nhiệm vụ và sự phối hợp của toàn thể mọi người. và chúng tôi đã vượt qua để có được như ngày hôm nay.

2. Các chiến lược thâm nhập thị trường trước đây của công ty đạt được mức độ:

 Rất thành công

 Thành công

 Bình thường

 Thất bại

Các chiến lược thâm nhập thị trường trước đây của công ty đạt được ở mức độ bình thường.

3. Khi tham gia hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường thì các phòng ban nào sẽ tham gia?

Công việc hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường thì do ban lãnh đạo công ty và những người có hiểu biết về công tác hoạch định và thâm nhập thi trường là chủ yếu tham gia vào những công tác chính của công ty. Nhưng hoạch định sẽ không làm được nếu chỉ có một vài người như thế, mà phải có sự góp công sức của toàn bộ công ty. Từ các phòng ban tới từng nhân viên trong công ty phải có sự phối hợp với nhau. Như về việc tìm kiếm khách hàng thì có đội ngũ thị trường(phòng kinh doanh), về tài chính và nguồn vốn thì có phòng tài chính kế toán…. Và hiệu quả của chiến lược này là làm sao đưa được sản phẩm của mình ra thị trường và có đươc sự chấp nhận của khách hàng, và có được chỗ đứng cho công ty trên thị trường có được vị thế trong ngành. Và tồn tại và phát triển lâu dài. Nhưng việc thực hiện công tác hoạch định này vẫn phải có một phòng ban chuyên chịu trách nhiệm về công việc cùng với ban lãnh đạo của công ty. Và công tác kiểm tra hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường này cũng sẽ do phòng ban chuyên chịu trách nhiệm về chiến lược đảm nhiệm cùng với ban lãnh đạo.

4. khi hoạch định chiến lược số lượng nhân viên được biết đến chiến lược ở mức độ nào dưới đây:

 toàn bộ

 hầu hết

 một số

 không ai cả

Khi thực hiện chiến lược thì gần như toàn bộ nhân viên đều biết đến chiến lược thâm nhập thị trường.

5. mức độ đóng góp ý tưởng, ý kiến của nhân viên và người lao động:

 rất thường xuyên

 thường xuyên

 thỉnh thoảng

 không bao giờ

với câu hỏi này thì nói chung các ý tưởng và ý kiến của nhân viên và người lao động cũng có nhưng ở mức độ ít và thỉnh thoảng mới có một vài ý tưởng.

Theo ông thì điểm mạnh của công ty so với các đối thủ cạnh tranh là gì?

A. Tiềm lực tài chính

B. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp

C. Sản phẩm vượt trội

D. Thương hiệu mạnh, có uy tín

E. Trình độ công nghệ

F. Chi phí thấp

G. Thị phần của doanh nghiệp

H. Quản lý và lãnh đạo

Theo như đánh giá của tôi thì điểm mạnh của công ty so với các đối thủ cạnh tranh khác là chi phí thấp và quản lý lãnh đạo.

 Hoàn toàn

 Bám sát

 Bình thường

 Không bám sát

Hiện nay công ty vẫn đang bám sát thế mạnh và đi theo đúng hướng, và công ty đang dần tạo được uy tín trên thị trường Hà Nội, dần có chỗ đứng trên thị trường.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chiến lược.docx (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w