Số lượng nhân viên của công ty đang ở khoảng 40 người và có thể sẽ tăng thêm khi nhà máy hoạt động hết công suất, và công ty mở thêm các cửa hàng bán hàng. Vì thế quản lý và duy trì đội ngũ nhân lực này làm việc hiệu quả là một công việc không đơn giản. Trong khoảng 40 người lao động thì 1/3 là nhân viên của các phòng kinh doanh, kế toán, hành chính, nhân viên bán hàng hoạt động tại khu vực Hà Nội, còn lại chủ yếu là lao động phổ thông và một số lao động kĩ thuật làm việc tại Nhà máy sản xuất. Tình hình kinh tế hiện nay hết sức khó khăn, giá cả leo thang làm cho đời sống của anh em lao động với thu nhập thấp cũng gặp nhiều khó khăn hơn trước. Lao động phổ thông trong công ty được trả mức lương khoảng 2 đến 2,8 triệu kèm theo những bữa ăn tại công ty và chỉ đáp ứng được nhu cầu nhà ở cho khoảng 10 công nhân và nhân viên. Còn lại người lao động phải đi thuê nhà ở được hưởng trợ cấp nhà trọ 300k/1 tháng. Công ty đã có kế hoạch xây dựng nhà ở cho người lao động để cho họ có thể an tâm gắn bó với công ty lâu dài nhưng quỹ đất của công ty đã sử dụng hết, đây là một khó khăn nữa. Thực trạng bỏ việc của lao động phổ thông thời gian qua cho thấy tình trạng đáng báo động, mặc dù so với mức lương trung bình ở các khu công nghiệp thì lương của công ty trả tương đối cao, nhưng do chi phí sinh hoạt trên địa bàn Hà nội đắt đỏ nên người lao động cũng không để lại được bao nhiêu.
Trong công ty Tuấn Đạt có một đặc điểm có thể nói là chung của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đó là hiện tượng người lao động được thuê
hầu hết là có quan hệ anh em họ hàng với nhau và với chủ doanh nghiệp. Điều này vừa có lợi lại vừa có hại. Lợi ở chỗ, người lao động có tình cảm thân thiết sẽ đoàn kết với nhau hơn, từ đó làm việc hiệu quả hơn. Hại ở chỗ, do tình cảm thân thiết nên họ ngại va chạm với nhau dẫn đến hiện tượng bao che vô cũng nguy hiểm, nữa là dễ dẫn đến sự kết bè đảng giữa các nhóm lao động mà thành viên có quan hệ thân thiết với nhau. Vì thế công ty cần đề ra biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt.