Nằm trong vùng núi miền Bắc Việt Nam, huyện Đại Từ cũng có khí hậu đặc trưng cơ bản của vùng là: mùa đông lạnh hanh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
Bảng 3.1: Khí hậu huyện Đại Từ
(tính trung bình trong 5 năm từ 2011 - 2015)
STT Yếu tố Thông số
1 Nhiệt độ không khí bình quân năm (0
C) 21,5
2 Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối (0
C) 3
3 Nhiệt độ cao thấp tuyệt đối (0
C) 42,6
4 Số giờ nắng trung bình (giờ) 1.460
5 Số giờ nắng năm thấp nhất (giờ) 1.370
6 Số giờ nắng năm cao nhất (giờ) 1.770
7 Lượng mưa trung bình năm (mm) 1.750
8 Lượng mưa cao nhất (mm) 2.450
9 Lượng mưa thấp nhất (mm) 1.250
10 Lượng bốc hơi bình quân năm (mm) 885
11 Độ ẩm không khí trung bình năm (%) 82
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn21
Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa phân bố không đều, từ tháng 4 đến tháng 9 lượng mưa chiếm tới 84% tổng lượng mưa cả năm, ngày mưa lớn nhất có thể tới 300 mm. Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa thấp chiếm 16% lượng mưa cả năm. Các tháng có lượng mưa từ 10 - 20 mm là tháng 12, tháng 1 và tháng 2.
Lượng bốc hơi bình quân năm bằng 50,6% lượng mưa trung bình năm. Lượng bốc hơi lớn thường xảy ra vào các tháng 12, tháng 1, gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng ảnh hưởng đến cây trồng vụ đông xuân.
Độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm dao động trong khoảng 75 - 86%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm vào tháng 4 và tháng 5. Các tháng mùa khô dù mưa ít nhưng có sương mù nên độ ẩm không khí khá cao.
Sương muối thường xuất hiện ở các thung lũng vào tháng 12, tháng 1 với tần suất xuất hiện 2 - 3 lần/năm. Đây là yếu tố bất lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây trồng, đặc biệt là cây con.
Tuy có một số yếu tố khí hậu như mưa tập trung theo mùa gây lũ quét, sạt lở đất; sương muối gây hại cho cây trồng, song nhìn chung khí hậu huyện Đại Từ phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loài cây nông, lâm nghiệp.