Đa dạng về cấu trúc hình thái theo chiều thẳng đứng của các trạng thá

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng thực vật có mạch trong thảm thực vật tái sinh tự nhiên tại xã quân chu huyện đại từ - tỉnh thái nguyên (Trang 25)

2.5.6. Đa dạng về các loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

2.5.7. Đa dạng về cấu trúc hình thái theo chiều thẳng đứng của các trạng thái thảm thực vật thảm thực vật

2.6. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ngoài thực địa

Để thực hiện mục tiêu và nội dung mà đề tài đã đặt ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

2.6.1.1. Phương pháp tuyến điều tra (TĐT)

- Lập tuyến điều tra: trước hết là xác định địa điểm nghiên cứu, căn cứ vào bản đồ của khu vực lập các tuyến điều tra (TĐT). TĐT đầu tiên hướng vuông góc với đường đồng mức, các tuyến sau song song với tuyến đầu. Chiều rộng quan sát của TĐT là 2m. Khoảng cách giữa các tuyến là 50 - 100m tùy vào địa hình cụ thể của từng quần xã. Dọc theo tuyến điều tra bố trí các ô tiêu chuẩn (OTC) có diện tích 100 - 400m2

và các ô dạng bản (ODB) (kích thước: 2m x2m) để thu thập số liệu OTC.

- Nguyên tắc thu mẫu: Mỗi mẫu cần lấy đầy đủ các bộ phận gồm cành, lá và hoa với cây gỗ, còn với cây thảo nên lấy cả cây. Mỗi cây nên thu từ 3 - 10 mẫu, có thể đánh số từ 1 trở đi từ khi thu mẫu đầu tiên đến khi kết thúc nghiên cứu hoặc đánh số theo vùng nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn17

Với mỗi một loại cây có cách thu thập mẫu riêng. Khi thu mẫu phải ghi chép những đặc điểm dễ nhận biết ngoài tự nhiên như: đặc điểm vỏ, kích thước cây, màu sắc hoa, quả, có hay không có nhựa mủ, mùi vị… Sau khi thu và ghi chép xong, buộc vào cành hay thân nhãn có ghi chép đầy đủ các thông tin cần thiết rồi mang vật liệu về phòng thí nghiệm. Cần lưu ý khi đặt mẫu vào túi phải nhẹ nhàng, nếu có hoa, quả có thể dùng các loại túi ngửng, giấy đựng và buộc lại [15].

Số hiệu (N):……….. Địa điểm:……….. Đặc điểm:……… Sinh cảnh:………. Ngày lấy mẫu:……… Người lấy mẫu:………... Nhãn và thông tin cần thu thập

2.6.1.2. Phương pháp ô tiêu chuẩn (OTC)

- Cách lập ô tiêu chuẩn: Để thu thập số liệu thảm thực vật, chúng tôi áp dụng ô tiêu chuẩn (OTC) có kích thước là 400m2

(20m x 20m) cho các trạng thái rừng và thảm cây bụi. Trong ÔTC, lập các ô dạng bản (ODB) để thu thập số liệu về thành phần thực vật. ODB có diện tích 4m2

(2m x 2m) được bố trí trên các đường chéo, đường vuông góc và các cạnh của OTC. Tổng diện tích các ODB phải đạt ít nhất là 1/3 diện tích OTC. Ngoài ra dọc hai bên tuyến điều tra cũng đặt thêm các ODB phụ để thu thập số liệu bổ sung. Trong các OTC và ODB, chúng tôi tiến hành xác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn18

định tên khoa học (các loài chưa biết tên thì thu thập mẫu về định loại trong phòng thí nghiệm) [15].

- Nguyên tắc thu mẫu: Phương pháp thu mẫu, ghi chép trong ô tiêu chuẩn về cơ bản gần giống như trong phương pháp điều tra theo tuyến. Với ô tiêu chuẩn cần có một yêu cầu đặc biệt hơn là không chỉ ghi số loài mà còn ghi cả số cá thể của từng loài, phân bố của nó theo không gian và cả thời gian [15].

2.6.2. Phƣơng pháp phân tích mẫu thực vật

- Xác định tên các loài cây theo Phạm Hoàng Hộ (1991- 1992- 1993) và “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (t 1,2,3) để lập danh lục các loài thực vật tại vùng nghiên cứu [21].

- Phân tích phổ dạng sống theo Raunkiaer (1934).

- Xác định cấu trúc hình thái thảm thực vật tái sinh tự nhiên.

- Xác định các loài thực vật quý hiếm cần được bảo tồn tại khu vực nghiên cứu theo “ Sách đỏ Việt Nam” (phần thực vật) của Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2007, Nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng.

2.6.3. Phƣơng pháp điều tra trong nhân dân

Trực tiếp phỏng vấn người dân địa phương hoặc các cơ quan chuyên môn (Hạt kiểm lâm, UBND xã…) để nắm được các thông tin về điều kiện tự nhiên ở khu vực nghiên cứu, trạng thái của rừng, tên các loài thực vật (tên địa phương), những tác động của con người và động vật đến hệ thực vật rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn19

Chƣơng III

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Xã Quân Chu- huyện Đại Từ là một xã cực nam của tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm huyện Đại Từ 22km. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Địa giới hành chính xã Quân Chu: phía Bắc giáp xã Cát Nê thuộc huyện Đại Từ, phía Đông giáp thị trấn Quân Chu thuộc huyện Đại Từ và xã Phúc Thuận thuộc huyện Phổ Yên, phía Tây giáp dãy núi Tam Đảo, phía Đông giáp khu vực Hồ Núi Cốc. Xã nằm trên tuyến tỉnh lộ 261 kết nối hai huyện Phổ Yên và Đại Từ.

3.1.2. Địa hình, đất đai, thổ nhƣỡng

3.1.2.1. Địa hình

Địa hình chủ yếu là các bãi đất bằng xen kẽ với địa hình đồi núi thấp, độ cao trung bình từ 100- 500 m, độ dốc trung bình khoảng từ 15 - 250

. Những con suối, dòng chảy nhỏ nằm rải rác trên địa bàn xã đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc chủ động canh tác nông, lâm nghiệp.

3.1.2.2. Đất đai, thổ nhưỡng

Đất trên địa bàn huyện Đại Từ nhìn chung đều phù hợp với các loại cây trồng nông, lâm nghiệp; đặc biệt rất thích hợp cho trồng Chè. Có 4 nhóm đất chính là:

- Đất xám mùn trên núi có: 16.400 ha chiếm 28,37%.

- Đất Feralit phát triển trên đá biến chất có: 15.107 ha chiếm 26,14%. - Đất Feralit phát triển trên phù sa cổ: 13.036 ha chiếm 22,55%. - Đất phù sa Gley phát triển trên phù sa cổ: 13.247 ha chiếm 22,94%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn20

Theo thống kê năm 2011, xã Quân Chu có 4.040,19 ha (40,4km2) diện tích đất tự nhiên [18]. Trong đó tổng diện tích đất rừng của xã là 2902,6 ha chiếm 9,82% diện tích đất rừng toàn huyện; cụ thể có 2061,22 ha diện tích rừng tự nhiên(chiếm 71,01% diện tích đất rừng toàn xã) và 841,4 ha diện tích đất rừng trồng (chiếm 28,99% diện tích đất rừng toàn xã) [46].

3.1.3. Khí hậu, thủy văn

Nằm trong vùng núi miền Bắc Việt Nam, huyện Đại Từ cũng có khí hậu đặc trưng cơ bản của vùng là: mùa đông lạnh hanh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

Bảng 3.1: Khí hậu huyện Đại Từ

(tính trung bình trong 5 năm từ 2011 - 2015)

STT Yếu tố Thông số

1 Nhiệt độ không khí bình quân năm (0

C) 21,5

2 Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối (0

C) 3

3 Nhiệt độ cao thấp tuyệt đối (0

C) 42,6

4 Số giờ nắng trung bình (giờ) 1.460

5 Số giờ nắng năm thấp nhất (giờ) 1.370

6 Số giờ nắng năm cao nhất (giờ) 1.770

7 Lượng mưa trung bình năm (mm) 1.750

8 Lượng mưa cao nhất (mm) 2.450

9 Lượng mưa thấp nhất (mm) 1.250

10 Lượng bốc hơi bình quân năm (mm) 885

11 Độ ẩm không khí trung bình năm (%) 82 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn21

Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa phân bố không đều, từ tháng 4 đến tháng 9 lượng mưa chiếm tới 84% tổng lượng mưa cả năm, ngày mưa lớn nhất có thể tới 300 mm. Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa thấp chiếm 16% lượng mưa cả năm. Các tháng có lượng mưa từ 10 - 20 mm là tháng 12, tháng 1 và tháng 2.

Lượng bốc hơi bình quân năm bằng 50,6% lượng mưa trung bình năm. Lượng bốc hơi lớn thường xảy ra vào các tháng 12, tháng 1, gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng ảnh hưởng đến cây trồng vụ đông xuân.

Độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm dao động trong khoảng 75 - 86%. Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm vào tháng 4 và tháng 5. Các tháng mùa khô dù mưa ít nhưng có sương mù nên độ ẩm không khí khá cao.

Sương muối thường xuất hiện ở các thung lũng vào tháng 12, tháng 1 với tần suất xuất hiện 2 - 3 lần/năm. Đây là yếu tố bất lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây trồng, đặc biệt là cây con.

Tuy có một số yếu tố khí hậu như mưa tập trung theo mùa gây lũ quét, sạt lở đất; sương muối gây hại cho cây trồng, song nhìn chung khí hậu huyện Đại Từ phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loài cây nông, lâm nghiệp.

3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

Theo thống kê tính đến năm 2011, xã Quân Chu có dân số là 3.912 người, mật độ dân số đạt 96,8 người/km² [18]. Nguồn nhân lực trên địa bàn xã dồi dào, nhân dân cần cù lao động, song chủ yếu là lao động nông nghiệp chiếm 85%, trình độ lao động còn thấp. Tỷ lệ tăng dân số còn cao, nhu cầu lương thực phẩm, đặc biệt là nhu cầu rất cao về chất đốt (ví dụ: chất đốt để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn22

sao sấy chè), diện tích đất canh tác lương thực, diện tích đất làm nhà ở…đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến rừng và đất lâm nghiệp.

Cây lương thực chủ yếu trên địa bàn xã là lúa và ngô; cây công nghiệp ngắn ngày chính có lạc và đậu tương. Đặc biệt cây chè là cây công nghiệp chủ lực, tạo ra sản phẩm hàng hoá và xuất khẩu.

Hệ thống giao thông trên địa bàn xã khá phát triển, gồm cả trục chính và các đường nhánh, tạo thành mạng lưới giao thông khá hoàn chỉnh. Đường ô tô đến tận trung tâm xã, thậm chí còn đến được các thôn bản. Toàn xã có 100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia.

Ngoài một số hồ đập với dung lượng nước tưới bình quân từ 40- 50 ha mỗi đập và từ 180- 500 ha mỗi hồ, huyện còn có nguồn nước ngầm khá phong phú. Đây là yếu tố thuận lợi cơ bản không chỉ phục vụ nước sinh hoạt cho nhân dân, mà còn chủ động phục vụ nước tưới cho các loại cây trồng nông, lâm nghiệp.

Tóm lại, qua nghiên cứu tìm hiểu chúng tôi nhận thấy, xã Quân Chu là một xã có điều kiện kinh tế xã hội tương đối phát triển, đất đai thích hợp cho nhiều loại cây trồng, nguồn nước dồi dào, khí hậu ôn hoà. Những đặc điểm đó đã có ảnh hưởng lớn đến tính đa dạng của thảm thực vật trong vùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn25

Chƣơng IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đa dạng về các kiểu thảm thực vật

Ngày nay, do sự phá huỷ của con người mà hầu hết các thảm thực vật nguyên sinh được thay thế bằng các kiểu thảm thứ sinh. Qua nghiên cứu trên địa bàn xã Quân Chu, chúng tôi thu được kết quả cụ thể sau:

4.1.1. Thảm thực vật tự nhiên

Chúng tôi áp dụng bảng phân loại của UNESCO (1973) để phân loại thảm thực vật. Bảng phân loại này cho phép phân loại thảm thực vật tự nhiên hiện tại, không phụ thuộc chúng là thảm nguyên sinh hay thảm thứ sinh, tương đối ổn định hay tạm thời. Kết quả nghiên cứu tính đa dạng của thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu như sau:

4.1.1.1. Lớp quần hệ rừng kín, rừng nhiệt đới thường xanh mưa mùa ở địa hình thấp và núi thấp (<500 m)

a. Rừng cây gỗ lá rộng

Là rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác cạn kiệt ở mức độ khác nhau,kiểu này thường là những khoảnh nhỏ phân bố rải rác ở độ cao từ 300m trở lên.:

* Rừng có tầng cây gỗ cao trung bình 10 - 14m, đường kính trung bình 10 - 15cm, mật độ 500 - 700 cây/ha. Do là rừng phục hồi sau khai thác nên một số nơi (ở độ cao từ 350m trở lên) vẫn có những cây gỗ rừng nguyên sinh còn sót lại với chiều cao lên tới trên 20m và đường kính 30 - 40cm.

Tổng hợp số liệu điều tra theo tuyến và theo OTC đã xác định được các ưu hợp sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn26

- Xoan nhừ (Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt. & Hil) + Sấu

(Dracontomelum duperreanum)+ Trám đen (Canarium tramdendum Dai.& Yakof).

- Chò nâu (Dipterocarpus retusus Blume) + Trai lý (Garcinia (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

fragraeoides) + Côm xanh (Elaeocarpus varunus Buch- Ham).

- Táu (Vatica ordorata (Griff.) Syminght) + Sồi (Lithocarpus sp)…. * Tầng cây bụi với thành phần chủ yếu là các loài cây thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) + họ Cam (Rutaceae) + Họ Cà phê (Rubiaceae) + họ Mua (Melastomataceae) + họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae)...

* Tầng thảm tươi có độ dày rậm từ Cop1 đến Cop2. Thành phần chủ yếu là các cây chịu bóng thuộc họ Ráy (Araceae)+Họ Cỏ (Poaceae)…

b. Rừng tre nứa nhiệt đới núi thấp (Bambusoideae) nhiệt đới địa hình đồi núi thấp

* Rừng thuần loại: Có rừng Giang (Ampelocalamus patellaris) hình thành do khai thác kiệt hoặc đốt nương làm rẫy. Kiểu rừng này thường là những khoảnh nhỏ diện tích 1-2 ha, phân bố độ cao < 350m.

* Rừng hỗn giao với cây lá rộng

- Đại diện là rừng Nứa (Neohouzeaua dulloa) hỗn giao với cây lá rộng, phân bố trên độ cao 150- 350m. Đường kính thân nứa trung bình 3- 4cm, nhỏ hơn trước đây (đường kính trung bình 5 - 7cm) do bị thoái hoá vì khai thác cạn kiệt, nhiều nơi nứa tép chiếm số lượng lớn đường kính trung bình 2- 3cm. Ở đây cây gỗ có mật độ thưa 100 - 150 cây/ha, các loài cây gỗ thường gặp như: Sổ bà (Dillenia indica L.), Dẻ gai Ấn Độ (Castanopsis

indica A.DC.), Re trắng quả to (Phoebe macrocarpa C.Y.Wu)...

- Tầng thảm tươi có độ dày rậm Cop2. Thành phần chủ yếu là các cây chịu bóng thuộc họ Bòng bong (Lygodiaceae), họ Ráy (Araceae), họ Quyển bá (Selaginellaceae)...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn27

a. Rừng thƣa thƣờng xanh ở địa hình thấp và núi thấp

Qua khảo sát nghiên cứu trên địa bàn xã, chúng tôi thấy đây là kiểu rừng phổ biến chiếm ưu thế hơn cả, đó là dạng rừng phục hồi sau khi khai thác và xử lý sạch thực bì để trồng rừng. Khu vực phân bố chủ yếu là ở các vùng sườn núi và ven chân đồi. Rừng gồm các tầng cây gỗ cao trung bình 7 - 10m, đường kính trung bình 8 - 12cm, với độ tàn che 0,5 - 0,6. Gồm các tầng chính:

- Tầng cây gỗ: chủ yếu là các loài cây gỗ thường xanh như Nhội

(Bischofia javanica), Dẻ gai Ấn Độ (Castanopsis indica A.DC.), Kháo vàng

(Machilus thunbergii Sieb.ex Zucc), Dâu rừng (Morus sp.)…

- Tầng cây bụi: Nằm phía dưới tầng cây gỗ, thành phần chủ yếu là cây bụi và các cây con tái sinh như: Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait.)Hassk), Mua (Melastoma normale D.Don), Thàu táu hạt (Aporosa sphaerosperma

Gagnep), Dâu da đất (Baccaurea ramiflora Lour.), Ké hoa đào (Urena lobata

L.)….

- Tầng thảm tươi: Thành phần chính là các loài cây ưa sáng, cây chịu khô hạn như: Cỏ gừng (Panicum repens L), cỏ Chít (Thysanolaena maxima

(Roxb.) Kuntze), cỏ chác (Paspalum distichum Roxb.), Cỏ tranh (Imperata cylindrica

(L.) Beauv)...

Kiểu rừng này có các ưu hợp sau:

- Dẻ gai Ấn Độ (Castanopsis indica A.DC.) + Kháo vàng (Machilus

thunbergii Sieb.ex Zucc).

- Re trắng quả to (Phoebe macrocarpa C.Y.Wu) + Trám trắng (Canarium album).

b. Rừng thƣa rụng lá mùa khô ở địa hình thấp và núi thấp

Các quần hệ này thường rụng lá về mùa khô. Thời gian rụng lá thường từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau, có các loại ưu hợp như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn28

- Trôm (Sterculia nobilis Smith), Bồ đề trắng (Styrax tonkinensis

(Pierre) Craib ex Hardw)… Chúng thường được gặp trên sườn núi, độ cao từ 150 - 350m. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kháo vàng (Machilus thunbergii Sieb.ex Zucc), Bồ đề trắng (Styrax

tonkinensis (Pierre) Craib ex Hartwi)... Chúng thường gặp trên sườn núi.

4.1.1.3. Thảm cây bụi

Thành phần là các loại cây gỗ hai lá mầm và một số loại cây thân thảo, cây bụi mọc rải rác, các quần xã này hình thành do khai thác quá mức, chặt phá rừng làm nương rẫy, xử lý thực bì để trồng rừng nhưng thất

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng thực vật có mạch trong thảm thực vật tái sinh tự nhiên tại xã quân chu huyện đại từ - tỉnh thái nguyên (Trang 25)