Chúng tôi áp dụng bảng phân loại của UNESCO (1973) để phân loại thảm thực vật. Bảng phân loại này cho phép phân loại thảm thực vật tự nhiên hiện tại, không phụ thuộc chúng là thảm nguyên sinh hay thảm thứ sinh, tương đối ổn định hay tạm thời. Kết quả nghiên cứu tính đa dạng của thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu như sau:
4.1.1.1. Lớp quần hệ rừng kín, rừng nhiệt đới thường xanh mưa mùa ở địa hình thấp và núi thấp (<500 m)
a. Rừng cây gỗ lá rộng
Là rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác cạn kiệt ở mức độ khác nhau,kiểu này thường là những khoảnh nhỏ phân bố rải rác ở độ cao từ 300m trở lên.:
* Rừng có tầng cây gỗ cao trung bình 10 - 14m, đường kính trung bình 10 - 15cm, mật độ 500 - 700 cây/ha. Do là rừng phục hồi sau khai thác nên một số nơi (ở độ cao từ 350m trở lên) vẫn có những cây gỗ rừng nguyên sinh còn sót lại với chiều cao lên tới trên 20m và đường kính 30 - 40cm.
Tổng hợp số liệu điều tra theo tuyến và theo OTC đã xác định được các ưu hợp sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn26
- Xoan nhừ (Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt. & Hil) + Sấu
(Dracontomelum duperreanum)+ Trám đen (Canarium tramdendum Dai.& Yakof).
- Chò nâu (Dipterocarpus retusus Blume) + Trai lý (Garcinia
fragraeoides) + Côm xanh (Elaeocarpus varunus Buch- Ham).
- Táu (Vatica ordorata (Griff.) Syminght) + Sồi (Lithocarpus sp)…. * Tầng cây bụi với thành phần chủ yếu là các loài cây thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) + họ Cam (Rutaceae) + Họ Cà phê (Rubiaceae) + họ Mua (Melastomataceae) + họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae)...
* Tầng thảm tươi có độ dày rậm từ Cop1 đến Cop2. Thành phần chủ yếu là các cây chịu bóng thuộc họ Ráy (Araceae)+Họ Cỏ (Poaceae)…
b. Rừng tre nứa nhiệt đới núi thấp (Bambusoideae) nhiệt đới địa hình đồi núi thấp
* Rừng thuần loại: Có rừng Giang (Ampelocalamus patellaris) hình thành do khai thác kiệt hoặc đốt nương làm rẫy. Kiểu rừng này thường là những khoảnh nhỏ diện tích 1-2 ha, phân bố độ cao < 350m.
* Rừng hỗn giao với cây lá rộng
- Đại diện là rừng Nứa (Neohouzeaua dulloa) hỗn giao với cây lá rộng, phân bố trên độ cao 150- 350m. Đường kính thân nứa trung bình 3- 4cm, nhỏ hơn trước đây (đường kính trung bình 5 - 7cm) do bị thoái hoá vì khai thác cạn kiệt, nhiều nơi nứa tép chiếm số lượng lớn đường kính trung bình 2- 3cm. Ở đây cây gỗ có mật độ thưa 100 - 150 cây/ha, các loài cây gỗ thường gặp như: Sổ bà (Dillenia indica L.), Dẻ gai Ấn Độ (Castanopsis
indica A.DC.), Re trắng quả to (Phoebe macrocarpa C.Y.Wu)...
- Tầng thảm tươi có độ dày rậm Cop2. Thành phần chủ yếu là các cây chịu bóng thuộc họ Bòng bong (Lygodiaceae), họ Ráy (Araceae), họ Quyển bá (Selaginellaceae)...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn27
a. Rừng thƣa thƣờng xanh ở địa hình thấp và núi thấp
Qua khảo sát nghiên cứu trên địa bàn xã, chúng tôi thấy đây là kiểu rừng phổ biến chiếm ưu thế hơn cả, đó là dạng rừng phục hồi sau khi khai thác và xử lý sạch thực bì để trồng rừng. Khu vực phân bố chủ yếu là ở các vùng sườn núi và ven chân đồi. Rừng gồm các tầng cây gỗ cao trung bình 7 - 10m, đường kính trung bình 8 - 12cm, với độ tàn che 0,5 - 0,6. Gồm các tầng chính:
- Tầng cây gỗ: chủ yếu là các loài cây gỗ thường xanh như Nhội
(Bischofia javanica), Dẻ gai Ấn Độ (Castanopsis indica A.DC.), Kháo vàng
(Machilus thunbergii Sieb.ex Zucc), Dâu rừng (Morus sp.)…
- Tầng cây bụi: Nằm phía dưới tầng cây gỗ, thành phần chủ yếu là cây bụi và các cây con tái sinh như: Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait.)Hassk), Mua (Melastoma normale D.Don), Thàu táu hạt (Aporosa sphaerosperma
Gagnep), Dâu da đất (Baccaurea ramiflora Lour.), Ké hoa đào (Urena lobata
L.)….
- Tầng thảm tươi: Thành phần chính là các loài cây ưa sáng, cây chịu khô hạn như: Cỏ gừng (Panicum repens L), cỏ Chít (Thysanolaena maxima
(Roxb.) Kuntze), cỏ chác (Paspalum distichum Roxb.), Cỏ tranh (Imperata cylindrica
(L.) Beauv)...
Kiểu rừng này có các ưu hợp sau:
- Dẻ gai Ấn Độ (Castanopsis indica A.DC.) + Kháo vàng (Machilus
thunbergii Sieb.ex Zucc).
- Re trắng quả to (Phoebe macrocarpa C.Y.Wu) + Trám trắng (Canarium album).
b. Rừng thƣa rụng lá mùa khô ở địa hình thấp và núi thấp
Các quần hệ này thường rụng lá về mùa khô. Thời gian rụng lá thường từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau, có các loại ưu hợp như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn28
- Trôm (Sterculia nobilis Smith), Bồ đề trắng (Styrax tonkinensis
(Pierre) Craib ex Hardw)… Chúng thường được gặp trên sườn núi, độ cao từ 150 - 350m.
- Kháo vàng (Machilus thunbergii Sieb.ex Zucc), Bồ đề trắng (Styrax
tonkinensis (Pierre) Craib ex Hartwi)... Chúng thường gặp trên sườn núi.
4.1.1.3. Thảm cây bụi
Thành phần là các loại cây gỗ hai lá mầm và một số loại cây thân thảo, cây bụi mọc rải rác, các quần xã này hình thành do khai thác quá mức, chặt phá rừng làm nương rẫy, xử lý thực bì để trồng rừng nhưng thất bại. Những loài phổ biến thường hay gặp trên các vùng đồi như: Cà dại
(Solanum torvum Sw), Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Air.) Hassk), Găng
gai (Canthium horridum Blume), Mua thường (Melastoma normale D. Don)... Ưu hợp phổ biến là:
- Sim (Rhodomyrtus tomentosa(Ait.) Hassk), Mua thường (Melastoma
normale D. Don), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa (L.) Hook. F)...
- Me rừng (Phyllathus emblica L.), Sim (Rhodomyrtus tomentosa
(Ait.) Hassk), Mua thường (Melastoma normale D. Don), Thàu táu
(Aporosa dioica (Roxb.) Muell.-Arg.)...
4.1.1.4. Thảm cỏ
a. Thảm cỏ có dạng lúa trung bình nhiệt đới, có hay không có cây có gỗ
Bao gồm những loài cây thân thảo, cây bụi có khả năng sinh trưởng trong điều kiện khô hạn; các loài thường gặp như: Chít (Thysanolaena
maxima (Roxb.) O.Ktze), Cỏ tranh (Imperata cylindrical (L.) Beauv), Cỏ chè
vè (Miscanthus floridulus(Labill.) Warb.ex K.Schum.& Lauterb.)...Thành phần cây bụi chủ yếu là cây chịu hạn: Ba chạc (Euodia lepta (Spreing)Merr), Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk), Mua thường (Melastoma
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn29
b. Thảm cỏ thấp không có dạng lúa, có hay không có cây gỗ
Trạng thái thảm này hình thành trên đất nương rẫy, nơi rừng trồng bị thất bại hoặc những nơi thường xuyên xảy ra cháy rừng. Đây là kiểu thảm phân bố phổ biến trên các sườn núi có độ cao từ 300 - 400m trở xuống. Cây gỗ và cây bụi gồm một số loài cây như: Ná nang (Oreocnide intergrifolia
(Gaud.) Miq), Sim (Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk), Mua tép (Osbeckia
chinensis L.), Mua bà (Melastoma sanguineum Sims.)…