Bệnh viện Mắt Hà Nội được thành lập theo quyết định số 1768 ngày 15/6/1995. Tiền thân của bệnh viện Mắt Hà Nội ngày nay là Đội phòng chống mắt hột thuộc Sở Y tế Hà Nội ra đời từ năm 1954. Tháng 9 năm 1959, sau chuyến thăm và quan sát đời sống sức khỏe của người dân xã Quảng An, Chủ tịch Hồ Chắ Minh đã chỉ định cho Sở Y tế Hà Nội phải chú ý phát triển ngành mắt để có thể chăm lo việc chữa mắt cho nhân dân. Bệnh viện Mắt Hà Nội từ đó cùng với sự phát triển chung của ngành y tế Thủ đô dần lớn lên từng bước vững chắc.
Bệnh viện Mắt Hà Nội được Sở Y tế giao nhiệm vụ là bệnh viện chuyên khoa hàng đầu ngành mắt Hà Nội, đến nay với 139 cán bộ viên chức. Hầu hết cán bộ chuyên khoa đều có trình độ đại học. Bệnh viện có cơ cấu tổ chức khá phù hợp với Ban giám đốc, 6 chuyên khoa (khoa Tổng hợp, khoa Đáy mắt giác mạc, khoa Gây mê hồi sức, khoa Khám bệnh, khoa Xét nghiệm, Khoa Dược) và 6 phòng (phòng Tổ chức cán bộ, phòng Kế hoạch Tổng hợp, phòng Tài chắnh kế toán, phòng Hành chắnh quản trị, phòng Điều dưỡng, phòng Chỉ đạo chuyên khoa).
Bệnh viện được trang bị máy móc hiện đại, cán bộ trẻ có phẩm chất và năng lực đã tạo ra những bước đột phá về phát triển khoa học kỹ thuật trong những năm qua. Trong đó có kỹ thuật mổ thủy tinh thể bằng Phaco, chụp huỳnh quang, laser quang đông giúp chẩn đoán và điều trị sớm những bệnh về mắt.
Hằng năm bệnh viện tiếp nhận hàng nghìn bệnh nhân đến khám và điều trị các bệnh liên quan đến mắt, trong đó mỗi năm có khoảng hơn 3000 bệnh nhân đến phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco. Theo số liệu của phòng Kế hoạch
tổng hợp, số ca phẫu thuật Phaco năm 2010 là 3.742, năm 2011 là 4.671 và 3.416 ca trong năm 2012.
Trên địa bàn Hà Nội có nhiều bệnh viện mắt tư nhân ra đời, do đó để tồn tại và phát triển xứng tầm với bệnh viện chuyên khoa đầu ngành của Thủ đô Hà Nội, bệnh viện phải có giải pháp đồng bộ. Một trong những giải pháp đó chắnh là giảm chi phắ 1 số phẫu thuật giúp bệnh viện có thể phục vụ người dân khám chữa bệnh an toàn hiệu quả với chi phắ thấp nhất.
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU