1. Thông tin chung của bệnh nhân
Tỷ lệ bệnh nhân theo BHYT
Tỷ lệ bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế trong số bệnh nhân được khảo sát trong năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 61,5%, 63%, 69%. Theo báo cáo của Bộ Y tế, năm 2010 tỷ lệ người tham gia BHYT ước khoảng 60% dân số, tỷ lệ năm 2011 là 64,9% và năm 2012 tăng lên 68,2% [49]. Như vậy tỷ lệ bệnh nhân phẫu thuật
Phaco có BHYT hằng năm cũng tăng lên theo tình hình chung. Tuy nhiên phẫu thuật Phaco được xếp vào dịch vụ kỹ thuật cao nên bệnh nhân vẫn phải thanh toán một phần chi phắ phẫu thuật khá lớn.
Về giới của bệnh nhân:
Tỷ lệ bệnh nhân nữ trong 3 năm lần lượt là 56%, 54,5%, 58% trong khi tỷ lệ bệnh nhân nam tương ứng là 44%, 45,5%, 42%. Tỷ lệ này phù hợp với kết quả nghiên cứu về phẫu thuật Phaco của Nguyễn Việt Dương (nữ 59,6%, nam 40,4%) [11]. Năm 2012 có sự khác biệt về giới có ý nghĩa thống kê liên quan đến đục TTT. Sự khác biệt về giới cũng được ghi nhận trong một số tài liệu, chỉ ra nữ giới có tỷ lệ đục TTT cao hơn nam giới, đặc biệt là đục TTT vỏ (nữ là 53,3% so với nam là 46,7%) [41][45]. Nguyên nhân là do phụ nữ thường sống thọ hơn nam giới và nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cũng cao hơn. Ngoài ra hormone cũng có thể là nguyên nhân gây ra sự chênh lệch này [40][45]. Tuy nhiên sự khác biệt này không đáng kể.
Về tuổi của bệnh nhân
Hai nhóm tuổi có tỷ lệ bệnh nhân cao nhất là nhóm tuổi 61 Ờ 70 và 71 Ờ 80 (>31% trong cả 3 năm), nhóm tuổi có tỉ lệ thấp nhất là <50 (tỷ lệ 3 năm <6%,). Tuổi trung bình của bệnh nhân năm 2010, 2011, 2012 tương ứng là 68,17, 68,5 và 71,2. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Vũ Văn Tạo (tuổi trung bình BN là 73,1) [20] và Nguyễn Việt Dương (tuổi trung bình là 68,7) [15] và kết
quả nghiên cứu về chi phắ phẫu thuật Phaco tại Pháp (tuổi trung bình của 125 bệnh nhân là 71,3) [48].
Về phân loại bệnh nhân theo phác đồ điều trị
Năm 2010, bệnh viện Mắt Hà Nội chỉ có sử dụng phác đồ 1 cho tất cả các bệnh nhân. Năm 2011, 2012 tỷ lệ bệnh nhân sử dụng phác đồ 1 giảm đi còn là 76,5% và 79,5% do có thêm phác đồ 2 với tỷ lệ là 19,5% và 16,5%; phác đồ 3 phác đồ 4 chiếm tỷ lệ thấp (dưới 4%). Nguyên nhân là do năm 2010 bệnh viện chưa có các thuốc chắnh trong phác đồ 2, phác đồ 3 và phác đồ 4 nên tất cả bệnh nhân được sử dụng phác đồ 1. Đến năm 2011 bệnh viện bắt đầu xây dựng thêm các phác đồ mới.