Giá trị lý luận

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của Đạo đức đối với Đảng cộng sản Cầm quyền và vận dụng trong giai đoạn hiện nay (Trang 58 - 60)

1.1.1 .Về đạo đức

1.3. Giá trị của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức đối vớ

1.3.1. Giá trị lý luận

C. Mác và Ph.Ăngghen là những người đề ra những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học. Các ông đã nêu lên sự tất yếu của vấn đề chính đảng vô sản trở thành Đảng cầm quyền là một tất yếu, nhưng các ông chưa có thực tiễn để chỉ ra những quan điểm cụ thể về Đảng cầm quyền và những nguy cơ suy thoái của Đảng cầm quyền.

Lênin đã có những quan điểm chỉ đạo về vấn đề Đảng Cộng sản cầm quyền, đặc biệt là những nguyên nhân dẫn tới nguy cơ suy thoái của Đảng cộng sản cầm quyền

Hồ Chí Minh tiếp thu tư tưởng cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin, kiên định đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga. Qua nghiên cứu lý luận, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Người đã đặt nền móng tư tưởng về xây dựng Đảng cộng sản là đạo đức, là văn minh.

Trong di sản lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về Đảng cộng sản chưa chú ý đầy đủ đến vấn đề đạo đức chính trị. Đó là do học thuyết Mác- Lênin về Đảng cộng sản nói riêng, về chính trị nói chung được xây dựng trên điều kiện kinh tế - xã hội châu âu, trong đó, logic hình thành quyền lực chính trị chủ yếu là dựa trên quyền lực kinh tế. Ai có tiền người ấy có quyền lực trong tay.

Còn Hồ Chí Minh xuất phát từ đặc thù chính trị phương Đông và Việt Nam, trong đó yếu tố quan trọng làm nên quyền lực của lực lượng cầm quyền

là đạo đức. Có được đạo đức mới được cộng đồng công nhận và vì thế mới có quyền lực. Cho nên các ông vua ngày xưa phải luôn nêu cao Nhân chính, thể hiện mình là người quân tử, tức là hiện thân của các giá trị đạo đức. Nói cách khác, lý tưởng chính trị trong văn hóa chính trị truyền thống phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng là Vương đạo chứ không phải là Bá đạo. Vương đạo là đức trị. Đức trị là dựa vào đạo đức để có được quyền lực, giữ được quyền lực và sử dụng được quyền lực

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn trung thành và nắm vững học thuyết về xây dựng đảng cộng sản là đạo đức, văn minh của Lênin một cách trung thành, nghiêm túc mà còn biết xuất phát từ thực tiễn sinh động của xã hội Việt Nam trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.

Giá trị lý luận của di sản Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức đối với Đảng cầm quyền thể hiện trực tiếp ở hệ thống tư tưởng của Người, ở sự thống nhất hữu cơ giữa tư tưởng với phương pháp và phong cách của Người.

Hàng loạt các nghiên cứu, hệ thống lý luận của Người về đạo đức, về Đảng cộng sản cầm quyền và vai trò của đạo đức đối với Đảng cầm quyền đã trở thành kim chỉ nam cho hoạt động lý luận xây dựng đạo đức đối với Đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Ngày 27-3-2003, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị số 23-CT/TW “về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới” và nhân dịp kỷ niệm 113 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã phát động tổ chức đợt tuyên truyền, giáo dục sâu rộng tư tưởng Hồ Chí Minh. Ðây là một sinh hoạt chính trị rộng lớn, rất quan trọng cần được tổ chức chặt chẽ, khoa học, có hệ thống và sau này phải trở thành nền nếp thường xuyên trong hoạt động của Ðảng và trong đời sống xã hội ta. Trong Chỉ thị, Đảng ta đã phân tích một cách toàn diện những thành tựu và hạn chế trong công tác nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh từ Đại hội VII

(1991) đến năm 2003. Từ đó, Chỉ thị đề ra mục đích, yêu cầu, đối tượng tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới, vạch ra nội dung, nhiệm vụ công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh và việc tổ chức thực hiện.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006) tiếp tục khẳng định: “Sự nghiệp cách mạng của Đảng và của nhân dân ta 76 năm qua đã khẳng định rằng, tư tưởng vĩ đại của Người cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin mãi mãi là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam, là tài sản tình thần vô giá của Đảng và dân tộc ta"[16, tr.6].

Ngày 3-2-2007, Bộ Chính trị ra Chỉ thị số 06 - CT/TW về tổ chức Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn dân. Chỉ thị ra đời nhằm làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tạo sự chuyển biển mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng. Đây là một chủ trương lớn vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh tình hình hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bản thân việc nêu ra cuộc vận động đó đã thể hiện rất rõ giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức đối với Đảng cầm quyền.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của Đạo đức đối với Đảng cộng sản Cầm quyền và vận dụng trong giai đoạn hiện nay (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)