Thực tiễn Hồ Chí Minh xây dựng đạo đức của Đảng Cộng sản Việt

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của Đạo đức đối với Đảng cộng sản Cầm quyền và vận dụng trong giai đoạn hiện nay (Trang 51 - 58)

1.1.1 .Về đạo đức

1.2. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức đố

1.2.3. Thực tiễn Hồ Chí Minh xây dựng đạo đức của Đảng Cộng sản Việt

Nam cầm quyền.

Ngay sau khi cuộc cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945 Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm đến xây dựng Đảng ta với tư cách là một Đảng cầm quyền. Người coi đó là nhiệm vụ quyết định mọi thắng lợi của cách mạng, sự tồn tại và phát triển của chế độ xã hội mới ở nước ta. Người đã xây dựng đạo đức của Đảng cộng sản Việt Nam trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn.

* Xây dựng đạo đức của Đảng cộng sản Việt Nam trên phương diện tư

tưởng, lý luận: thông qua hàng loạt các tác phẩm và bài viết của Người,

Người đã chỉ ra các quan điểm về xây dựng đạo đức đối với Đảng và nhấn mạnh vai trò của Đạo đức đối với Đảng cầm quyền.

Từ lời dặn của cổ nhân: đạo đức là gốc rễ, tài là ngọn cành, người cách mạng muốn hoàn thành nhiệm vụ cách mạng phải có đủ cả hai đức tính quý báu đó, một trong những nội dung quan trọng mà Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh giảng cho những thanh niên Việt Nam yêu nước ở lớp Huấn luyện chính trị tại Quảng Châu- Trung Quốc trong những năm 1925- 1927 là vấn đề đạo đức của người cách mạng. Trong tác phẩm này, Tư cách của một người cách mạng lần đầu tiên được Hồ Chí Minh nêu ra cụ thể bao gồm 3 mối quan hệ mật thiết với nhau: với tự mình, đối với người và đối với công việc, hàm chứa trong đó cả tinh thần đạo đức truyền thống dân tộc và đạo đức mới của thời

đại. Đó là đạo đức cộng sản chủ nghĩa, đạo đức của những con người góp phần phá hủy xã hội cũ của bọn bóc lột và góp phần đoàn kết tất cả những người lao động xung quanh giai cấp vô sản đang sáng tạo ra xã hội mới của những người cộng sản nảy sinh từ những hoạt động trong thực tiễn cuộc sống. Đưa ra lần đầu trong tác phẩm Đường cách mệnh, những chuẩn mực và yêu cầu của Hồ Chí Minh về đạo đức của người cán bộ, đảng viên ngày càng được nêu đầy đủ trong các bài nói, bài viết sau này của Người. Đó là người cán bộ cách mạng phải: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, phải nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng, phải trung với nước hiếu với dân…và sau đó được cụ thể hóa thành “tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ Quốc, với nhân dân”[37, tr.169], “đặt lợi ích của Đảng lên trên hết”[28, tr.290], “suốt đời đấu tranh cho độc lập, tự do của Tổ Quốc, hạnh phúc của nhân dân”,…[37, tr.630].

Người nhắc đi nhắc lại nguồn gốc của sự suy thoái về đạo đức, lối sống, nguồn gốc của tệ tham nhũng, không gì khác chủ nghĩa cá nhân, nó là mẹ đẻ tất cả tính hư, nết xấu như: lười biếng suy bì, kiêu căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ô, vv…Nó là kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng, của chủ nghĩa xã hội. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Người cảnh báo cho ta “Chủ nghĩa cá nhân như một thứ vi trùng rất độc, do nó mà sinh ra các thứ bệnh rất nguy hiểm”[27, tr.295]. Người gọi là “Mắc phải chứng chủ nghĩa cá nhân”[27, tr.295]. Các thứ bệnh nguy hiểm đó, thực chất là quan liêu, tham nhũng, tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, hiếu danh, thiếu kỉ luật, óc hẹp hòi, óc địa phương, óc lãnh tụ, hữu danh vô thực, kéo bè, kéo cánh, cận thị, cá nhân…

Tác phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Người chỉ rõ, do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa, tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành. Họ tự

cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán chuyên quyền. Họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu mệnh lệnh.

Để khắc phục các bệnh trên Người yêu cầu phải mở rộng phong trào phê bình và tự phê bình trong Đảng, ở các cơ quan, các đoàn thể, trên các báo cho nhân dân. Phê bình và tự phê bình phải thường xuyên, thiết thực, dân chủ, từ trên xuống và từ dưới lên. Trong bài Đạo đức cách mạng, Người viết: trong suốt quá trình cách mạng, Đảng ta không ngừng phát triển và đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, cũng vì “Đảng ta khéo dùng cái vũ khí sắc bén phê bình và tự phê bình”[33, tr.608]. Còn nếu không tự phê bình và phê bình tốt thì “nhất định lạc hậu, thoái bộ”[33, tr.609]¸và kết quả tất nhiên là “chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm”[33, tr.611]. Người nhắc nhở mọi người phát hiện và tuyền truyền những tấm gương người tốt, việc tốt, coi đó cũng là nội dung của phê bình. Người còn căn dặn các nhà báo, nhớ ở trang đầu mỗi cuốn sách đều phải ghi một câu: “hoan nghênh bạn đọc tự phê bình. Từ nay trở đi, trên sách hay trên báo các chú luôn luôn có câu đó”[37, tr.667- 668]. Người cho rằng bệnh quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn dai dẳng tồn tại là vì việc đấu tranh phê bình, tự phê bình còn hình thức, chưa thành nếp thường xuyên;thiếu kiên quyết và sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của nhân dân.

Từ những tác hại to lớn do bệnh quan liêu, tệ tham ô, lãng phí gây ra. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính Phủ, là “giặc ở trong lòng”, là “giặc nội xâm”[29,tr.362] và là tội ác.

Trong bài nói chuyện năm 1952 về “thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí chống bệnh quan liêu”, Hồ Chí Minh đã giải thích: “đứng về phía cán bộ mà nói, ăn cắp của công làm của tư. Đục khoét của nhân dân. Ăn bớt của bộ đội. Tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính Phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình cũng là tham ô. Đứng về phía nhân

dân mà nói, tham ô là: “ăn cắp của công, khai gian, lậu thuế”, “tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính Phủ”[29, tr.357]. Chống lại kẻ địch này khó khăn, phức tạp hơn ngay cả so với đánh giặc ngoại xâm. Điều này phải được xem là một đặc thù, chi phối toàn bộ cuộc đấu tranh chống tham nhũng.

Cuối năm 1947 chỉ sau hai năm nước ta giành được độc lập, để phê phán những mặt tiêu cực trong tư tưởng và phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ đảng viên và xây dựng đội ngũ cán bộ cho chính quyền cách mạng, Hồ Chí Minh đã viết cuốn Sửa đổi lối làm việc. Trong đó Người căn dặn cán bộ, đảng viên muốn trở nên người cách mạng chân chính, không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn là do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ Quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư. Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ ngày càng ít, mà những tính tốt ngày càng thêm…Những tính tốt ấy bao gồm năm điều: Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm.

Tháng 9 năm 1957, trong diễn văn khai mạc lớp học lý luận khóa I Trường Nguyễn Ái Quốc, Người đã căn dặn: “Trong thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng cần phải mạnh dạn hơn bao giờ hết. Muốn cải tạo xã hội mà Đảng không tự cải tạo mình, không tự nâng cao mình thì không thể được. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi đảng viên và cán bộ phải có lập trường giai cấp vô sản thật vững chắc, giác ngộ cao về chủ nghĩa xã hội. Cán bộ, đảng viên phải rửa sạch ảnh hưởng những tư tưởng của giai cấp bóc lột, rửa sạch chủ nghĩa cá nhân, rèn luyện chủ nghĩa tập thể, khắc phục các bệnh quan liêu, hẹp hòi để liên hệ chặt chẽ với quần chúng”[33, tr.93].

Tháng 3 năm 1961, trong bài nói chuyện tại Hội nghị chỉnh huấn trung ương, Người nhắc nhở mỗi cán bộ, mỗi đảng viên và mỗi người lao động cần phải bồi dưỡng cho mình: “ý thức làm chủ và tinh thần tập thể xã hội chủ

nghĩa”[35, tr.71]. Quan điểm “tất cả phục vụ sản xuất”. Ý thức cần kiệm xây dựng nước nhà. Tinh thần tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Đồng thời cần chống lại những tư tưởng, tác phong xấu: chủ nghĩa cá nhân, quan liêu mệnh lệnh, tham ô, lãng phí, bảo thủ, rụt rè.

* Xây dựng đạo đức của Đảng CSVN trên phương diện tổ chức.

Sinh thời, Bác đặt niềm tin vào Đảng, đội tiên phong của giai cấp và dân tộc, Đảng có vững cách mạng mới thành công. Trong quá trình lãnh đạo, Đảng cũng mắc nhiều khuyết điểm. Bác coi việc Đảng mắc khuyết điểm như một lẽ đương nhiên. Người đã lý giải “Rất là đơn giản, dễ hiểu:

Đảng ta không phải trên trời sa xuống. Nó ở trong xã hội mà ra. Vì vậy, tuy nói chung, thì đảng viên phần nhiều là những phần tử tốt, nhưng vẫn có một số chưa bỏ hết những thói xấu tự tư tự lợi, kiêu ngạo, xa hoa…Những thói xấu đó có đã lâu, nhất là trong 80 năm nô lệ. Những thói xấu đó, họ mang từ xã hội vào Đảng.

Cũng như những người hằng ngày lội bùn, mà trên mình có hôi bùn, có vết bùn. Như thế thì có gì là kỳ quái? Vì lội bùn thì nhất định có hôi bùn. Cần phải tắm rửa lâu mới sạch. Trái lại, nếu lội bùn mà không có hôi bùn mới thật là kỳ quái. Nếu trong Đảng ta, một Đảng mới từ trong xã hội cũ bước ra, nếu nó hoàn toàn không có những người xấu, việc xấu như thế mới là kỳ quái chứ! Cố nhiên nói thế không phải là để tự bào chữa…”[27, tr.303]

Trên góc độ văn hóa đạo đức, tự phê bình và phê bình của Đảng là một nội dung văn hóa, có lúc Bác đã nói: “Một đảng mà giấu giếm khuyết điểm là một đảng hỏng; một đảng thấy rõ khuyết điểm, dám nhận khuyết điểm và sửa lỗi khuyết điểm mới là một đảng cách mạng, chân chính và chắc chắn”[27, tr.301].

Trong lịch sử Đảng ta có hơn một lần Đảng mắc khuyết điểm to. Nhưng sau đó Đảng nhận và sửa chữa nhanh chóng khuyết điểm đó.

Cải cách ruộng đất năm 1953 - 1956. Đảng đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng và kéo dài. Thực tế, cải cách ruộng đất là một chủ trương đúng, là công việc tiếp theo của việc thực hiện khẩu hiệu: Độc lập dân tộc và người cày có ruộng. Lúc đó, cuộc kháng chiến chống Pháp đang trên đà thắng lợi và sau đó là thắng lợi. Miền Bắc được giải phóng. Đây là lúc Đảng đem lại hiện thực cho giấc mơ ngàn đời cho nông dân: có ruộng. Trong quá trình tổ chức thực hiện chúng ta mắc phải sai lầm, một số nơi đánh vào nội bộ Đảng, không phân biệt rõ ta và địch, gây ra oan khuất và mâu thuẫn trong nội bộ nông dân… Bác đã tự phê bình trước nhân dân, Người nói: “Vì sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ có chỗ thiếu cụ thể, thiếu kiểm tra, đôn đốc, cho nên khi cải cách ruộng đất đã xảy ra những khuyết điểm, sai lầm: trong việc thực hiện đoàn kết nông thôn, việc đánh kẻ địch, việc chấn chỉnh tổ chức trong chính sách thuế nông nghiệp…

Trung ương Đảng và Chính phủ đã nghiêm khắc kiểm điểm những sai lầm, khuyết điểm ấy, và đã có kế hoạch kiên quyết sửa chữa nhằm đoàn kết cán bộ, đoàn kết nhân dân, ổn định nông thôn, đẩy mạnh sản xuất…

Công tác cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức đã mắc những sai lầm nghiêm trọng làm tổn thất nặng nề cho ta về nhiều mặt. Nhưng chúng ta đã thấy rõ những sai lầm đó và quyết tâm sửa chữa, thì nhất định sửa chữa được. Vì Đảng ta là một đảng chỉ vì lợi ích của nhân dân mà phấn đấu, ngoài ra không có một lợi ích riêng nào khác. Trải qua bao nhiêu năm đấu tranh anh dũng và gian khổ, Đảng ta không bao giờ sợ khổ sợ khó và cũng không hề sợ vạch rõ khuyết điểm của mình. Có khuyết điểm thì Đảng thành khẩn nhận và kiên quyết sửa chữa”[32,tr.446]

* Xây dựng đạo đức của Đảng CSVN trên phương diện đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Coi trọng việc giáo dục đạo đức cách mạng, sau khi Đảng lãnh đạo nhân dân giành được chính quyền, Hồ Chí Minh càng quan tâm nhiều đến đạo đức của cán bộ, đảng viên của Đảng cầm quyền. Người hiểu rất rõ rằng, suy thoái về đạo đức là khởi điểm của sự tha hóa, mà tha hoá về đạo đức sẽ dẫn đến tha hoá về chính trị, nên mong muốn Đảng phải trong sạch, trong đó đội ngũ cán bộ, đảng viên không để chức, quyền, danh, lợi làm hoen ố lương tâm, bôi nhọ danh dự, dẫn đến suy thoái, biến chất,v.v.. Cũng theo Người, trong bất kỳ thời điểm nào, làm công việc gì, muốn quy tụ và hấp dẫn quần chúng, người cán bộ, đảng viên cũng phải đặt lợi ích của Đảng ra trước, lợi ích cá nhân lại sau và "đó là nguyên tắc cao nhất của Đảng, đó là tính Đảng"

Người kịch liệt lên án những hành vi vi phạm đạo đức cách mạng và xử lý nghiêm minh các hành vi đó.

Ví dụ như trong kháng chiến chống Pháp, Đại tá Trần Dụ Châu vốn cũng là người cách mạng, nhưng khi làm Cục trưởng Cục quân nhu đã lợi dụng chức vụ, bớt xén phần cơm áo vốn đã rất thiếu thốn của bộ đội ta để cùng đồng bọn sống phè phỡn, lãng phí, trụy lạc…Vụ án được khởi tố, đưa ra Tòa án quân sự, y bị lãnh án tử hình. Trần Dụ Châu và gia đình kháng án lên Bác Hồ, xin được khoan hồng. Vụ án đã gây cho Người một nỗi đau buồn sâu sắc. Nhưng đối với loại sâu mọt đục khoét nhân dân, trị một người để cứu muôn người, dù rất đau lòng, Bác đã ký lệnh bác đơn chống án của Trần Dụ Châu. Vụ án được thi hành.

Tóm lại, đối với những giai đoạn lịch sử khác nhau, trong mỗi nhiệm vụ cách mạng khác nhau, thì việc xây dựng đạo đức của đảng cầm quyền và yêu cầu về đạo đức đối với người cán bộ, đảng viên được biểu hiện cụ thể khác nhau. Hồ Chí Minh đã xây dựng được hệ thống tư tưởng lý luận đạo đức cách mạng, đồng thời Người cũng là tấm gương mẫu mực nhất về rèn luyện đạo đức cách mạng, thực hành đạo đức cách mạng. Cũng chính nhờ sống và

thực hành theo lý luận đạo đức cách mạng mà nhân cách Hồ Chí Minh được phát triển, trở nên cao đẹp, là khuôn mẫu lý tưởng cho các thế hệ những người cộng sản Việt Nam học tập, rèn luyện và noi theo.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của Đạo đức đối với Đảng cộng sản Cầm quyền và vận dụng trong giai đoạn hiện nay (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)