Khảo sát và kiểm tra thường xuyên

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển thị trường của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội trong giai đoạn 2005-2015.doc (Trang 46 - 52)

5. Công tác xây dựng chiến lược phát triển thị trường giai đoạn 2006-201

3.7.2. Khảo sát và kiểm tra thường xuyên

Công ty cần phải có những đợt khảo sát và kiểm tra trình độ tay nghề cũng như năng lực chuyên môn đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty để từ đó loại bỏ những thành phần thiếu tích cực và không đáp ứng được điều kiện, đòi hỏi của công việc và đào tạo, bồi dưỡng những gì thiếu. Chỉnh sửa theo đúng và kế hoạch đầu tư cho nguồn nhân sự. Khắc phục những khiếm khuyết mắc phải. Mỗi lần khảo sát, kiểm tra công ty sẽ có một đội ngũ nhân viên có đầy đủ trình độ kỹ năng tay nghề và tinh thần trách nhiệm trong công ty góp phần thúc đẩy quá trình phát triển lâu dài của công ty trước hết là giai đoạn 2006 - 2015

3.7.3.Tăng cường chi phí cho bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đối với đội ngũ nhân lực

Khuyến khích đội ngũ cán bộ công nhân viên tự bồi bổ kiến thức, kỹ năng cho bản thân mình để đáp ứng được yêu cầu của công việc một cách tốt nhất.

Tổ chức phong trào thi đua thực hiện tốt công việc trong toàn công ty, góp phần thúc đẩy công nhân nâng cao tay nghề, tinh thần sáng tạo.

Chi phí cho bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng được trích từ doanh thu, công ty cần tăng cường đầu tư cho nhiều nguồn nhân lực cả về tái sản xuất và sản xuất cho đội ngũ nhân viên.

Tạo ra không khí, môi trường làm việc thân thiện, khả năng làm việc hết mình, luôn tạo cơ hội thăng tiến, đối với người trong công ty. Muốn thực sự lớn mạnh và phát triển mở rộng thị trường công ty có một đội ngũ nhân lực giỏi về chuyên môn và có lòng nhiệt tình, tính tự giác kỷ luật cao, làm việc độc lập sáng tạo, đồng tâm hiệp lực vì mục tiêu lâu dài của công ty.

Ngày nay trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thế giới trở thành thị trường chung rộng lớn, xuất hiện nhiều tổ chức thương mại hóa tự do. Điều này làm cho môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt và khốc liệt hơn. Thị trường mở tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển đòi hỏi mỗi công ty phải tìm ra cho mình hướng đi đúng, thích ứng được với sự thay đổi của môi trường. Thế giới ngày càng hiện đại con người càng nảy sinh ra nhiều nhu cầu mới, sự thành công của các công ty không tách biệt khỏi việc đáp ứng tốt nhất yêu cầu và đòi hỏi của người tiêu dùng. Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội cũng vậy cũng cần phải xác định đúng hướng đi cho mình trong giai đoạn mới năm tới 2010 - 2015, tạo ra một lợi thế chủ động cho riêng mình, giành thắng lợi trước các đối thủ trong kinh doanh nhờ đi trước một bước trong công tác phát triển mở rộng thị trường. Phát triển thị trường là gốc tạo ra sự phát triển sản xuất xét trên khía cạnh nền kinh tế thị trường hiện nay.

Bài làm còn nhiều hạn chế, em mong thầy đóng góp thêm ý kiến để bài được hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Sách

1.1. Quản trị chiến lược trong nền kinh tế toàn cầu -TS. Phạm Thị Thu Hương. NXB.CTQG.2001.

1.2. Chiến lược kinh doanh, phương án, phương án sản xuất - PTS.Trần Hoàng Lâm, NXB Thống kê 1994.

1.3. Giáo trình: Quản trị chiến lược - PGS.TS. Lê Văn Tâm, NXB Thống kê 2000

II. Website

1. http://www.hameco.com.Việt Nam 2. http://www.vietbao.vn

3. http://www.365ngay.com.vn

Mục lục

Lời mở đầu...1

Phần 1: Một số lý luận cơ bản về quản trị chiến lược ...2

1.1. Khái niệm về quản trị chiến lược...2

1.2. Vai trò, ý nghĩa của quá trình thực hiện quản trị chiến lược ...

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chiến lược...5

1.3.1. Môi trường vĩ mô...5

1.3.2. Môi trường vi mô ...9

1.4. Sự cần thiết phải thực hiện quản trị chiến lược ...11

Phần 2: Thực trạng công tác thực hiện chiến lược phát triển thị trường của công ty cơ khí Hà Nội giai đoạn 2006-2015 1. Tìm hiểu về chiến lược thị trường ...12

2. Sơ lược về công ty TNHH cơ khí Hà Nội...13

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển...13

2.2. Chức năng và nhiệm vụ...16

2.3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh...17

3. Tình hình phát triển thị trường của công ty giai đoạn 1996-2005 ...15

3.1. Thị trường tiêu thụ của công ty ...15

3.1.1. Thị trường trong nước...15

3.1.2. Thị trường ngoài nước...18

3.2. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm chủ yếu...19

4. Đánh giá tình hình phát triển thị trường của công ty giai đoạn 1996-2005...22

4.1. Những thành tựu đạt được...22

4.2. Hạn chế và nguyên nhân...23

5. Công tác xây dựng chiến lược phát triển thị trường giai đoạn 2006-2015...24

5.1. Chiến lược chung của công ty... 24

5.1.1. Mục đích của chiến lược...26

5.1.2. Phương hướng thực hiện chiến lược...26

5.2.1. Lựa chọn thị trường căn cứ vào sơ đồ Swot...27

5.2.2. Mục tiêu của chiến lược...30

5.2.3. Nội dung của chiến lược...31

5.2.3.1. Nghiên cứu và tiếp cận thị trường...31

5.2.3.2. Phân đoạn thị trường...32

5.2.3.3. Lựa chọn thị trường...32

5.2.3.4. Thâm nhập và mở rộng thị trường...32

Phần 3; Giai pháp thực hiện chiến lược phát triển thị trường cho công ty giai đoạn 2006-2015 3.1. Nâng cao chất lượng của công tác nghiên cứu thị trường...33

3.1.1. Thiết lập bộ phận chức năng marketing...33

3.1.2. Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác dự báo trị trường...34

3.1.3. Trang bị hệ thống maý tính phục vụ công tác phân tích môi trường...35

3.1.4. Có chế độ khen thưởng hợp lý đối với cán bộ nghiên cứu thị trường...35

3.1.5. Tuyển dụng đội ngũ marketing chuyên nghiệp...35

3.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm...36

3.2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm...36

3.2.2. Đa dạng hóa sản phẩm...36

3.2.3. Xây dựng và duy trì thương hiệu sản phẩm và thương hiệu của công ty...37

3.3. Xây dựng hoàn thiện các kênh phân phối...38

3.3.1. Kênh phân phối trực tiếp...38

3.3.2. Kênh phân phối gián tiếp...39

3.4. Tăng cường cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới trong sản xuất...40

3.4.1. Thúc đẩy cải tiến kỹ thuật toàn công ty...40

3.4.2. Chọn công nghệ thích hợp...42

3.4.3. Ap dụng công nghệ mới tiên tiến...42

3.5. Tăng cường xúc tiến thương mại...42

3.5.1. Chủ động trong việc tiếp thị sản phẩm...42

3.5.3. Chuyên môn hóa bộ phận tiếp thị...43

3.6. Thay đổi tư duy quản trị sát với thực tế...44

3.6.1. Lãnh đạo cấp cao...45

3.6.2. Lãnh đạo cấp trung gian...45

3.6.3. Lãnh đạo cấp cơ sở...45

3.7. Đầu tư nhiều vào nguồn nhân lực...46

3.7.1. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực theo hướng chuyên môn...47

3.7.2. Khảo sát và kiểm tra thường xuyên...47

3.7.3.Tăng cường chi phí cho bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng đối với đội ngũ nhân lực ...48

Lời kết...49

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển thị trường của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên cơ khí Hà Nội trong giai đoạn 2005-2015.doc (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w