Phân tích phần tài sả n

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về phân tích tình hình tài chính. (Trang 42 - 49)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh

4.1.1.Phân tích phần tài sả n

Tài sản có là kết quả của việc sử dụng vốn của Ngân hàng. Chất lượng tài sản có trong kinh doanh Ngân hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu và cũng là yếu tố phức tạp nhất khi phân tích hoạt động Ngân hàng.

4.1.1.1. Phân tích tng quát tài sn

Sau đây là bảng số liệu về kết cấu và sự biến động tài sản của Ngân hàng 3 năm 2005-2007

Thông qua bảng số liệu 2 ta thấy tổng tài sản của Ngân hàng qua 3 năm liên tục tăng. Năm 2005 là 1.055.135 triệu đồng, sang năm 2006 tổng giá trị của tài sản là 1.115.081 triệu đồng, tăng 59.946 triệu đồng tương đương với 5,68% so với năm 2005. Năm 2007 tổng tài sản là 1.250.040 triệu đồng, tăng 134.960 triệu đồng hay 12,10% so với năm 2006. Sự gia tăng giá trị của tổng tài sản qua các năm chủ yếu là do sự biến động của các khoản mục sau:

Khoản mục tiền mặt là vòng bảo vệđầu tiên của Ngân hàng trước yêu cầu rút tiền gửi và yêu cầu vay vốn không báo trước của khách hàng. Từ bảng số liệu ta thấy, khoản mục tiền mặt tại quỹ của Ngân hàng chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản nó tăng, giảm qua 3 năm từ năm 2005 đến năm 2007. Cụ thể là trong năm 2006 tiền mặt tại quỹ của Ngân hàng là 15.998 triệu đồng, tăng 7.874 triệu

đồng chiếm tỷ trọng là 1,43% trong tổng tài sản và tăng 96,92% so với năm 2005. Bng 2: Tng hp tài sn ca NH qua 3 năm (2005-2007) ĐVT: Triệu đồng So sánh NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 2006/2005 2007/2006 CH TIÊU S tin Ttrng S tin Ttrng S tin Ttrng S tin % S tin % 1. Tiền mặt tại quỹ 8.124 0,77 15.998 1.43 14.358 1,15 7.874 96,92 -1.640 -10,25 2. Tiền gửi 8.123 0,77 10.355 0.93 10.646 0,85 2.232 27,48 291 2,81 3. Hoạt động tín dụng 1.025.156 97,16 1.070.054 95.96 1.201.776 96,14 44.898 4,38 131.723 12,31 4. Tài sản cốđịnh 11.717 1,11 16.173 1.45 20.594 1,65 4.457 38,04 4.421 27,33 5. Sử dụng vốn khác 2.016 0,19 2.502 0.22 2.667 0,21 486 24,11 165 6,59 Tổng tài sản 1.055.135 100,00 1.115.081 100.00 1.250.040 100,00 59.946 5,68 134.960 12,10 Trong đó TSSL (2+3) 1.033.278 97,93 1.080.408 96.89 1.212.422 96,99 47.130 4,56 132.014 12,22 TSKSL (1+4+5) 21.857 2,07 34.673 3.11 37.619 3,01 12.816 58,64 2.946 8,50

Sang năm 2007 số tiền mặt tại quỹ có giảm nhưng không đáng kể và giảm 10,25% so với năm 2006. Với sự sụt giảm của quỹ tiền mặt cũng là một điều dễ hiểu bởi vì đây là khoản mục mang lại rất ít thậm chí không mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Thêm vào đó, thông qua sự phân tích thị trường thì việc giảm khoản tiền mặt nhằm làm tăng lượng tiền cho vay, đáp ứng nhu cầu về vốn của Ngân hàng là một chính sách đúng đắn của Ngân hàng, phù hợp với tình hình kinh tế tại địa phương. Tuy nhiên khoản mục này không lớn trong tổng tài sản.

Với sự sụt giảm của khoản mục tiền mặt là sự gia tăng của khoản tiền gửi. Việc gia tăng khoản tiền gửi nhằm tạo thêm nhiều lợi nhuận, làm tăng khả năng sinh lời cho Ngân hàng. Cụ thể như sau năm 2005 đạt 8.123 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,77%, năm 2006 là 10.355 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 0,93%, năm 2007 là 10.646 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,85%. Trong năm 2006 và năm 2007 tỷ trọng của khoản mục này tăng lên, nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong năm này Ngân hàng tăng cường khoản mục tiền gởi đểđáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn, nhu cầu rút tiền của khách hàng một phần tăng thêm thu nhập cho Ngân hàng làm cho khoản mục tiền gởi tăng lên.

Cho đến hiện nay hầu hết ở các Ngân hàng khoản mục cho vay là khoản mục tài sản lớn nhất trong Ngân hàng. Đây là khoản mục thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị tài sản. Đối với Techcombank thì khoản mục này chiếm tỷ trọng rất lớn trên 90% tổng tài sản. Việc khoản mục cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Ngân hàng cho thấy được nguồn thu chính của Ngân hàng là hoạt động cho vay, đây vừa là hoạt động đem đến nhiều lợi nhuận cũng như rủi ro cho Ngân hàng. Do đó Ngân hàng cần phải có nhiều biện pháp để hạn chế rủi ro cũng như tăng cường các hoạt động dịch vụ nhằm tạo thêm nguồn thu khác cho Ngân hàng.

Thông qua bảng số liệu ta thấy mặt dù lượng tiền dùng cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng có tăng lên qua các năm nhưng tỷ trọng của khoản mục này trong tổng tài sản lại tăng, giảm qua các năm. Cụ thể như sau năm 2005 tỷ trọng 97,16 %, năm 2006 tỷ trọng là 95,96%, sang năm 2007 tỷ trọng này lại tăng lên 96,14 %. Sở dĩ hoạt động tín dụng của Ngân hàng có sự giảm sút là do Ngân hàng rất thận trọng trong việc cho vay, Ngân hàng luôn tìm kiếm những khách

hàng có uy tín để cho vay hơn là chạy theo số lượng. Thêm vào đó là việc Ngân hàng ngày càng đa dạng hoá các loại hình hoạt động nhằm hạn chế rủi ro cho Ngân hàng. 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 2005 2006 2007 Năm T riu đ ồ ng Hoạt động tín dụng Tổng tài sản Hình 5: Tình hình hot động tính dng qua 3 năm

Tài sản cốđịnh là loại tài sản không chuyển giá trị một lần mà chuyển dần giá trị theo thời gian tham gia hoạt động kinh doanh với hình thức khấu hao. Qua bảng số liệu ta thấy: Tài sản cốđịnh tăng liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2005 tài sản cốđịnh là 11.717 triệu đồng, đến năm 2006 con số này tăng lên là 16.173 triệu đồng, tăng 4.457 triệu đồng tương đương 38,04 % so với năm 2005. Sang năm 2007 Tài sản cốđịnh đã tăng lên là 20.594 triệu đồng, tăng 4.421 triệu đồng tương đương 27,33 % so với năm 2006. Nguyên nhân làm cho Tài sản cố định tăng liên tục qua các năm là do: Năm 2006 và năm 2007 Ngân hàng mua thêm và sửa chữa cũng như trang bị và đổi mới trang thiết bị máy móc nhằm phục vụ tốt cho hoạt động của Ngân hàng. Cụ thể: Chi nhánh đổi mới các máy vi tính đã củ kỹ, trang bị thêm máy Potocopy, máy Fax, xe để Ban Giám Đốc đi công tác, mua sắm thêm nhiều thiết bị văn phòng, bàn ghếđể phục vụ cho công tác hoạt động của mình.

Bên cạnh việc đầu tư cho vay Ngân hàng còn có khoản sử dụng vốn khác cũng chiếm tỷ trọng trong tổng tài sản và nó liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2005 là 2.016 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,19 % tổng tài sản. Năm 2006 là 2.502 triệu đồng tăng 486 triệu đồng và tương đương là 24,11 % so với năm

2005. Năm 2007 là 2.667 triệu đồng tăng 165 triệu đồng và tăng 6,59 % so với năm 2006. Sự gia tăng của khoản mục này cho thấy Ngân hàng không chỉ tập trung cho vay mà còn mở rộng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ vừa đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như nền kinh tế, vừa hạn chế rủi ro.

Qua các số liệu vừa phân tích ở trên cùng với sự sụt giảm tỷ trọng của hoạt động tín dụng và sự tăng lên của khoản mục tiền gửi, sử dụng vốn khác trong tổng tài sản cũng tăng lên liên tục. Cho thấy Ngân hàng ngày càng thận trọng hơn trong việc cho vay nhằm hạn chế rủi ro.

Tài sản sinh lời của Ngân hàng là những tài sản có khả năng mang lại thu nhập lớn cho Ngân hàng. Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy tỷ trọng của những tài sản sinh lời có xu hướng giảm, tăng qua các năm. Năm 2005 tài sản sinh lời chiếm 97,93%, năm 2006 là 96,89%, năm 2007 là 96,99%. Nguyên nhân của sự sụt giảm, tăng này là do trong năm Ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng uy tín để cho vay. Ngoài ra, với sự biến động của tình hình kinh tế thì việc hạn chế rủi ro cũng là một việc rất quan trọng cần được xem xét kỹ lưỡng. Mặc dù sự sụt giảm này không lớn lắm nhưng đây có thể là dấu hiệu dự báo tình hình biến động xấu cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bởi vì sự giảm sút của tài sản sinh lời làm ảnh hưởng đến nguồn thu nhập hiện tại và trong tương lai của Ngân hàng làm cho Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu về lợi nhuận.

Qua sự phân tích ở trên thì nhìn chung Ngân hàng rất chú trọng trong việc hạn chế rủi ro thông qua việc giảm khoản mục cho vay và tăng khoản mục sử dụng vốn khác. Tuy nhiên việc hạn chế rủi ro làm cho tài sản sinh lời giảm xuống và lợi nhuận của Ngân hàng cũng sẽ bị sụt giảm theo. Ngoài ra với việc giảm lượng cho vay làm cho Ngân hàng sẽ bị thu thiệt trong việc cạnh tranh với các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác do mất đi một lượng đáng kể khách hàng.

4.1.1.2. Phân tích nghiệp v cho vay

Bảng 3: Các chỉ số phân tích nghiệp vụ cho vay của NH qua 3 (2005-2007)

ĐVT: Triu đồng

CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 1.055.135 1.115.081 1.250.040

2. Vốn huy động Triệu đồng 381.792 445.392 394.500

3. Doanh số thu nợ Triệu đồng 841.350 962.415 1.396.785

4. Tổng dư nợ Triệu đồng 681.257 829.845 781.232

5. Nợ quá hạn Triệu đồng 12.270 24.615 20.490

6. Tổng dư nợ / nguồn vốn huy động Lần 1,78 1,86 1,98

7. Tổng dư nợ / tổng tài sản % 64,57 74,42 62,50

8. Nợ quá hạn / tổng dư nợ % 1,80 2,97 2,62

(Ngun: Ngân hàng TMCP K Thương VN - CN Cn Thơ)

Phân tích tín dụng là một việc làm phức tạp và đòi hỏi nhiều nguồn thông tin chính xác. Do đó ngoài việc phân tích những thông tin trên bảng cân đối kế toán thì cần phải phân tích thêm về tình hình cho vay của Ngân hàng thông qua các chỉ số sau:

Dư nợ trên nguồn vốn huy động: Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng. Chỉ tiêu này quá lớn hoặc quá nhỏđều không tốt. Bởi vì chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động này không hiệu quả. Qua 3 năm tỷ số dư nợ / vốn huy động tăng lên liên tục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên nhân của sự tăng lên này là do tình hình cho vay của Ngân hàng có nhiều tiến bộ cụ thể là năm 2006 doanh số cho vay là 1.111.005 triệu đồng, tăng 119.974 triệu đồng tương đương 12,11 % so với năm 2005. Sang năm 2007 doanh số cho vay là 1.321.170 triệu đồng, tăng 210.165 triệu đồng tương đương 18,92 % so với năm 2006 [bảng 1]. Mặt khác, do đó tốc độ tăng của dư nợ lớn hơn tốc độ tăng của vốn huy động. Tuy nhiên trong 3 năm vừa qua chỉ tiêu này là không cao lắm, trung bình khoảng 1,87 lần. Tức là bình quân khoảng 1,87 đồng

dư nợ cho một đồng vốn huy động tham gia. Điều này cho thấy Ngân hàng không sử dụng tốt nguồn vốn huy động trong hoạt động cho vay của mình.

Hình 6: Tng dư n trên ngun vn huy động

Trong năm 2006 dư nợ trên vốn huy động là 1,86 lần, tăng 0,08 lần so với năm 2005. Sang năm 2007 tỷ số này đã tăng lên là 1,98 lần tăng 0,12 lần so với năm 2006. Nguyên nhân của sự tăng liên tục là do: trong năm 2006,2007 tình hình cho vay của Ngân hàng có nhiều tiến bộ như trên ta đã phân tích. Do vậy tốc độ tăng của dư nợ lớn hơn tốc độ tăng của vốn huy động. Qua bảng số liệu ta thấy tình hình vốn huy động của Ngân hàng có chiều hướng giảm, đặc biệt là năm 2007 con số này giảm còn 394.500 triệu đồng giảm 50.892 triệu đồng so với năm 2006 thêm vào đó nhu cầu vay của khách hàng lại tăng lên thông qua doanh số cho vay. Cụ thể năm 2007 doanh số cho vay đã đạt 1.321.170 triệu đồng tăng 210.165 triệu đồng so với năm 2006. Do đó cho thấy Ngân hàng không có được sự hiệu quả của khoản mục nguồn vốn huy động.

Tổng dư nợ trên tổng tài sản: Đây là chỉ số tính toán phản ánh hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản. Ngoài ra chỉ số này còn giúp nhà phân tích xác định quy mô hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Chỉ số này trong 3 năm qua là khá cao. Cụ thể năm 2005 là 64,57 %, năm 2006 là 74,42 %, năm 2007 là 62,50 %. Mặc dù chỉ số này có giảm qua các năm (2006 – 2007) nhưng chỉ số này là khá cao trên 60% cho thấy hoạt động cho vay chiếm một tỷ trọng lớn trong hoạt động

1.78 1.86 1.98 1.75 1.80 1.85 1.90 1.95 2.00 2005 2006 2007 Năm Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động

của Ngân hàng. Tuy nhiên với một tỷ trọng cao như thế thì Ngân hàng đang phải đối mặt với rủi ro khá lớn từ việc cho vay. Do đó Ngân hàng cần phải đa dạng hoá hoạt động của mình, tăng cường đầu tư vào các dịch vụ nhằm tạo cho Ngân hàng có được một cơ cấu tài sản hợp lý hơn.

Nợ quá hạn trên tổng dư nợ: Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Ngân hàng nào có chỉ số này thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng này cao. Chỉ tiêu này phản ảnh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng một cách rõ rệt. Theo bảng số liệu trên ta thấy chỉ số này tăng giảm liên tục trong 3 năm qua. Cụ thể năm 2005 là 1,8%, sang năm 2006 là 2,97%. Đến năm 2007 chỉ số này giảm xuống còn là 2,62 %. Chỉ số này giảm xuống cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng hoạt động tốt hơn ở năm 2007 so với năm 2006. Có được kết quả này là do Ngân hàng đã đề ra những giải pháp hữu hiệu trong việc hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn. Cụ thể là mỗi cán bộ tín dụng theo dỏi, quản lý một số khách hàng cụ thể có trách nhiệm nhắc nhỡ khách hàng những khoản tiền sắp và đến thời hạn trả, đồng thời làm thủ tục phát mãi tài sản đối với những khách hàng không còn khả năng trả nợđể thu hồi phần vốn mà ngân hàng đã cho vay.

Nhìn chung thì hoạt động cho vay của Ngân hàng trong các năm qua có nhiều tiến triển. Cho vay vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản. Tình hình thu nợ cũng như nợ quá hạn của ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, Ngân hàng cần phải sử dụng vốn một cách hiệu quả hơn, cần phải xem xét lại cơ cấu tài sản, đa dạng hoá các hoạt động đầu tư nhằm tạo ra một cơ cấu tài sản hợp lý hơn đồng thời làm giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng. Cụ thể Ngân hàng cần giảm tỷ trọng tổng dư nợ trên vốn huy động xuống để nguồn vốn huy động tham gia vào tổng dư nợ nhiều hơn. Giảm tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ xuống để Ngân hàng giảm bớt phần nào rủi ro.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về phân tích tình hình tài chính. (Trang 42 - 49)