Phân tích thu nhậ p

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về phân tích tình hình tài chính. (Trang 58)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh

4.2.1.Phân tích thu nhậ p

Bng 7: Tình hình thu nhp ca NH qua 3 năm (2005-2007)

ĐVT: Triệu đồng

(Ngun: Ngân hàng TMCP K Thương VN - CN Cn Thơ)

So sánh Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006 CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 60.417 100,00 68.046 100,00 77.873 100,00 7.629 12,63 9.827 14,44 1. Thu nhập lãi suất 60.107 99,49 67.674 99,45 77.421 99,42 7.568 12,59 9.747 14,40

Thu lãi cho vay 59.853 99,07 67.373 99,01 77.100 99,01 7.520 12,56 9.728 14,44

Thu lãi tiền gửi 254 0,42 302 0,44 321 0,41 48 18,93 20 6,47

Phân tích thu nhập là một công việc rất quan trọng đối với một Ngân hàng. Bởi vì qua phân tích ta có thể thấy được sự biến động của thu nhập, những nguyên nhân tác động đến sự biến động này. Từđó Ngân hàng cần có những biện pháp phù hợp để tăng lợi nhuận của Ngân hàng đồng thời có thể kiểm soát được rủi ro trong kinh doanh.

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy tổng thu nhập của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Năm 2005 tổng thu nhập là 60.417 triệu đồng, năm 2006 thu nhập đạt 68.046 triệu đồng, so với năm 2005 thì thu nhập tăng 7.629 triệu đồng. Đến năm 2007 tổng thu nhập đạt được là 77.873 triệu đồng tăng 9.827 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân tăng lên của tổng thu nhập là do sự tăng lên của các khoản mục thu nhập lãi suất và ngoài lãi suất.

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 2005 2006 2007 Năm T riu đ ồ ng Thu nhập lãi suất

Thu nhập ngoài lãi suất

Hình 9: Thu nhp lãi sut và thu nhp ngoài lãi sut

Thu nhập lãi suất: Đây là nguồn thu chủ yếu chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Nó bao gồm các nguồn thu từ thu lãi cho vay, thu lãi tiền gửi. Nhìn chung thì thu nhập lãi suất của Ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2005 là 60.107 triệu đồng, năm 2006 là 67.674 triệu đồng, so với năm 2005 tăng 7.568. Đến năm 2007 con số này đã là 77.421triệu đồng, tăng 9.747triệu đồng so với năm 2006. Sự gia tăng này chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự biến động các khoản mục tiền gửi và hoạt động tín dụng nhưở phần trước ta đã phân tích,khoan mục tiền gởi tăng liên tục qua các năm. Cụ thể năm (Bảng 2) 2006 là 10.355 triệu đồng tăng 2.232 triệu đồng so với năm 2005, đến năm 2007

số tiền gởi đã là 10.646 triệu đồng tăng 291 triệu đồng so với năm 2006. Không chỉ thế khoản mục hoạt động tín dụng cũng tăng đáng kể, năm 2006 là 1.070.054 triệu đồng tăng 44.898 triệu đồng so với năm 2005. Sang năm 2007 là 201.776 triệu đồng tăng 131.723 triệu đồng so với năm 2006 (Bảng 2). Chính sự gia tăng liên tục của hai khoản mục trên đã làm cho khoản mục thu nhập lãi suất của Ngân hàng tăng lên liên tục. Để hiểu rỏ hơn sự ảnh hưởng của hai khoản mục tiền gởi và hoạt động tín dụng như thế nào, chúng ta cần tìm hiểu về khoản mục thu lãi tiền gởi và thu lãi cho vay, đây chính là nguyên nhân trực tiếp làm cho thu nhập lãi suất tăng lên. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do sự tăng lên của các khoản mục sau:

Thu lãi cho vay: Đây là nguồn thu lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bởi vì Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ huy động vốn sau đó đem đi cho vay và hưởng lợi nhuận từ sự chênh lệch giữa lãi suất huy động và tiền lãi cho vay. Vì vậy cho vay là hoạt động chính của tất cả các Ngân hàng. Trong 3 năm 2005-2007 tình hình cho vay của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm, nguyên nhân của sự tăng lên này là trong những năm qua Chi nhánh không ngừng tăng cường chất lượng tín dụng, thêm vào đó là uy tín của Ngân hàng không ngừng được nâng lên dẫn đến làm tăng thu nhập từ hoạt động cho vay. Cụ thể như trong năm 2006 thu từ hoạt động cho vay là 67.373 triệu đồng, tăng 7.520 triệu đồng so với năm 2005. Đến năm 2007 con số này đã là 77.100 triệu đồng tăng 9.728 triệu đồng so với năm 2006. Cùng với sự tăng lên về số tiền thì tỷ trọng của khoản mục này trong tổng tài sản cũng rất cao qua các năm (Năm 2005 là 99,07%; Năm 2006 là 99,01%; Năm 2006 là 99,01%).

Phân tích cho vay ở trên cho thấy hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng do đó cùng với sự tăng lên của những khoản cho vay thì thu từ lãi cho vay cũng tăng theo. Cùng với sự tăng lên không ngừng của thu lãi cho vay thì thu lãi tiền gửi của Ngân hàng ở các Tổ chức tín dụng và Ngân hàng khác cũng liên tục tăng qua các năm nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ so với thu nhập từ cho vay ( Năm 2005 là 0,42%; Năm 2006 là 0,44%; Năm 2007 là 0,41% ). Nguyên nhân gia tăng của khoản mục này là rất dễ hiểu. Bởi vì tiền gửi là khoản mục cũng mang lại thu nhập cho Ngân hàng.

Ngoài nguồn thu từ lãi suất còn có các nguồn thu ngoài lãi suất như thu phí bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, thu dịch vụ, thu khác cũng liên tục tăng qua các năm mặc dù những khoản mục này chiếm một tỷ trọng nhỏ nhưng nó cũng đóng góp một phần đáng kể vào nguồn thu của Ngân hàng. Điều này cho thấy ngoài hoạt động cho vay Ngân hàng không ngừng tăng cường mở rộng thêm các dịch vụ nhằm tăng thêm nguồn thu cho Ngân hàng và hạn chế rủi ro từ hoạt động cho vay. 0.51 0.57 0.58 0.5 0.52 0.54 0.56 0.58 0.6 2005 2006 2007 Năm % Thu nhập ngoài lãi suất

4.2.2. Phân tích chi phí Bng 8: S biến động chi phí ca NH qua 3 năm (2005-2007) ĐVT: Triệu đồng So sánh Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006 CHỈ TIÊU Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng chi phí 44.330 100,00 49.544 100,00 54.489 100,00 5.214 11,76 4.946 9,98 1. Chi phí kinh doanh 33.056 74,57 37.460 75,61 41.436 76,04 4.404 13,32 3.977 10,62 Chi trả lãi tiền gửi 5.235 11,81 7.160 14,45 8.484 15,57 1.925 36,76 1.325 18,50 Chi trả lãi tiền vay 17.159 38,71 19.464 39,29 21.822 40,05 2.306 13,44 2.358 12,11 Trả lãi các giấy tờ có giá 10.662 24,05 10.845 21,89 11.130 20,43 183 1,72 285 2,63 2. Nộp thuế và các khoản phí, Lệ phí 50 0,11 144 0,29 201 0,37 95 190,91 57 39,58

3. Chi nhân viên 1.275 2,88 1.860 3,75 2.592 4,76 585 45,88 732 39,35

4. Chi phi khác 9.950 22,44 10.080 20,35 10.260 18,83 131 1,31 180 1,79

Việc phân tích chi phí giúp cho Ngân hàng kiểm soát một cách tốt hơn những khoản chi phí phát sinh thêm nhằm hạn chế một cách tốt nhất những khoản chi phí không cần thiết để làm tăng lợi nhuận. Sau đây là tình hình chi phí của Ngân hàng qua 3 năm: Cùng với sự tăng trưởng của thu nhập thì các khoản chi phí cũng tăng lên tương ứng. Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng chi phí của Chi nhánh qua ba năm tăng liên tục. Năm 2005 tổng chi phi là 44.330 triệu đồng, năm 2006 là 49.544 triệu đồng, tăng 5.214 triệu đồng tốc độ tăng tương đương là 11,76% so với năm 2005. Đến năm 2007 tổng chi phí là 54.489 triệu đồng, tăng 4.946 triệu đồng hay tương đương 9,98% so với năm 2006. Trong đó chi phí kinh doanh chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí và nó liên tục tăng qua các năm. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do các khoản chi trả lãi tăng nhanh.

Chi trả lãi tiền gửi: Đây là khoản chi trả cho khách hàng gửi tiền vào chi nhánh, nó phản ảnh nguồn huy động vốn dưới hình thức các loại tiền gửi. Tương ứng việc huy động vốn bằng hình thức tiền gửi tăng lên là sự gia tăng các khoản chi phí trả lãi tiền gửi. Cụ thể, năm 2005 là 5.235 triệu đồng sang năm 2006 là 7.160 triệu đồng, tăng 1.925 triệu đồng tương đương 36,76 % so với năm 2005. Đến năm 2007 chi phí trả lãi tiền gửi là 8.484 triệu đồng tăng 1.325 triệu đồng tương đương tăng 18,5% so với năm 2006.

Chi trả lãi tiền vay là các khoản phải trả cho các tổ chức tín dụng khác, khoản mục này chiếm một tỷ trọng lớn trong chi phí kinh doanh (năm 2005 là 38,71%, năm 2006 là 39,29%, năm 2007 là 40,05% ) và nó luôn tăng qua các năm. Cụ thể năm 2005 là 17.159 triệu đồng, sang năm 2006 là 19.464 triệu đồng tăng 2.306 triệu đồng tương đương tăng 13,44% so với năm 2005. Đến năm 2007 con số này đã là 21.822 triệu đồng, tăng 2.358 triệu đồng hay tốc độ tăng tương đương là 12,11%.

Việc khoản mục chi trả lãi tiền vay tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí là do huy động vốn từ việc đi vay phải trả lãi suất cao hơn so với các khoản mục khác. Thêm vào đó việc huy động vốn từđi vay tăng lên qua các năm do các nhu cầu về vốn của Ngân hàng trong các năm tăng lên, cần nỗ lực hơn nữa trong công tác huy động vốn bằng hình thức tiền gửi vì đây là khoản mục có chi

phí trả lãi thấp. Việc huy động vốn từ việc đi vay phải chịu một chi phí trả lãi khá lớn làm cho lợi nhuận của Ngân hàng giảm xuống.

Chi trả lãi giấy tờ có giá: Tương ứng với sự biến động của khoản mục huy động từ các giấy tờ có giá đã được phân tích ở trên là sự biến động của chi phí trả lãi giấy tờ có giá.

Cụ thể như sau, năm 2005 chi phí cho việc huy động này là 10.662 triệu đồng, sang năm 2006 là 10.845 triệu đồng, tăng 183 triệu đồng hay tăng tương đương 1,72 % so với năm 2005. Đến năm 2007 con số này lại tăng lên là 11.130 triệu đồng, tăng 285 triệu đồng hay tốc độ tăng tương đương là 2,63 % so với năm 2006.

Chi nhân viên là các khoản chi trả lương, bảo hiểm xã hội, chi trang phục cho công nhân viên. Từ bảng số liệu ta thấy chi phí chi trả cho công nhân viên tăng liên tục qua các năm. Năm 2005 là 1.275 triệu đồng, sang năm 2006 là 1.860 triệu đồng, tăng 585 triệu đồng hay tăng tương đương 45,88% so với năm 2005. Đến năm 2007 là 2.592 triệu đồng, tăng 732 triệu đồng và tăng với tốc độ tương đương là 39,35% so với năm 2006.

Chi phí khác bao gồm các khoản chi thực hiện các dịch vụ, chi hoạt động như khấu hao tài sản cốđịnh, máy móc thiết bị, chi mua sắm công cụ dụng cụ lao động và các khoản chi khác liên quan đến tài sản. Nhìn chung trong 3 năm vừa qua thì khoản mục này có xu hướng tăng liên tục. Cụ thể năm 2005 là 9.950 triệu đồng, sang năm 2006 là 10.080 triệu đồng, tăng 131 triệu đồng tương đương 1,31% so với năm 2005. Đến năm 2007 con số này là 10.260 triệu đồng, tăng 180 triệu đồng hay tốc độ tăng tương đương là 1,79% so với năm 2006. Nguyên nhân của việc tăng khoản mục chi phí này là do trong những năm qua tên tuổi cũng như uy tín của Ngân hàng ngày càng cần được khẳng định và quản bá hình ảnh của mình cho nhiều khách hàng biết đến. Do đó các khoản chi phí như thông tin quảng cáo là cần thiết. Nhìn chung qua bảng phân tích chi phí của Ngân hàng ta thấy: cùng với sự tăng lên của thu nhập thì chi phí cũng tăng theo nhưng tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của thu nhập làm cho lợi nhuận của Ngân hàng liên tục tăng qua 3 năm (2005 – 2007). Sự tăng liên tục của lợi nhuận điều này cho thấy sự hợp lý trong kết cấu chi phí của Ngân hàng, tuy nhiên lại có sự

tăng rất cao của khoản mục thuế và các khoản phí lệ phí, từ 50 triệu đồng năm 2005, tăng lên 144 triệu đồng năm 2006, tăng 95 triệu đồng tương đương 190,91 % là chưa phù họp. Trong khi đó thì chi phí tuy có tăng nhưng ở mức là 11,76% năm 2006 so với năm 2005. Vấn đề chi trả tiền lương cho nhân viên là vấn đề cần được duy trì và tăng cao hơn nửa, vì tiền lương nó góp phần khích lệ làm cho nhân viên làm việc tốt hơn, giữ chân được người tài, đảm bảo đời sống nhân viên được tốt hơn. Cần tăng cường khoản mục trả lãi tiền gởi vì đây là điều kiện đầu tiên để thu hút và huy động vốn của Ngân hàng, cần giữ tốc độổn định các khoản mục chi trả tiền vay và chi trả các giấy tờ có giá vì mức lãi suất các khoản mục này cao hơn so với lãi suất tiền gởi của khách hàng.

4.2.3. Phân tích li nhun (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bng 9: Tình hình li nhun ca NH qua 3 năm (2005-2007)

ĐVT: Triu đồng

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VN - CN Cần Thơ)

Mục tiêu cuối cùng của bất cứ chủ thể nào cũng là lợi nhuận vì lợi nhuận vừa là thước đo chất lượng hoạt động vừa là mục tiêu sống còn.

Phân tích lợi nhuận giúp cho các nhà quản trị có thể theo dõi, kiểm soát, đánh giá lại các chính sách về tiền gửi và cho vay của mình, xem xét các kế hoạch mở rộng và tăng cường cho tương lai. Đồng thời qua phân tích lợi nhuận,

So sánh Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006 CHỈ TIÊU Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 60.417 68.046 77.873 7.629 12,63 9.827 14,44 Tổng chi phí 44.330 49.544 54.489 5.214 11,76 4.946 9,98 Lợi nhuận trước thuế 21.189 23.702 29.931 2.513 11,86 6.230 26,28 Thuế thu nhập DN 4.635 5.184 6.546 549 11,84 1.362 26,27 Lợi nhuận ròng 16.554 18.518 23.384 1.964 11,86 4.866 26,28

nhà quản trị có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá đúng hơn về kết quả đạt được, xu hướng tăng trưởng và các nhân tố tác động đến tình hình lợi nhuận của Ngân hàng.

Qua bảng số liệu 9 ta thấy lợi nhuận của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm. Đặc biệt là trong năm 2007, tốc độ tăng cao 26,28% so với năm 2006. Năm 2005 lợi nhuận đạt 16.554 triệu đồng, đến năm 2006 lợi nhuận tăng lên là 18.518 triệu đồng, tăng 1.964 triệu đồng, tương đương 11,86% so với năm 2005. Sang năm 2007 là 23.384 triệu đồng, tăng 4.866 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do tốc độ tăng lên của thu nhập cao hơn tốc độ tăng lên của chi phí (Trong năm 2006 tốc độ tăng lên của thu nhập là 12,63% trong khi đó tốc độ tăng lên của chi phí chỉ là 11,76%, trong năm 2007 tốc độ tăng lên của thu nhập là 14,44% trong khi đó tốc độ tăng lên của chi phí chỉ là 9,98%).

23.384 18.518 16.554 0 5000 10000 15000 20000 25000 2005 2006 2007 Năm T riu đ ồ n g Lợi nhuận ròng Hình 11: Li nhun ròng

Qua số liệu trên ta có thể nhận xét rằng tình hình hoạt động của Ngân hàng trong 3 năm qua là khá tốt. Chứng tỏ, Chi nhánh đã có những hoạt động hiệu quả, hướng đi đúng đắn phù hợp với tình hình kinh tế, có được những kết quả trên một phần đóng góp không nhỏ là do sự nhạy bén và linh hoạt trong việc xữ lý thông tin của toàn thể cán bộ và nhân viên trong Chi nhánh.

4.2.3.1. Ch s li nhun ròng / tng thu nhp

Lợi nhuận ròng/ tổng thu nhập cho biết một đồng thu nhập sẽ tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Theo bảng số liệu 10 tỷ số này tăng giảm liên tục qua các năm nhưng nhìn chung có xu thế tăng (năm 2005 là 27,40%, năm 2006 là 27,21%, năm 2007 là 30,03%). Điều này cho thấy hoạt động của Chi nhánh trong 3 năm qua có nhiều tiến bộ, Chi nhánh có những chiến lược kinh doanh hợp lý, sáng tạo và thích ứng với sự biến động của thị trường. Như ta đã thấy chỉ số này là khá cao (chỉ số này phải thường xuyên duy trì ở mức >10%). Điều này cho

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về phân tích tình hình tài chính. (Trang 58)