LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về tài trợ xuất nhập khẩu ngân hàng Công thương Cần Thơ (Trang 27 - 29)

Ngân hàng Công thương chi nhánh Cần Thơ có tiền thân là ngân hàng khu vực tỉnh Cần Thơ, trụ sở ban đầu tại số 39-41 Ngô Quyền Tỉnh Cần thơ. Đến 01/07/1988, Ngân hàng Công thương Tỉnh Cần Thơ chính thức được thành lập

theo Nghị Định 53 của Chính phủ và có trụ sở chính tại số 09 Phan Đình Phùng Tỉnh Cần Thơ thuộc Thành phố Cần Thơ hiện nay. Ngân hàng được giao nhiệm

vụ huy động nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn tại chỗ để đầu tư cho nền kinh tế địa phương, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của thành phố Cần Thơ.

Đến nay Ngân hàng Công thương chi nhánh Cần Thơ đã đi qua hơn 20 năm hoạt động. Chặng đường đi qua tuy gặp không ít khó khăn nhưng Ngân hàng Công thương chi nhánh Cần Thơ đã cố gắng vượt qua thử thách và tìm mọi cách để phát triển mở rộng kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh

của các thành phần kinh tế. Để tạo điều kiện thuận lợi và đưa vốn đến tận người

có nhu cầu vốn Ngân hàng Công thương chi nhánh Cần Thơ có hệ thống chi

nhánh và các phòng giao dịch như: phòng giao dịch Ninh Kiều, phòng giao dịch

Cái Tắc, phòng giao dịch Phong Điền, điểm giao dịch Xuân Khánh, đồng thời cải

cách hoạt động ngân hàng với các lĩnh vực: tiền tệ, tín dụng, thanh toán, xây

dựng tác phong làm việc mới, đào tạo cán bộ nghiệp vụ có chuyên môn sâu và

đầu tư xây dựng mạng lưới thanh toán điện tử trong toàn hệ thống, hệ thống rút

tiền tự động ATM, tham gia mạng lưới thanh toán quốc tế qua mạng Swift, giúp

luân chuyển nhanh vốn trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Thực hiện chiến lược xây dựng, định vị và phát triển thương hiệu trong

bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 15.4.2008, Ngân hàng Công thương Việt

Nam chính thức giới thiệu hệ thống nhận diện thương hiệu mới “VIETINBANK”

thay thế tên thương hiệu cũ “Incombank”.

Logo thương hiệu VIETINBANK bao gồm 2 phần chính: Các chữ cái

VIETINBANK thể hiện sự gắn kết hòa hợp, sự vận động và tiếp nối giao hòa giữa Trời và Đất, Âm và Dương. Mẫu biểu tượng thể hiện hình ảnh một ban mai tươi sáng với vầng dương đang lên và quỹ đạo chuyển mới được thể hiện bằng

hai sắc màu xanh và đỏ tươi sáng làm màu chủ đạo, phản ánh sự tin cậy, vững

vàng, kế thừa từ màu thương hiệu truyền thống của Ngân hàng . Bên cạnh đó, để

trình bày và thể hiện thông điệp một cách nhất quán, VIETINBANK đã lựa chọn

Optima - một kiểu chữ không chân rõ ràng, đơn giản và hiện đại làm kiểu chữ thương hiệu để sử dụng cho tất cả các tài liệu truyền thông của Ngân hàng. Do

đó, tất cả những yếu tố này giúp thể hiện một cách đầy đủ nét tính cách thương

hiệu VIETINBANK: Hiệu quả, tin cậy, hiện đại.

Hiệu quả: Hàm ý chỉ tính hiệu quả trong hoạt động và dịch vụ Ngân hàng nhằm cung cấp tiện ích, lợi ích tối ưu cho các khách hàng của VIETINBANK.

Tin cậy: Hàm ý chỉ sự nhất quán, sự vững vàng về tài chính và độ tin cậy

cao.

Hiện đại: Hàm ý chỉ suy nghĩ luôn hướng về phía trước của Ngân hàng. Hệ thống nhận diện thương hiệu mới được xây dựng dựa trên các giá trị thương hiệu của VIETINBANK, thể hiện bản sắc và tinh thần riêng của các dịch

vụ và sản phẩm mà VIETINBANK cung cấp, góp phần định vị VIETINBANK

khác biệt với các Ngân hàng khác trên thị trường. Để hình ảnh mới của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VIETINBANK gần gũi và thân thiện hơn với khách hàng, VIETINBANK đã

định hướng chiến lược phát triển thương hiệu mới là xây dựng Ngân hàng thành một tập đoàn tài chính đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, giữ vững vị trí hàng

đầu tại Việt Nam, trở thành một Ngân hàng lớn tại khu vực châu Á. Bên cạnh đó, hệ thống nhận diện thương hiệu mới sẽ có tác động tích cực đến toàn thể cán

bộ công nhân viên VIETINBANK, góp phần xây dựng nét văn hóa VIETINBANK, hướng đến duy trì và phát triển các giá trị thương hiệu của doanh

nghiệp.

VIETINBANK là tên thương hiệu trừu tượng song mang ý nghĩa gắn liền

với nét tính cách Tin cậy và chữ Tín - một trong những yếu tố quan trọng hàng

đầu trong ngành tài chính ngân hàng. Hệ thống nhận diện thương hiệu mới truyền

GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân29

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về tài trợ xuất nhập khẩu ngân hàng Công thương Cần Thơ (Trang 27 - 29)