3.2.1. Huy động vốn
Nhận tiền gởi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ
chức kinh tế và dân cư.
Nhận tiền gởi tiết kiệm với nhiều hình thức: tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm tích lũy,...
Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.
3.2.2. Cho vay tín dụng
Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
Tài trợ xuất khẩu - nhập khẩu; chiết khấu chứng từ hàng xuất.
Cho vay tiêu dùng.
3.2.3. Bão lãnh
Bảo lãnh và tái bảo lãnh: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng,
bảo lãnh thanh toán.
3.2.4. Thanh toán và tài trợ thương mại
Chuyển tiền trong nước và quốc tế, chuyển tiền nhanh Western Union.
Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi và séc.
Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua thẻ ATM và chi trả kiều hối.
Phát hành thanh toán L/C nhập khẩu, thông báo, xác nhận, thanh toán thư
tín dụng nhập khẩu.
Nhờ thu xuất - nhập khẩu (collection), nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A)
3.2.5 Ngân quỹ
Mua bán ngoại tệ
Thu, chi tiền mặt VNĐ và ngoại tệ.
Mua bán chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu,...).
3.2.6 Thẻ và ngân hàng điện tử
Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (visa,
master card). Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt, Phone banking. Và các hoạt động khác
Phòng Khách hàng Doanh nghiệp:
Đây là bộ phận quan trọng chịu sự điều hành trực tiếp từ giám đốc về chiến lược hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bộ phận này có nhiệm vụ trực tiếp giao
dịch với khách hàng là các doanh nghiệp, hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn,
tiến hành thẩm định, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng sau
khi cho vay, định giá trị tài sản đảm bảo khoản vay, tính toán số tiền gốc và lãi phải
thu khách hàng vào mỗi kì hạn, thu hồi nợ cho vay khi phát hiện khách hàng sử
dụng vốn sai mục đích. Đầu tư cho vay bằng VND đối với các khách hàng trong quan hệ vay vốn ngắn, trung và dài hạn, thực hiện báo cáo thống kê, xây dựng kế
hoạch vốn cho toàn chi nhánh và vạch ra kế hoạch tín dụng. Phòng Khách hàng Cá nhân:
Cũng có chức năng như Phòng Khách hàng Doanh nghiệp nhưng khách
hàng ở đay là các cá nhân, ngoài ra thực hiện chức năng huy động tiền gửi từ việc
phát hành thẻ Visa/Master, cho vay thông qua việc phát hành thẻ ATM. Phòng Thanh toán Xuất Nhập Khẩu:
Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến quá trình thanh toán XNK với các đơn vị nước ngoài bằng các phương thức thanh toán: tín dụng chứng từ, nhờ
thu, chuyển tiền… Với các công việc chủ yếu:
- Thanh toán tiền hàng cho nhà XK và đòi tiền nhà NK.
- Phát hành L/C cho nhà NK và tiếp nhận L/C từ nước ngoài chuyển đến. Phòng Kế toán:
Ghi chép toàn bộ các hoạt động phát sinh trong ngày, hạch toán kế toán
theo chế độ do Nhà nước quy định.
Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến quá trình thanh toán như thu,
chi theo yêu cầu của khách hàng. Thường xuyên kiểm tra tài khoản của khách
hàng có liên quan.
Kiểm tra việc mua sắm tài sản cho NH, đặc biệt đối với những tài sản có
giá trị lớn phải đề xuất ý kiến lên ban giám đốc.
Tổng hợp chi tiết, lên bảng cân đối và báo cáo quyết toán hằng năm với
Hội sở về hoạt động của NH.
GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân31 Phòng Nguồn vốn: có 02 quỹ tiết kiệm.
Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn dưới dạng tiền gửi tiết kiệm của dân cư và tiền gửi thanh toán dưới hình thức kỳ phiếu có kì hạn, không kì hạn, kỳ
phiếu có mục đích, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng… Phòng vi tính:
Có nhiệm vụ quản lí và bảo mật các thông tin kĩ thuật nhằm đảm bảo hệ
thống hoạt động được thông suốt. Phòng Ngân quỹ:
Thực hiện các khoản thu chi tiền mặt, bảo quản các tài sản có giá trong
kho cũng như giấy tờ thế chấp tài sản của khách hàng.
Phòng Kiểm soát Nội bộ:
Trực thuộc Phòng kiểm soát NHCTVN, thực hiện chức năng giám sát
mọi hoạt động của ngân hàng nhằm mục đích đảm bảo việc thực hiện các nguyên tắc, chế độ một cách đúng đắn, ngăn ngừa những sai phạm có thể xảy ra.
Phòng Tổ chức Hành chánh:
Thực hiện tuyển dụng, đào tạo cán bộ Công nhân viên bố trí công việc
phù hợp với năng lực và nhu cầu công việc, bảo vệ trật tự an toàn tài sản của cơ
quan, quản lí toàn bộ văn thư tài liệu mật đúng theo qui định. Các Phòng giao dịch và Điểm giao dịch:
Cũng thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, đầu tư tín dụng và thanh toán… giống như hội sở chính. Tuy nhiên, hoạt động trong phạm vi hẹp theo sự ủy quyền của Giám đốc.
3.4. BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ CƠ CẤU NHÂN SỰ
Giám đốc:
Giám đốc có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của NH hướng dẫn giám
sát việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nội dung hoạt động cấp trên đã giao. Thực
hiện các chính sách chiến lược đối với khách hàng trong việc kí kết các hợp đồng tín
dụng. Được quyền quyết định các vấn đề liên quan đến viêc tổ chức, bổ nhiệm, miễn
nhiệm, khen thưởng và kỉ luật đối với cán bộ công nhân viên của đơn vị. Phó giám đốc:
Có trách nhiệm giám sát tình hình hoạt động các đơn vị phòng ban do giám
xuyên theo dõi và phân tích tình hình tài chính, huy động vốn, đầu tư tín dụng, qua đó tham mưu cho giám đốc trong việc điều hành các mảng nghiệp vụ.
GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang33 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân 33
Sơ đồ 2 : SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CẦN THƠ
Ban Giám Đốc CN NHCT TPCT Các phòng ban Phòng Kế toán Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Ngân Quỹ Phòng Khách hàng cá nhân Phòng thông tin điện toán Phòng Quản lý rủi ro Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu Phòng Khách hàng Doanh nghiệp Quỹ tiết kiệm số 1 Quỹ tiết kiệm số 2 Quỹ tiết kiệm số 3 Các phòng giao dịch PGD Ninh Kiều PGD Phong Điền PGD Cái Tắc
Ban Kiểm Tra & Kiểm
Soát Nội Bộ Phó Giám Đốc 2 Phó Giám Đốc 3 Phó Giám Đốc 1 Tổ Thẩm Định Tổ Thu Hồi Nợ ĐGD Xuân Khánh ĐGD
3.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Tín dụng là một trong những nghiệp vụ truyền thống và tạo ra thu nhập lớn
nhất cho ngân hàng, đồng thời hổ trợ cho kinh tế địa phương phát triển bằng cách đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho doanh nghiệp và dân cư. Trong thời gian qua,
lĩnh vực hoạt động chủ yếu của VIETINBANK Cần Thơ là đầu tư cho vay, có thể xem đây là nguồn thu nhập chính của Ngân hàng. VIETINBANK Cần Thơ rất chú
trọng đến việc mở rộng hoạt động tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín
dụng. Hoạt động tín dụng có thể xem là một hoạt động có tác động sống còn đến
sự tồn tại của Ngân hàng. Vì thế, Ngân hàng đã đưa vốn đến tận tay, kịp thời và
nhanh chóng đến khách hàng của mình. Bên cạnh đó, để mở rộng thị phần và phân tán rủi ro, VIETINBANK Cần Thơ đã nhanh chóng đa dạng hóa khách hàng, đầu tư vào thành phần kinh tế tư nhân, đặc biệt là hộ kinh doanh cá thể (doanh nghiệp
vừa và nhỏ). Không chỉ dừng lại ở đa dạng hóa khách hàng, VIETINBANK Cần Thơ còn mở rộng ngành nghề kinh tế cho vay. Ngoài chế biến và xuất khẩu lương
thực, thủy sản… hiện nay còn có một số ngành nghề mới như dịch vụ ăn uống, du
lịch, văn hóa và thể dục thể thao, khoa học và công nghệ… Đặc biệt trong điều
kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu vốn của nền kinh tế là rất lớn, do đó ngân hàng phải biết nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường để không thể bỏ qua
những cơ hội đầu tư tốt. Ngoài ý nghĩa tạo ra thu nhập cho ngân hàng thì việc nâng
cao chất lượng tín dụng của ngân hàng còn góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước, giúp ích cho công cuộc Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước. Để thấy rõ
hơn kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua thông qua
GVHD: ThS. LÊ LONG HẬU Trang35 SVTH: Lê Thị Mỹ Xuân 35
Bảng 1 :TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA VIETINBANK CẦN THƠ QUA 03 NĂM
ĐVT: Triệu đồng
2007/2006 2008/2007
CHỈ TIÊU 2006 2007 2008
Chênh lệch % Chênh lệch %
Doanh số cho vay 2.753.994 2.954.140 2.991.294 200.146 7,27 37.154 1,26
Doanh số thu nợ 3,336,538 3,029,388 2.940.289 -307.150 -9,21 -89.099 -2,94 Dư nợ 711.386 636.138 687.143 -75.248 -10,58 51.005 8,02 Dư nợ bình quân 695.658 673.762 661.640,5 -21.896 -3,15 -12.121,5 -1,80 Nợ xấu 17.262 6.991 4.133 -10.271 -59.50 -2.858 -40,88 Tỉ lệ nợ xấu (%) 2,4 1,1 0,6 Hệ số thu nợ (%) 121 102,5 98,3 Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 3,33 4,5 4,45
Nhìn chung, tình hình hoạt động tín dụng của VIETINBANK Cần Thơ qua ba năm có sự thay đổi đáng kể. Do chủ trương của Ngân hàng Nhà nước không
cho các Ngân hàng thương mại nếu có thành lập Chi nhánh cấp II thì các số liệu không được chuyển giao, tập trung về Chi nhánh cấp I. Ngoài ra, năm 2006 Chi
Nhánh Trà Nóc tách ra hạch toán độc lập, trở thành Chi nhánh cấp trực thuộc NHCT VN. Chính điều đó làm cho các chỉ tiêu về hoạt động tín dụng của Chi nhánh thay đổi và cụ thể thay đổi mạnh nhất ở năm 2007.
Năm 2007 doanh số cho vay đạt 2.954.140 triệu đồng tăng 7,26% so với năm 2006. Tuy nhiên, trong năm 2007 tổng dư nợ của chi nhánh là 636.138 triệu đồng,
chứng tỏ trong năm 2007 Ngân hàng đẩy mạnh công tác thu nợ, giảm tỷ lệ nợ xấu
chuẩn bị cho tiến trình cổ phần hóa sắp tới. Cụ thể, nợ xấu trong năm 2007 là 6.991 triệu đồng giảm so với năm 2006 về số tương đối là 59,5%. Sang năm 2008,
tình hình kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến phức tạp hơn, Việt Nam phải chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, làm cho hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên với quyết tâm thu hồi những
khoản nợ quá hạn của khách hàng, nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng đã làm cho doanh số thu nợ có giảm nhưng còn kiểm soát được, tình hình trả nợ vay
biểu hiện qua doanh số thu nợ đạt 2.940.289 triệu đồng, giảm 2,94% so với năm
2007. Doanh số cho vay năm này đạt 2.991.294 triệu đồng, tăng so với năm 2007
là 37.154 triệu đồng với tỷ lệ 1,26%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến doanh số cho
vay của Ngân hàng tăng cao: do sự cố gắng của lãnh đạo và phòng tín dụng trong
việc nổ lực mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, đẩy mạnh công tác phát vay, đơn
giản hóa dần các thủ tục xin vay vốn, chịu khó tìm hiểu đối tượng và lĩnh vực cho
vay nên không chỉ giữ được khách hàng truyền thống mà còn thu hút thêm một số
khách hàng mới, khách hàng tiềm năng. Như vậy mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng ta có thể đánh giá rằng chất lượng tín dụng của Ngân hàng ngày một tốt hơn
vì Ngân hàng đang cố gắng khắc phục nợ quá hạn và đẩy mạnh công tác thu nợ.
Việc VIETINBANK Cần Thơ tách số liệu, chuyển giao các sổ sách có liên quan của các Chi nhánh cấp II không những làm cho doanh số cho vay tăng chậm,
doanh số thu nợ giảm mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến dư nợ và nợ xấu. Theo bảng
10,58%) và ở năm 2008 thì dư nợ tăng nhẹ 687.143 triệu đồng (tăng 8,02%). Dư
nợ giảm không mang ý nghĩa là hoạt động tín dụng của Chi nhánh có vấn đề mà ở đây dư nợ giảm là do kỳ hạn của mỗi hợp đồng tín dụng là khác nhau nên kỳ hạn
thu nợ cũng khác nhau, đồng thời do mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ trong năm 2008 cũng thay đổi giảm do đó dư nợ cho vay cũng biến đổi theo. Nhưng dư nợ nếu ở mức thấp sẽ không tạo được nhiều lợi nhuận cho ngân
hàng. Bên cạnh việc giảm dư nợ, chỉ tiêu nợ xấu vẫn còn tồn tại trong ba năm, theo xu hướng ngày càng tăng. Hoạt động kinh doanh ngân hàng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro, do đó khoản mục nợ quá hạn phát sinh thì cũng không đáng
ngạc nhiên. Tuy nhiên, nợ quá hạn là chỉ tiêu mà bất cứ ngân hàng thương mại nào cũng cần phải quan tâm đúng mức để có thể kiểm soát khoản mục này ở mức an
toàn. Việc nợ quá hạn của VIETINBANK Cần Thơ liên tục giảm qua ba năm: năm
2006 nợ quá hạn là 17.262 triệu đồng, năm 2007 là 6.991 triệu đồng, năm 2008 nợ
quá hạn giảm đáng kể 4.133 triệu đồng (giảm 40,88% so với năm 2007). Kết quả
trên là minh chứng cho sự cố gắng vượt bực của ngân hàng trong công tác thu hồi và đẩy lùi nợ xấu. Ngân hàng đã tìm hiểu và biết được nguyên nhân tại sao nên đã
có được những biện pháp xử lý kịp thời, giải quyết dứt điểm tình trạng nợ xấu, không để cho những khoản nợ đó kéo dài.
Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng còn được xem xét ở khía cạnh
tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Và ở đây chỉ số vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng sẽ thể hiện điều này. Chỉ số này càng cao thể hiện thời hạn thu hồi nợ vay của ngân hàng là nhanh, và hoạt động tín
dụng là hiệu quả, ngoài ra nó còn phản ánh số vốn đầu tư của ngân hàng quay vòng nhanh trong một thời kỳ nhất định. Cụ thể như năm 2006 vòng quay tín dụng
của ngân hàng là 3,33 vòng và năm 2007 là 4,5 vòng, có sự tăng lên so với năm 2006. Điều này cho thấy ngân hàng đã làm rất tốt công tác thu hồi nợ thể hiện qua
doanh số thu nợ luôn tăng. Tuy nhiên, qua bảng trên ta thấy năm 2008 vòng quay tín dụng chỉ còn 4,45 vòng, giảm nhẹ so với năm 2007 điều này chưa thể xác định
là ngân hàng hoạt động không tốt, không hiệu quả so với hai năm đầu mà là do mục tiêu của ngân hàng chuyển sang đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn cùng với
giới xảy ra trong thời gian này làm ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của ngân
hàng.
Tóm lại, qua ba năm tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng có sự thay đổi, không theo bất kỳ xu hướng tăng lên hay giảm xuống nào mà ở đây có sự
biến động tăng giảm qua các năm. Tuy nhiên sự thay đổi trên không có nghĩa là chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng bị giảm sút, mà sự thay đổi chính là do việc phân chia thị phần giữa các Chi nhánh sự ảnh hưởng của tình hình kinh tế
hiện tại mà thôi.
Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETINBANK CẦN THƠ QUA BA NĂM
ĐVT: triệu đồng 2007/2006 2008/2007 CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Số tiền (%) Số tiền (%) Tổng thu nhập 108.774 121.577 140.344 12.803 12 18.767 15 Tổng chi phí 97.520 82.981 123.463 -14.539 -15 40.482 49 Lợi nhuận 11.254 38.596 16.881 27.342 243 -21.715 -56