Phân tích ma trận SWOT

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng MHB. (Trang 25 - 26)

2.1.5.1 Cơ hội và thách thức

a/ Cơ hội

Có thể là một tình huống trong đó việc thực hiện mục tiêu, việc tiến hành hoạt động của ngân hàng có được sự tác động thuận lợi bởi một số yếu tố môi trường. Chẳng hạn như sự tăng trưởng kinh tế bền vững trên các khu vực thị trường mà ngân hàng phục vụ, hay Nhà nước cắt giảm thuế đối với lĩnh vực tài chính – ngân hàng.

b/ Thách thức

Việc thực hiện mục tiêu, việc tiến hành hoạt động của ngân hàng mà không có được sự tác động thuận lợi hay bị cản trở bởi các yếu tố môi trường chẳng hạn như: nguy cơ bị đối thủ cạnh tranh loại ra khỏi các thị trường mục tiêu, nguy cơ giảm chất lượng dịch vụ do lạc hậu về công nghệ, nguy cơ do không kiểm soát được rủi ro… Điều quan trọng cần thiết là ta không nên xem mọi thuận lợi hoặc trở ngại đều là cơ hội hoặc nguy cơ. Vì khi tiến hành chỉ ra các cơ hội hoặc nguy cơ thì rất có thể dẫn tới trường hợp sẽ có hàng trăm hay hàng ngàn cơ hội và nguy cơ. Điều đó không chỉ gây thêm chi phí cho việc phân tích mà còn làm cho ta không nhận ra những cơ hội và nguy cơ thật sự và làm trở ngại cho việc đề ra phương án chiến lược. Chính vì vậy, cần sử dụng những phương pháp thoả đáng, giới hạn, sắp xếp, trong đó chú ý đến cơ hội tốt nhất và nguy cơ xấu nhất từ đó tìm ra sự cân đối các điểm mạnh, điểm yếu về nguồn lực sao cho có lợi nhất. Thông thường, không nên quan tâm sắp xếp mức tác động cơ hội theo bậc thang: suất sắc, tốt, bình thường, thấp, và tác động nguy cơ theo thang bậc: hiểm nghèo, nguy kịch, nghiêm trọng, nhẹ...

2.1.5.2 Điểm mạnh và điểm yếu

a/ Điểm mạnh

Khi xét về một lĩnh vực, hoạt động nào đó chẳng hạn như: uy tín, vị thế, trình độ công nghệ, kỹ thuật, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao... mà ngân hàng này vượt trội hơn hẳn các NH đối thủ trong cùng địa bàn.

Có thể đưa điểm mạnh theo thang cấp bậc sau: rất mạnh, mạnh, có ưu thế

Điểm yếu của NH nó ngược lại với điểm mạnh của ngân hàng. Đối với các điểm yếu chủ yếu theo thang cấp bậc: rất yếu, yếu, kém ưu thế. Để xây dựng chiến lược thành công bao giờ nhà quản trị cũng phải phân tích chiến lược dựa trên ma trận Swot.

Ma trận Swot là sự kết hợp giữa: cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng.

Bảng 2: Bảng tóm tắt ma trận Swot Điểm mạnh: S

Liệt kê những điểm mạnh chủ yếu

Điểm yếu: W

Liệt kê những điểm yếu

Cơ hội: O

Liệt kê những cơ hội chủ yếu

Chiến lược: S-O

Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội

Chiến lược: W-O

Vượt qua các điểm yếu bằng cách tận dụng các cơ hội

Thách thức: T

Liệt kê các nguy cơ chủ yếu

Chiến lược: S-T

Sử dụng các điểm mạnh để tránh các thách thức

Chiến lược: W-T

Tối thiểu hoá các diểm yếu và tránh những thách thức

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng MHB. (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)