không còn đóng vai trò gần như tuyệt đối trong việc hướng dẫn khách hàng có nguồn tiền gửi... Tuy nhiên, do dư âm và hậu quả của cuộc chạy đua lãi suất trong những tháng đầu năm 2008 vẫn còn nên tình hình chi phí của Ngân hàng không được cải thiện nhiều, chi phí lãi suất bình quân của Ngân hàng ở mức khá cao.
4.1.4 Phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng của Ngân hàng
Trong hoạt động của Ngân hàng, lợi nhuận là thước đo hiệu quả hoạt động rõ ràng nhất. Và để đo lường được chỉ tiêu lợi nhuận thì chúng ta có thể sử dụng một số chỉ số: hệ số chênh lệch thu nhập lãi, hệ số doanh lợi, hệ số sử dụng tài sản, ROA...
Bảng 12: Một số chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Cần Thơ từ 2006-2008
ĐVT: Triệu đồng
Số tiền % Số tiền % 1. Doanh thu 90.747 116.860 162.633 26.113 28,78 45.773 39,17 2. Chi phí 70.040 89.117 137.637 19.077 27,24 48.520 54,45 3. Lợi nhuận ròng 20.707 27.743 24.996 7.036 33,98 (2.747) (9,90) 4. Thu nhập lãi ròng 33.568 43.854 35.147 10.286 30,64 (8.707) (19,85) - Thu nhập lãi 84.372 108.927 152.840 24.555 29,10 43.913 40,31 - Chi phí lãi 50.804 65.073 117.693 14.269 28,09 52.620 80,86 5. Tổng tài sản 654.580 899.858 1.124.347 245.278 37,47 224.489 24,95 Hệ số ROA 3,16 3,08 2,22 - - - - Hệ số chênh lệch thu nhập lãi (%) 5,13 4,87 3,13 - - - - Hệ số sử dụng tài sản (%) 13,86 12,99 14,46 - - - - Hệ số doanh lợi 22,82 23,74 11,07 - - - - Hệ số chi phí/thu nhập 77,18 76,26 84,63 - - - -
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của Ngân hàng)
Chỉ số 1: Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
Lợi nhuận ròng/tổng tài sản được coi là thước đo hiệu quả đầu tư của Ngân hàng hay hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản. Trong 3 năm qua, ROA của Ngân hàng giảm liên tục. Năm 2006, ROA của Ngân hàng là 3,16%, nghĩa là cứ 100 đồng tài sản sẽ tạo ra 3,85 đồng lợi nhuận. Năm 2007, chỉ đạt 3,08%, nghĩa là 100 đồng tài sản chỉ tạo được 3,08 đồng lợi nhuận, giảm 0,08 đồng so với năm 2006. Trong năm 2007, lợi nhuận của Ngân hàng tăng 33,98% , tuy nhiên tổng tài sản lại tăng với tốc độ cao hơn, tăng 37,47% so với năm 2006 làm cho hệ số ROA giảm xuống.
Và đến năm 2008, ROA lại tiếp tục giảm xuống còn 2,22%, điều này có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản sẽ tạo được 2,22 đồng lợi nhuận, giảm 0,86 đồng so với năm 2007. Trong năm này, lợi nhuận giảm 2.747 triệu đồng (tương đương 9,90%), đồng thời tổng tài sản của Ngân hàng lại tăng lên 224.498 triệu đồng (tương đương 24,95%) nên làm cho hệ số ROA giảm. Tuy có sự biến động nhưng tỷ số này vẫn ở mức tương đối tốt, nhưng Ngân hàng MHB Cần Thơ cần có kế hoạch tăng lợi nhuận nhưng kiềm chế sự gia tăng chi phí quá nhanh góp phần gia tăng lợi nhuận, cải thiện được chỉ tiêu này.
Tỷ số này cho ta biết tất cả tài sản của Ngân hàng có thể tạo ra bao nhiêu tiền lãi cho Ngân hàng. Trong tổng tài sản của Ngân hàng thì chủ yếu là hai khoản mục: cho vay và đầu tư. Hai khoản mục này đã đem lại thu nhập chính cho Ngân hàng. Theo tỷ suất thu nhập lãi, khả năng sinh lời của hai loại tài sản này mặc dù có xu hướng giảm qua các năm nhưng vẫn ở mức tương đối tốt. Với 1 đồng tài sản đưa vào hoạt động kinh doanh có thể đem về cho Ngân hàng 5,13% lợi nhuận vào năm 2006. Đến năm 2007, tỷ số này giảm xuống mức 4,87% và đến cuối năm 2007 giảm còn 3,13%. Đồng thời, con số này cũng cho ta thấy mức doanh thu từ lãi suất của Ngân hàng cao hơn mức chi lãi suất, khiến cho tỷ số này đều dương qua các năm. Ngân hàng có được tỷ suất thu nhập lãi cao như vậy đó là do hoạt động cho vay và đầu tư của Ngân hàng được thực hiện hiệu quả, đem lại thu nhập ngày càng tăng cho Ngân hàng. Nó phản ánh hiểu quả hoạt động của Ngân hàng.
Chỉ số 3: Hệ số sử dụng tài sản
Hoạt động của một NHTM là đem nguồn vốn có được đầu tư vào những loại tài sản khác nhau nhằm sinh lời. Và hệ số sử dụng tài sản sẽ cho ta biết hiệu quả của việc đầu tư này. Hệ số này của MHB Cần Thơ tăng trưởng rất khả quan qua các năm. Con số này có thể hiểu là với 1 đồng tài sản trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đem về mức doanh thu là bao nhiêu phần trăm (%). Năm 2006, hệ số này đạt 13,86%, có nghĩa là với 1 đồng tài sản trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đem về mức doanh thu là 13,86%. Đến năm 2007, chỉ số này đã bị giảm xuống còn 12,99%. Nguyên nhân chủ yếu do tốc độ tăng của doanh thu không theo kịp tốc độ tăng của tổng tài sản (tốc độ tăng của doanh thu: 28,78%; tốc độ tăng của tổng tài sản: 37,47%) làm cho hệ số sử dụng tài sản của Ngân hàng giảm đi. Tuy nhiên, đến năm 2008 thì tốc độ này lại tăng trưởng tốt hơn đạt 14,46%. Do doanh thu của Ngân hàng đạt tốc độ tăng trưởng khá tốt 39,17% cao hơn so với tốc độ tăng của tổng tài sản chỉ đạt 24,95%. Nhìn chung, chỉ số này khá cao cho thấy Ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư hợp lý làm tăng lợi nhuận của Ngân hàng.
Chỉ số 4: Hệ số doanh lợi
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng doanh thu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hay nói cách khác là lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm (%) trong cơ cấu thu nhập. Năm 2006, hệ số doanh lợi của Ngân hàng đạt 22,84%, tức là cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra được 22,84 đồng lợi nhuận. Đến năm 2007 chủ số này đạt 23,74%, tức là 100 đồng doanh thu tạo ra được 23,74 đồng lợi nhuận, tăng 0,9 đồng so với năm 2006. Do Ngân hàng hoạt động có hiệu quả nên doanh thu của Ngân hàng tăng nhanh hơn chi phí, làm cho lợi nhuận ròng của Ngân hàng tăng cao hơn tốc độ tăng của doanh thu (tốc độ tăng của lợi nhuận
ròng: 33,98%; tốc độ tăng của doanh thu: 28,78%). Đến năm 2008, hệ số doanh lợi giảm còn 11,07%, tỷ lệ tương đối thấp so với năm 2006 và năm 2007, lúc này 100 đồng doanh thu chỉ tạo ra được 11,07 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do doanh thu của Ngân hàng tăng trưởng tốt qua các năm, đặc biệt trong năm 2008 tăng 39,17% so với năm 2007, đồng thời lợi nhuận ròng của Ngân hàng giảm xuống (giảm 9,90%) so với năm 2007. Trong năm 2008, Ngân hàng đã phải tăng các khoản chi phí huy động vốn và chi trả lãi tiền đi vay. Vì vậy Ngân hàng cần có một số biện pháp để kiểm soát hai chí phí này một cách tốt hơn trong quá trình kinh doanh để mang lại lợi nhuận cao hơn nữa.
Chỉ số 5: Hệ số chi phí trên thu nhập
Chỉ tiêu này cho biết chi phí chiếm bao nhiêu phần trăm trong cơ cấu thu nhập hay chi phí phải bỏ ra cho việc đạt được 1 đồng thu nhập là bao nhiêu. Năm 2006 chỉ số này là 77,18% , đến năm 2007 chỉ số này là 76,26% (giảm 0,92%) so với năm 2006. Đến năm 2008, chỉ số này là 84,63% (tăng 8,37%) so với năm 2007. Qua 3 năm, mặc dù hệ số có nhiều biến động tăng giảm khác nhau song hệ số này vẫn còn nằm ở mức tương đối tốt chứng tỏ Ngân hàng hoạt động kinh doanh có lãi, thu luôn lớn hơn chi. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy Ngân hàng đã có những chính sách đầu tư hiệu quả, khả năng huy động vốn cũng như sử dụng để cho vay của Ngân hàng là rất tốt luôn đem lại khoản thu nhập tương đối ổn định cho Ngân hàng.
Qua việc đánh giá thu nhập, chi phí, lợi nhuận và một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, ta thấy:
+ Tổng thu và chi đều tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí tương đối cao.
+ Lợi nhuận ở mức khả quan, tuy có biến động tăng giảm trong những năm gần đây. + Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh như hệ số sử dụng tài sản thay đổi theo chiều hướng tốt, còn các chỉ tiêu khác tuy có thay đổi không không tốt lắm trong năm 2008 nhưng vẫn ở mức độ an toàn cần thiết và vẫn chứng tỏ Ngân hàng hoạt động có hiệu quả.