Phân tích tình hình chi phí

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng MHB. (Trang 45 - 50)

Chi phí là một chỉ tiêu đánh giá mức độ, hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các NHTM. Trong hoạt động kinh doanh, Ngân hàng một mặt phải đối mặt với các chủ trương hoạt động, chính sách thu hút khách hàng của các Ngân hàng đối thủ, một mặt họ phải hoàn thành các chỉ tiêu trong kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng đã đề ra. Vì vậy, nhà quản trị luôn tìm cách giảm thiểu các khoản chi phí giúp nâng cao lợi nhuận, đạt hiệu quả kinh doanh ngày càng tốt hơn.

Bảng 9: Tình hình chi phí tại Ngân hàng MHB từ năm 2006-2008

ĐVT: Triệu đồng

2007/2006 2008/2007 CHI PHÍ 2006 2007 2008

20 000 40 000 60 000 80 000 100 000 120 000 2006 2007 2008 Chi phí lãi và HĐV Chi phí nhân viên Chi DP và BH Chi khác

1.Chi phí trả lãi tiền vay và

huy động vốn 50.804 65.073 117.693 14.269 28,09 52.620 80,86

2.Chi trả phí và dịch vụ 233 128 177 (105) (45,06) 49 38,28 3.Chi phí nhân viên 4.946 6.224 5.886 1.278 25,84 (-338) (5,43) 4.Chi phí khấu hao 865 1.054 540 189 21,85 (514) (48,77) 5.Chi dự phòng và bảo

hiểm tiền gửi 6.216 9.888 8237 3.672 59,07 (1.880) (19,01)

6. Chi hoạt động khác 6.976 6.750 5.104 (1.274) (18,94) (1.646) (24,39)

TỔNG CHI 70.040 89.117 137.637 19.077 27,24 48.520 54,45

(Nguồn: Phòng Kinh doanh Ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ)

Triệu đồng

Hình 6: Tình hình chi phí của Ngân hàng MHB Cần Thơ từ 2006-2008

Nhìn chung tình hình chi phí của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Năm 2006 có tổng chi phí là 70.040 triệu đồng. Năm 2007 chi phí đã tăng lên 19.077 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ tăng là 27,24% so với năm 2006. Đến năm 2008, tổng chi phí tăng khá cao 48.520 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ tăng là 54,45% so với năm 2007. Năm 2008, do

tình trạng lạm phát tăng cao dẫn đến việc thắt chặt tiền tệ, gây khó khăn không nhỏ đến hoạt động của Ngân hàng. Ngân hàng đã phải tăng lãi suất vay nên Ngân hàng cũng phải tăng lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay quá cao khiến càng ít các doanh nghiệp vay vốn làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ngoài ra, do lãi suất tăng cao nên khả năng hoàn trả nợ của các con nợ bị giảm sút, việc thu hồi nợ khó khăn hơn, các khoản nợ xấu gia tăng làm tăng khả năng rủi ro của các Ngân hàng. Từ đó, Ngân hàng càng trở nên dè dặt trong việc cho vay vốn. tiền không được mang ra sử dụng lưu thông trở thành những khoản tiền vô ích đã góp phần làm tăng chi phí cho Ngân hàng

Tình hình cơ cấu chi phí của Ngân hàng được thể hiện qua bảng cơ cấu và biểu đồ sau:

Bảng 10: Cơ cấu tình hình chi phí của Ngân hàng MHB từ năm 2006-2008

ĐVT: Triệu đồng 2006 2007 2008 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

1.Chi phí trả lãi tiền vay và

huy động vốn 50.804 72,54 65.073 73,02 117.693 85,51

2.Chi phí nhân viên 4.946 7,06 6.224 6,98 5.886 4,28 3.Chi dự phòng và bảo hiểm

tiền gửi 6.216 8,87 9.888 11,10 8.237 5,98

4. Chi hoạt động khác 8.074 11,53 7.932 8,90 5.821 4,23

TỔNG CHI 70.040 100 89.117 100 137.637 100

(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ)

2006 72,54% 7,06% 11,53% 8,87% 8,90% 73,02% 6,98% 11,10% 85,51% 4,23% 5,98% 4,28%

2007 2008

Chi phí trả lãi tiền vay và huy động vốn

Chi phí nhân viên

Chi dự phòng và bảo hiểm tiền gửi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi hoạt động khác

Hình 7: Cơ cấu chi phí của Ngân hàng MHB từ 2006-2008

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, chi phí trả lãi vay và huy động vốn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi phí của Ngân hàng và có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2006 chi phí trả lãi vay và huy động vốn là 50.804 triệu đồng (chiếm 72,54% trên tổng chi phí). Năm 2007 chi phí chi trả là 65.073 triệu đồng (chiếm 73,02% trên tổng chi phí), tăng 14.269 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ tăng là 28,09% so với năm 2007. Và đến năm 2008, chi phí trả lãi vay và huy động vốn là 117.693 triệu đồng (chiếm 85,51% trên tổng chi phí), tăng ở mức khá cao 52.620 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ tăng là 80,86%. Mức chi trả phí này cao như vậy là do nguồn vốn Ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và dân cư không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay của Ngân hàng. Nên Ngân hàng phải đi vay nhiều hơn từ các tổ chức tín dụng để đáp ứng nhu cầu cho vay của mình với mức lãi suất cao hơn so với lãi suất huy động. Vì vậy đã đẩy chi phí Ngân hàng tăng khá cao.

Vì chi phí chi trả lãi vay và huy động vốn tăng cao nên dù các khoản mục chi phí khác có giảm qua các năm nhưng vẫn không làm giảm tổng chi phí hoạt động của Ngân hàng. Cụ thể trong năm 2008 một năm có chi phí tăng cao đáng kể nhất trong 3 năm gần đây, chi phí chi trả cho nhân viên còn 5.886 triệu đồng, đã giảm 5,43% (tương đương 338 triệu đồng); chi phí khấu hao còn 540 triệu đồng, giảm 48,77% (tương đương 514 triệu đồng); chi phí dự phòng và bảo hiểm tiền gửi còn 8.237 triệu đồng, giảm 19,01% (tương đương 1.880 triệu đồng); chi hoạt động khác còn 5.104 triệu đồng, giảm 24,39% (tương đương với 1.646 triệu đồng) so với chi phí cùng kỳ năm 2007. Tổng các khoản mục chi phí này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng từ 14% - 28%) trong tổng chi phí nên vẫn không bù đắp đủ phần chi phí tăng cao của khoản mục chi phí chi trả lãi vay và huy động vốn.

Tóm lại, mặc dù Ngân hàng đã thực hiện các chính sách tiết kiệm, giảm thiểu các chi phí hoạt động của Ngân hàng đạt hiệu quả tương đối tốt. Nhưng do khoản mục chi trả lãi

vay và huy động vốn là khoản mục bắt buộc để duy trì hoạt động của Ngân hàng. Và khoản mục này ngoài chịu ảnh hưởng của chính sách thu hút khách hàng của Ngân hàng, nó còn chịu sự tác động của chính sách lãi suất thu hút khách hàng của các Ngân hàng đối thủ trên cùng địa bàn. Nhất là trong thời kỳ khủng hoảng tài chính nên việc tăng chi phí hoạt động của Ngân hàng là điều khó tránh khỏi.

 Phân tích chi phí dựa vào lãi suất bình quân đầu vào

Đây là phương pháp phổ biến nhất để tính chi phí vốn của ngân hàng. Phương pháp này chú trọng vào cơ cấu hỗn hợp các nguồn vốn mà ngân hàng đã huy động trong quá khứ và xem xét cẩn thận mức lãi suất mà thị trường đòi hỏi ngân hàng phải trả cho nguồn vốn đi huy động . Phương pháp này có ích cho Ngân hàng trong việc theo dõi động thái của chi phí huy động vốn theo thời gian và mức chi phí lãi suất bình quân cung cấp một chuẩn mực tương đối cho việc ra quyết định nên cho vay và đầu tư như thế nào.

Bảng 11: Tình hình lãi suất bình quân đầu vào của Ngân hàng

ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007 so với 2006 2008 so với 2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % - Chi trả lãi 50.804 65.073 117.693 14.269 28,09 52.620 80,86 - Tổng vốn huy động 644.473 874.236 1.083.638 229.763 35,65 209.402 23,95 Lãi suất bình quân đầu vào (%) 7,88 7,44 10,86 (0,44) (5,58) 3,42 45,97

(Nguồn: Phòng Nguồn vốn Ngân hàng MHB – chi nhánh Cần Thơ)

Qua bảng số liệu tổng hợp trên ta thấy, chi phí huy động vốn liên tục biến động qua các năm. Năm 2006, lãi suất bình quân đầu vào của ngân hàng là 7,88%. Đến năm 2007, lãi suất bình quân đầu vào còn 7,44%, giảm 0,44% so với năm 2006. Nguyên nhân của việc giảm lãi suất này là do tốc độ tăng của tổng nguồn vốn huy động (tăng 28,09%) cao hơn tốc độ tăng của chi phí trả lãi (tăng 35,65%). Và đến năm 2008, tốc độ tăng chi phí lãi ở mức khá cao 80,86%, trong khi tốc độ tăng của vốn huy động chỉ còn 23,95%. Do đó đã làm cho lãi suất bình quân đầu vào tăng khá cao, đạt 10,86% tăng 3,42% (tương đương với tốc độ tăng là 45,97%) so với năm 2007.

Năm 2008 đánh dấu một năm đầy khó khăn đối với hầu hết các ngân hàng, Ngân hàng phải đối mặt với các chính sách tiền tệ nhằm giảm lượng tiền thừa trong lưu thông, kiềm chế lạm phát tăng cao. Và trãi qua những tháng ngày (đặc biệt là trong tháng 2, tháng 3) cực kỳ khó khăn về thanh khoản và luôn nằm trong tình trạng “nguy cơ”. Chiến dịch cạnh tranh lãi suất của các Ngân hàng giai đoạn này cực kỳ gay gắt. Có ngân hàng đẩy lãi suất tiền gửi lên đến 19%/năm và lãi suất lúc này không chỉ là vấn đề trên thị trường giữa ngân hàng và khách hàng mà nó còn diễn ra không kém phần quyết liệt chính giữa các ngân hàng với nhau. Cho đến những tháng cuối năm 2008, tình hình kinh tế có dấu hiệu khả quan hơn, xuất phát từ những chính sách nới lỏng tiền tệ của NHNN, tình trạng lạm phát

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng MHB. (Trang 45 - 50)