4.2.2.1 Cơ hội
Quá trình hội nhập của nền kinh tế nước ta nói chung và của thành phố Cần Thơ nói riêng cũng là một trong những cơ hội lớn đối với Ngân hàng. Chúng ta biết rằng kết quả của quá trình hội nhập quốc tế mang lại là rất lớn cụ thể như:
- Thứ nhất, hội nhập quốc tế mở ra cơ hội để trao đổi, hợp tác trong lĩnh vực Ngân hàng của Chi nhánh, có điều kiện khai thác các Ngân hàng nước ngoài về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đào tạo….
- Thứ hai, nhờ sự xuất hiện ngày càng nhiều Ngân hàng nước ngoài trên địa bàn buộc Chi nhánh Ngân hàng phải tăng cường năng lực cạnh tranh của mình bằng cách phải tự nâng cao trình độ quản lý, điều hành, phát triển và mở rộng các hoạt động, dịch vụ, sản phẩm... Từ đó, góp phần hạn chế rủi ro và tối đa hoá lợi nhuận cho Ngân hàng.
- Thứ ba là cũng chính quá trình mở cửa hội nhập mà chi nhánh Ngân hàng có điều kiện tiếp cận sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật, tư vấn, đào tạo thông qua các hình thức liên doanh, liên kết với các Ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế.
Ngân hàng có một địa bàn hoạt động rộng lớn, bao gồm quận Ninh Kiều và một số quận lân cận như quận Cái Răng, quận Bình Thủy... Những khu vực này rất đông dân cư và tập trung đa phần các loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh như: sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm; kinh doanh, mua bán xe; kinh doanh loại hình khách sạn... Cho nên nhu cầu vay vốn và sử dụng các dịch của Ngân hàng là rất lớn.
Dự án cầu Cần Thơ sắp hoàn thành, tình trạng giao thông được cải thiện rất nhiều. Đây là cơ hội giúp thu hút đầu tư, phát triển nền kinh tế của thành phố. Và là cơ hội cho hoạt động huy động vốn và cho vay của Ngân hàng.
4.2.2.2 Thách thức
Trước những biến động bất thường của nền kinh tế về giá cả như: sự biến động về giá vàng, giá đất hay tỷ giá ngoại tệ... và về các dịch bệnh, thiên tai cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động và chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
Quá trình hội nhập cũng mang đến cho Ngân hàng rất nhiều thách thức, khi các qui định về các tổ chức tài chính được nới lỏng sẽ làm xuất hiện ngày một nhiều Ngân hàng trong và ngoài nước trên địa bàn. Lúc này sẽ làm cho sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày một khốc liệt hơn bởi sự tranh giành thị phần. Từ đó, làm cho lợi nhuận của Ngân hàng sẽ bị giảm nếu như Ngân hàng không có khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng đó.
Trong nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh là luôn là vấn đề nóng bỏng và thu hút được sự quan tâm nhiều nhất của các nhà lãnh đạo. Và Ngân hàng MHB cũng không ngoại lệ, Ngân hàng phải luôn phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức từ các Ngân hàng đối thủ lớn trên cũng địa bàn như: Ngân hàng Vietcombank; Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn; ngân hàng Á Châu; ngân hàng BIDV...
Những rủi ro trong hoạt động cho vay cũng là một trong những thách thức lớn đối với Ngân hàng.
Ngân hàng hiện tại cũng phải đối mặt với nhiều thách thức từ chính Ngân hàng như: - Hạ tầng công nghệ Ngân hàng và hệ thống thanh toán lạc hậu, có nguy cơ tụt hậu so với các NHTM cổ phần, Ngân hàng nước ngoài, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng phục vụ.
- Thiếu tương thích giữa trình độ công nghệ thông tin và trình độ chuyên môn nghiệp vụ Ngân hàng.
- Sản phẩm dịch vụ còn đơn điệu, tính tiện ích chưa cao
Mặc dù trình độ chuyên môn và trình độ quản lý được nâng lên đáng kể nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của Ngân hàng trong địa bàn thành phố chưa cao. Ngân hàng chưa thực sự hoạt động hết công suất vốn có của mình.