Hình 2: Sơđồ cơ cấu tổ chức của Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh Kiên Giang
3.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban. 3.2.2.1.Ban giám đốc. 3.2.2.1.Ban giám đốc.
Giám đốc là người đại diện cho Quỹ, trực tiếp chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo luật doanh nghiệp nhà nước và luật các tổ chức tín dụng.
3.2.2.2.Phòng kinh doanh.
Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng theo phạm vi được phân công theo đúng pháp quy và các quy trình tín dụng. Thực hiện các biện pháp phát triển tín dụng, đảm bảo an toàn, góp phần phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả tín dụng của toàn chi nhánh.
Tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng văn bản hướng dẫn chính sách phát triển khách hàng, quy trình tín dụng phù hợp với điều kiện của chi nhánh, đề xuất hạn mức tín dụng đối với từng khách hàng, xếp loại khách hàng, xác định tài sản đảm bảo nợ vay (tính pháp lý, định giá…).
Chịu trách nhiệm Marketing tín dụng như: thiết lập, mở rộng, phát triển hệ thống khách hàng, giới thiệu bán các sản phẩm tín dụng dịch vụ cho khách hàng, tiếp nhận yêu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng…
Tư vấn cho khách hàng sử dụng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ, và các vấn đề khác có liên quan; phổ biến hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về các quy định, quy trình tín dụng, dịch vụ của ngân hàng.
Giám đốc
Phòng hành chính
Quản lý hồ sơ tín dụng theo quy định; tổng hợp, phân tích, quản lý thông tin và lập các báo cáo về công tác tín dụng theo phạm vi Phòng được phân công.
Phối hợp với các phòng khác theo quy trình tín dụng; tham gia đóng góp ý kiến và chịu trách nhiệm ý kiến về quy trình tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro theo chức năng, nhiệm vụ phòng.
3.2.2.3.Phòng kế toán.
Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp và chế độ báo cáo kế toán, theo dõi quản lý tài sản, vốn, quỹ của chi nhánh.
Thực hiện công tác hậu kiểm đối với toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh; thực hiện việc kiểm soát, lưu trữ, bảo quản, bảo mật các loại chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định của Nhà nước.
Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính thông qua công tác lập kế hoạch tài chính, tài sản của chi nhánh; theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, phân tích, đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động để phục vụ cho quản trị điều hành kinh doanh của lãnh đạo.
Tham mưu với Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ
kế toán, xây dựng chế độ quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, nộp thuế, trích lập quản lý và sử dụng các quỹ, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và
đúng chếđộ của Nhà nước.
Chịu trách nhiệm về tính chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực của số
liệu kế toán, của báo cáo tài chính, đảm bảo an toàn tài sản, tiền vốn của ngân hàng và khách hàng qua công tác hậu kiểm và kiểm tra chếđộ kế toán, chếđộ tài chính của đơn vị trong chi nhánh.
3.2.2.4.Phòng hành chính.
Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao
động; theo dõi thực hiện nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể, thực hiện kế hoạch đào tạo và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực; đảm bảo nhu cầu phát triển của chi nhánh theo quy định.
Tham mưu với Giám đốc chi nhánh về xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với hoạt động và điều kiện cụ thể của chi nhánh.
Trực tiếp thực hiện công tác quản lý hành chánh văn phòng theo đúng quy định.
Thực hiện các công tác hậu cần và chịu trách nhiệm đảm bảo điều kiện vật chất, đảm bảo an ninh cho hoạt động của chi nhánh, đảm bảo điều kiện làm việc và an toàn lao động của cán bộ công nhân viên; trực tiếp quản lý, mua sắm bảo quản tài sản đảm bảo sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm.
3.3.Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh Kiên Giang qua 3 năm 2006 - 2008. chi nhánh Kiên Giang qua 3 năm 2006 - 2008.
Những năm qua, trong bối cảnh tình hình kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng còn gặp nhiều khó khăn do thiên tai, ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh Kiên Giang. Song với định hướng chiến lược, sự cố gắng của toàn thể cán bộ, nhân viên của Quỹ, Quỹ vẫn đạt được những kết quả rất khả quan. Góp phần tích cực vào thành quả chung của toàn hệ thống và sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà. Kết quả hoạt động kinh doanh của quỹ được thể hiện bằng bảng dưới đây: Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA QUỸ NĂM 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng So sánh Năm 2007 so với năm 2006 Năm 2008 so với năm 2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Doanh thu 20.667 22.088 29687 1.421 6,9 7.599 34,4 Chi phí 18.455 18.775 24.620 320 1,7 5.845 31,1 Lợi nhuận 2.212 3.313 5.067 1.101 49,8 1.754 52,9
Nguồn: phòng kinh doanh
Lợi nhuận của Quỹ tăng tương đối khá qua 3 năm. Cụ thể năm 2007 lợi nhuận là 2.212 triệu đồng, năm 2007 lợi nhuận đạt 3.313 triệu đồng tức là tăng 1.101
doanh thu (6,9%) lớn hơn tốc độ tăng của chi phí (1,7%). Nếu chỉ nhìn vào số
tương đối thì ta thấy tốc độ tăng không đáng kể. Tuy nhiên khi nhìn vào số tuyệt
đối thì ta thấy tốc độ tăng khá mạnh. Có được kết quảđó là do năm 2007 Quỹđã có những biện pháp để tăng nguồn vốn huy động. Đến năm 2008 lợi nhuận đạt 5.067 triệu đồng tăng 1.754 triệu đồng tương đương 52,9% so với năm 2007.
Đây là mức tăng trưởng khá cao, có được kết quả trên là nhờ sự nỗ lực của Quỹ
trong hoạt động tín dụng.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Quỹ:
0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 2006 2007 2008 Năm Triệu Đồng Doanh thu Chi phí Lợi nhuận
Hình 3: Đồ thị kết quả hoạt động kinh doanh của Quỹ qua 3 năm 2006 – 2008
Dựa vào đồ thị ta có thể thấy, doanh thu chi phí lợi nhuận của Quỹ tăng qua các năm. Nhưng tốc độ của doanh thu đều lớn hơn tốc độ của chi phí do đó lợi nhuận đều tăng. Điều đáng quan tâm là làm sao cho lợi nhuận tăng đến mức tối
đa trong khi chi phí ở mức nhỏ nhất mà vẫn không sảy ra rủi ro tín dụng.
Nhìn chung, lợi nhuận của Quỹ đều tăng qua các năm đó là điều đáng mừng,
CHƯƠNG 4:
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI QUỸ TÍN DỤNG TRUNG ƯƠNG CHI NHÁNH KIÊN GIANG 2006-2008
4.1.Phân tích tình hình nguồn vốn của chi nhánh.
Trong hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng thì nguồn vốn nói chung không những giữ vai trò quan trọng mà còn mang tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Muốn hoạt động có hiệu quả Quỹ tín dụng phải biết tự chăm lo về nguồn vốn. Nguồn vốn hoạt động của Quỹ tín dụng chủ yếu từ 2 nguồn: vốn điều chuyển từ Hội sở chính và vốn huy động tại chỗ.
Đối với nguồn vốn điều chuyển, do hoạt động của Quỹ tín dụng chủ yếu là huy động và cho vay nên việc đảm bảo khả năng chi trả là một trong các mục tiêu quan trọng hàng đầu trong hoạt động của bất kỳ Quỹ tín dụng nào. Hơn nữa, nguồn vốn đầu tư cho tín dụng thường chiếm tỷ lệ cao, đôi khi có những biến
động về nhu cầu rút vốn, vượt quá khả năng cân đối vốn của chi nhánh, nếu không có sự hỗ trợ bên ngoài, chi nhánh sẽ lâm vào tình trạng khó khăn trong thanh toán, dẫn đến gây mất lòng tin nơi khách hàng và đưa các ngân hàng đến bờ vực thẳm của sự phá sản, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của toàn hệ thống hoặc chi nhánh phải tìm biện pháp vay ngoài với lãi suất cao, điều đó sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Quỹ tín dụng. Với sự có mặt của ngân hàng Trung Ương, trong trường hợp thừa vốn hay thiếu vốn, chi nhánh luôn nhận được sự hỗ trợ của ngân hàng Trung Ương với vai trò điều hoà vốn nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho toàn hệ thống, giữ vững uy tín trước khách hàng gửi tiền. Chính vì vậy, nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng Trung
Ương đến các chi nhánh là rất cần thiết, nó góp phần giúp cho hoạt động của chi nhánh ngày càng ổn định và phát triển.
Bên cạnh nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên, nguồn vốn huy động
được xem là nguồn vốn chủ yếu của Quỹ tín dụng. Vì vậy, ngân hàng cần tích cực trong hoạt động này để tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, nhằm
Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA QUỸ NĂM 2006 - 2008 ĐVT: triệu đồng So sánh 2006 2007 2008 2007 so với 2006 2008 so v2007 ới Chỉ tiêu Số tiền trTọỷng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Vốn huy động 59.311 46,1 87.630 45,1 168.357 64,2 28.319 47,7 80.727 92,1 Vốn điều chuyển 69.369 53,9106.616 54,9 94.005 35,8 37.247 53,7 -12.611 -11,8 Tổng 128.680 100194.246 100,0262.362 100,0 65.566 51,0 68.116 35,1
Nguồn: Phòng kinh doanh
Qua số liệu trên cho thấy, tổng nguồn vốn hoạt động của chi nhánh tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2007 so với năm 2006 tăng 51%, số tuyệt đối là 65.566 triệu đồng, năm 2008 so với năm 2007 tăng 35,1%, số tuyệt đối là 68.116 triệu
đồng. Điều đó cho thấy rằng hoạt động của chi nhánh ngày càng mạnh lên, tăng trưởng liên tục. Khách hàng tìm đến chi nhánh ngày càng nhiều, hoạt động tín dụng của chi nhánh cũng vì thế mà tăng cao, đòi hỏi ngân hàng phải gia tăng nguồn vốn đểđáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Trong tổng nguồn vốn ta thấy nguồn vốn huy động tăng qua các năm. Năm 2007 tăng so với 2006 là 47,7% số tuyệt đối là 28.319 triệu đồng. Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 92,1% số tuyệt đối là 80.727 triệu đồng. Điều đó cho thấy chi nhánh ngày càng chủ động được nguồn vốn cho vay hơn. Lượng vốn ngày càng
được đảm bảo hỗ trợ kịp thời vốn cho cá nhân và các tổ chức kinh tế, tạo dựng
được vị thế trên địa bàn.
Bên cạnh nguồn vốn huy động, chi nhánh vẫn cần những nguồn vốn điều chuyển từ Trung Ương để đảm bảo cho khả năng chi trả và thanh toán của chi nhánh trong những điều kiện cấp thiết. Qua bảng số liệu trên ta thấy, lượng vốn
điều chuyển của chi nhánh có su hướng giảm năm 2007 so với năm 2006 tăng 53.7% tương đương 37.247 triệu đồng, năm 2008 so với năm 2007 giảm 11.8% tương đương 12.610 triệu đồng. Điều đó chứng tỏ chi nhánh ngày càng chủđộng
được nguồn vốn hơn. Hạn chế vay từ Trung ương góp phần làm tăng lợi nhuận của chi nhánh do lãi suất điều chuyển từ trung ương cao hơn lãi suất huy động của chi nhánh.
Nhìn chung, tình hình nguồn vốn của chi nhánh rất khả quan. Điều đó đã nói lên công tác tạo lập nguồn vốn của chi nhánh đủ mạnh và ngày càng phát triển, làm tăng khả năng cạnh tranh trên địa bàn, từng bước tạo uy tín đối với khách hàng.
4.2.Phân tích tình hình huy động vốn của chi nhánh.
Với phương châm hoạt động của Quỹ là “đi vay để cho vay”, hoạt động huy
động vốn và tín dụng được xem là hai hoạt động chủ yếu của Quỹ tín dụng. Thông qua hoạt động huy động vốn, Quỹ tín dụng tạo được nguồn vốn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng đồng thời thực hiện chức năng trung gian thu hút mọi khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư gửi tiền vào Quỹ tín dụng để tiết kiệm và kiếm lời, chính nguồn vốn này cũng hỗ trợ cho nền kinh tế
phát triển.
Để hoạt động huy động vốn ngày càng phát triển mạnh, Quỹ tín dụng đã có những biện pháp hữu hiệu để thu hút vốn và mở rộng đầu tư bằng những chính sách huy động vốn hấp dẫn như: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng… Bên cạnh đó, các hình thức trả lãi trước, trả lãi sau với các mức lãi suất khác nhau tạo nên mức lãi suất bình quân đầu vào có tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên khi cần thiết Quỹ tín dụng phải điều chỉnh mức lãi suất phù hợp theo mặt bằng lãi suất của thị trường để giữđược nguồn vốn ổn định.
4.2.1.Tình hình huy động vốn theo thời hạn.
Nhưđã trình bày ở trên và theo bảng số liệu về tình hình huy động vốn theo thời hạn, chi nhánh đã thu được những kết quả rất khả quan, số dư huy động vốn tăng qua các năm: năm 2007 vốn huy động tăng 28.319 triệu đồng tương đương với 47,7% so với năm 2006 và năm 2008 tiếp tục tăng cao 87.567 triệu đồng so với năm 2007 tương đương 99.9%.
Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN THEO THỜI HẠN CỦA QUỸ NĂM 2006 - 2008 ĐVT: triệu đồng So sánh 2006 2007 2008 2007 so với 2006 2008 so v2007 ới Chỉ tiêu Số tiền trTọỷng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Không kỳ hạn 3.561 6,0 1.655 1,9 2.271 1,3 -1.906 -53,5 616 37,2 Ngắn hạn 15.366 25,9 22.206 25,3 15.280 8,7 6.840 44,5 -6.926 -31,2 Trung-dài hạn 40.384 68,1 63.769 72,8 157.646 90,0 23.385 57,9 93.877 147,2 Tổng 59.311 100 87.630 100 175.197 100 28.319 47,7 87.567 99,9
Nguồn: Phòng Kinh doanh
0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 180.000 200.000 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng Không kỳ hạn Ngắn hạn Trung-dài hạn Tổng Hình 4 : Đồ thị tình hình huy động vốn theo thời hạn
Với kết quả đạt được ở trên là do ngoài những chính sách lãi suất huy động cạnh tranh, chính sách khuyến mãi của chi nhánh còn có sự đóng góp đáng kể của cán bộ công nhân viên. Đó là cung cách phục vụ tận tình, nhanh chóng và chính xác nên không những khiến cho khách hàng cảm thấy thoải mái mà còn tạo
được lòng tin nơi khách hàng. Bên cạnh đó, khách hàng cũng nhận được nhiều tiện ích mà Quỹ tín dụng cung cấp nên số lượng khách hàng đến với Quỹ tín dụng ngày càng nhiều hơn. Mặt khác, với tình hình phát triển của tỉnh nhà ngày
càng thu hút các doanh nghiệp ngoài tỉnh đến đầu tư. Điều này cũng đã tạo những cơ hội không nhỏ cho hoạt động huy động vốn của Quỹ tín dụng. Sự ổn
định của tỉ giá ngoại tệ cũng góp phần trong việc thu hút khách hàng gửi tiền vào Quỹ.
* Đối với huy động vốn không kỳ hạn.
Tình hình huy động vốn đối với Quỹ tín dụng cơ sở, tổ chức kinh tế và dân cư, năm 2007 so với năm 2006 giảm 53,5% số tuyệt đối 1.906 triệu đồng, số dư
giảm như vậy là do năm 2007 tình hình lạm phát diễn biến bất thường, lòng tin của khách hàng vào ngân hàng nói chung và Quỹ tín dụng Trung ương chi nhánh Kiên Giang nói chung thấp, khách hàng không dám gửi tiền nhiều vào Quỹ tín dụng. Đến năm 2008, tình hình ổn định trở lại khách hàng dần gửi tiền vào Quỹ
tín dụng, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 37,2% tương đương 616 triệu đồng. * Đối với huy động vốn ngắn hạn.
Đối với tình hình huy động vốn ngắn hạn, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 44,5% số tuyệt đối là 6.840 triệu đồng. Nhưng đến năm 2008, lượng vốn huy