Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro trong công tác cho

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng của quỹ tín dụng Kiên Giang (Trang 67 - 71)

cho vay.

5.3.2.1.Nghiên cứu và nhận định đầy đủ về khách hàng.

Trong hoạt động tín dụng để có một khoản cho vay lành mạnh, có chất lượng thì Quỹ tín dụng phải thường xuyên phân tích, đánh giá các hoạt động của khách hàng vay vốn và những yếu tố có liên quan đến việc cấp tín dụng. Việc nghiên cứu nhận định về khách hàng vay vốn thường được hướng vào một số mặt sau:

* Nghiên cứu năng lực pháp luật, năng lực hành vi nhân sự của khách hàng: Năng lực pháp luật, năng lực hành vi nhân sự của khách hàng thể hiện tư cách vay vốn về mặt pháp lý của khách hàng. Đồng thời, đây cũng là điều kiện tiên quyết để Quỹ tín dụng xem xét cho vay và nhằm xác định trách nhiệm của khách hàng trước pháp luật về mặt hoàn trả nợ vay đối với Quỹ tín dụng.

Để làm sáng tỏ năng lực pháp luật, năng lực hành vi nhân sự của khách hàng vay vốn, Quỹ tín dụng cần căn cứ vào từng loại hình khách hàng, tiến hành xem xét, kiểm tra thông qua hồ sơ pháp lý của khách hàng gửi đến. Nếu khách hàng là doanh nghiệp thì cần phải xem xét quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập của cấp có thẩm quyền, giấy chứng nhận đang kí kinh doanh, quyết định bổ

nhiệm lãnh đạo hay những tài liệu chứng minh quyền điều hành hợp pháp khác theo quy định của pháp luật, điều lệ hoạt động… đối với các nhân vay vốn phải

đủ 18 tuổi trở lên, đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi nhân sự, các căn cứđể

xác định nhân thân của cá nhân đó như: Hộ khẩu thường trú, chứng minh nhân dân…

Tiềm lực tài chính của khách hàng vay vốn rất quan trọng. Đối với khách hàng

đó là cơ sởđảm bảo tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Nó đảm bảo khả năng hoàn trả các khoản nợ vay trong tương lai…Đối với quỹ tín dụng: Nhân dân nó cũng là căn cứ quan trọng để Quỹ tín dụng xem xét có cho vay hay không? Mức cho vay bao nhiêu? Cho vay có cần thêm điều kiện gì không?

Nghiên cứu khả năng tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn thực chất là Quỹ tín dụng phải đi vào phân tích đánh giá các mặt sau: Quy mô hoạt

động, năng lực kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính, tình hình và khả năng thanh toán, thực trạng con nợ.

* Năng lực và phẩm chất của người điều hành các pháp nhân, doanh nghiệp tư

nhân.

Việc đánh giá năng lực và phẩm chất của người điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường thông qua: Xem xét năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức, quản lý và điều hành, uy tín, tư cách đạo đức người lãnh đạo. Xem xét năng lực quản lý, phẩm chất của người vay vốn chủ yếu thông qua quan sát hoạt động của người vay trong một thời gian nhất định và dựa trên cơ sở: Các quyết định của người vay trong việc điều hành và quản lý, cách thức giải quyết khó khăn của họ

như thế nào? Lợi nhuận gia tăng về tài chính của họ ra sao? * Năng lực kinh doanh của khách hàng.

Để đánh giá năng lực kinh doanh của khách hàng trên thực tế thông qua việc xem xét:

+ Chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm của khách hàng.

+ Khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh, bố trí mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ hợp lý hay không hợp lý? Khả năng sinh lời trong kinh doanh.

+ Khả năng nắm bắt các thời cơ, cơ hội kiếm lời. + Khả năng dự báo, dựđoán của khách hàng

+ Khả năng ứng phó với những biến động, những thay đổi của thị trường, của nền kinh tế…

Qua đó kết hợp với những thành công, những kết quả kinh doanh trong quá khứ và hiện tại của khách hàng để đưa ra được nhận định chính xác về năng lực kinh doanh của khách hàng.

5.3.2.2.Phân tán rủi ro.

Phân tán rủi ro của Quỹ tín dụng nhân dân là việc phân chia các nguy cơ

thua lỗ, bằng cách phân chia các khoản tín dụng vào nhiều dự án hoặc nhiều chủ

thể vay, tránh tập trung vốn cho vay vào một khách hàng. Tổng dư nợ cho vay của Quỹ tín dụng không được vượt quá 15% vốn tự có. Ngoài ra, chúng ta đã biết thông thường một khoản tín dụng có khả năng sinh lời cao thường có thể xảy ra rủi ro cao và ngược lại. Khả năng sinh lời và rủi ro thể hiện trên các khía cạnh như: Lĩnh vực đầu tư, loại tín dụng, thời hạn cấp tín dụng.

Bởi vậy, để thực hiện phân tán rủi ro, Quỹ tín dụng còn phải căn cứ vào từng thời kỳ xây dựng cho mình một chính sách tín dụng có sự đa dạng hóa. Đa dạng hóa về khách hàng, đa dạng hóa về lĩnh vực cho vay, thời hạn cho vay, đa dạng hóa về nghiệp vụ cấp tín dụng nhằm phân tán rủi ro.

5.3.2.3.Nghiên cứu và hình thành các đảm bảo tín dụng chắc chắn.

Đối với Quỹ tín dụng nhân dân, mục đích của việc thiết lập các hình thức

đảm bảo tín dụng đối với khách hàng vay vốn là để đề phòng, ngăn ngừa và hạn chế rủi ro có thể sảy ra trong hoạt động tín dụng. Bởi vì đảm bảo tín dụng chính là những yêu cầu đặt ra cho Quỹ tín dụng có khả năng thỏa mãn một số đòi hỏi nhất định nếu khách hàng vay vốn của Quỹ tín dụng không trả được nợ gốc và lãi.

Hiện nay Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay bằng tài sản và đảm bảo tiền vay trong trường hợp không có đảm bảo băng tài sản. Quy định như sau:

- Thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản thông qua:

+Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay vốn.

+Bảo lãnh tài sản của bên thứ ba.

+Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.

Trường hợp thứ ba được áp dụng trong cho vay trung và dài hạn với các dự án

đầu tư kinh doanh, dịch vụ, đời sống, nếu khách hàng vay và tài sản hình thành từ vốn vay đáp ứng đủ các điều kiện theo luật định.

- Thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay trong trường hợp không có đảm bảo bằng tài sản thông qua:

+Quỹ tín dụng cho vay chủ động xem xét, tự lựa chọn khách hàng để

cho vay không đảm bảo tài sản.

+Đảm bảo bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội.

Khi phát sinh nhu cầu cần thiết phải lập đảm bảo tín dụng chắc chắn, có hiệu quả trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro, Quỹ tín dụng cần phải chú ý:

+Việc lựa chọn phải đảm bảo phù hợp với tính chất của khoản vay.

+Khi sử dụng hình thức đảm bảo bằng tài sản, Quỹ tín dụng cần phải xem xét kỹ lưỡng:

• Các điều kiện của tài sản đảm bảo.

• Việc chuyể giao và quản lý tài sản.

• Ngoài ra còn phải xem xét kỹ những thỏa thuận cam kết ràng buộc trong hợp đồng đảm bảo.

+ Trong trường hợp sử dụng hình thức đảm bảo tiền vay bằng hình thức bảo lãnh. Quỹ tín dụng cần phải xem xét kỹ:

• Năng lực pháp luật và hành vi năng lực dân sự của người bảo lãnh.

• Năng lực tài chính của người bảo lãnh.

• Đặc biệt phân tích kỹ khả năng sẵn sàng thanh toán nợ của người bảo lãnh khi mà người vay không làm tròn được nghĩa vụ trả nợ như đã cam kết với Quỹ tín dụng.

5.3.2.4.Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý.

Bất cứ một quỹ tín dụng nào muốn tồn tại và phát triển đều cần phải xây dựng cho mình một chính sách tín dụng riêng, thích hợp với tình hình thực tế, có chất lượng cao. Đó là một hệ thống các biện pháp có liên quan đến việc khuyếch trương, mở rộng hay hạn chế tín dụng đểđạt được mục tiêu đã hoạch định trong từng thời kỳ của Quỹ tín dụng nhằm hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn trong kinh doanh, tương trợ, hỗ trợ và phát triển cộng đồng. Hội đồng quản trị và điều hành Quỹ tín dụng ngoài việc dựa vào các yếu tố như thực trạng về nguồn vốn của minh, khả năng và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên… còn phải nghiên cứu, nắm bắt các điều kiện về môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn hoạt

động cũng như trong cả nước; tình hình tài chính tiền tệ, nhu cầu vay vốn ở khu vực hoạt động… bởi đó chính là cơ sở những yếu tố quan trọng hình thành nên

chính sách tín dung. Vì vậy để xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý cần phải dựa vào các cơ sở sau đây:

- Xem xét mức độ tăng trưởng của ngành kinh tế và của nền kinh tế. - Nghiên cứu những diễn biến, biến động của thị trường tài chính. - Nghiên cứu các chính sách tiền tệ và tài chính của nhà nước.

- Dự báo, dựđoán về các hiện tượng kinh tế như: Thu nhập quốc dân, lạm phát, giá cả hàng hóa, giá vàng, ngoại tệ, thị trường xuất – nhập khẩu…

5.3.2.5.Thông tin rủi ro về khách hàng.

Rủi ro trong tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân có thể là do khách hàng vay vốn đem lại, có thể do những nguyên nhân chung hay cũng có thể do chủ

quan của bản thân Quỹ tín dụng. Để phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt

động của Quỹ tín dụng bên cạnh những biện pháp kể trên Quỹ tín dụng cần phải: - Thường xuyên thu thập những thông tin rủi ro về khách hàng, về khoản cho vay. Việc tổ chức thu thập thông tin trên thực tế có thể được quỹ tín dụng tiến hành thường xuyên và có thể thông qua rất nhiều cách, chẳng hạn như: Điều tra trực tiếp qua nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của người vay, điều tra qua các khách hàng, điều tra qua các bạn hàng của người vay, điều tra thông qua trực tiếp phỏng vấn, thương thảo với khách hàng vay vốn… đặc biệt điều tra qua các thành viên của Quỹ tín dụng, các tổ chức chính quyền địa phương, các tổ chức

đoàn thể, tổ chức xã hội…

- Trên cơ sở đó, tiến hành phân tích đánh giá mức độ, khả năng rủi ro để

có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời. Để thuận lợi cho quá trình phân tích đánh giá và đưa ra các quyết định chính xác, nhân viên Quỹ tín dụng cần lưu ý rằng các thông tin mà mình thu thập được phải có tính đầy đủ, kịp thời và có chất lượng. Do đó trước khi đi vào phân tích cần phải có sự sàng lọc thông tin. Những thông tin dư, những thông tin nhiễu cần phải được loại bỏ. Đồng thời những thông tin chưa chắc chắn cần phải được xác minh, thẩm định rõ ràng.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng của quỹ tín dụng Kiên Giang (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)